Một người gốc Việt được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ New Zealand
Ông Mitchell Phạm, một người gốc Việt, vừa được bầu vào ghế chủ tịch một tổ chức bảo hộ quốc gia, đại diện cho hơn 400 doanh nghiệp công nghệ New Zealand.
Ông Mitchell Phạm – Ảnh chụp màn hình Website Hiệp hội NZTech
Theo tờ Scoop đăng ngày 26.10, ông Mitchell Phạm, đến sống ở New Zealand cách đây 31 năm khi mới 13 tuổi, vừa trở thành Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp công nghệ New Zealand (NZTech).
Ông Mitchell tiếp quản Hiệp hội NZTech lúc này được xem là thời điểm quan trọng đối với lịch sử phát triển công nghệ nước này, một ngành công nghiệp đang phát triển hết sức nhanh chóng.
Trên tờ Scoop, ông Mitchell cho rằng: “Đây là thời cơ quan trọng nhất để tôi tạo nên sự khác biệt kể từ khi đất nước New Zealand chấp nhận tôi, vì vậy tôi không thể xem nhẹ vai trò của mình”.
Video đang HOT
“NZTech là một tổ chức bảo hộ quốc gia, đại diện cho hơn 400 doanh nghiệp công nghệ và đó là thời cơ tốt không chỉ cho ngành công nghệ mà còn cho ngành kinh tế nói chung, cả trong nước và quốc tế”, ông nói thêm.
Được biết, ông Mitchell Phạm là doanh nhân lĩnh vực công nghệ Kiwi gốc Việt. Ông thường xuyên làm việc, đi lại giữa hai nước Việt Nam và New Zealand.
Tháng 6.2016, ông là người đồng sáng lập Trung tâm Công nghệ Kiwi tại TP.HCM. Ông cũng là người đồng sáng lập và là giám đốc của Tập đoàn Công nghệ phần mềm Augen (Augen Software Group) tại New Zealand.
Vào năm 2011, ông Mitchell được vinh danh là 1 trong 190 nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu. Ông Mitchell từng chia sẻ trên báo chí rằng khi mới sang New Zealand sống, ông đã phải học hành chăm chỉ ở trường. Sau giờ học, ông phải làm thêm vào buổi tối và dịp cuối tuần để đóng tiền học phí. Và không lâu sau đó, ông là người đồng sáng lập Công ty Augen.
Ông đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Theo Thanh Niên
5 nước sắp diễn tập chung ở Biển Đông
Cuộc diễn tập diễn ra trong tuần này có sự tham gia của Singapore, Australia, Anh, New Zealand và Malaysia.
Cuộc diễn tập ở Biển Đông lần này nhằm tăng cường bảo đảm an ninh ở Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Cimsec
Hải quân và không quân của 5 nước sẽ tham gia cuộc diễn tập chung mang tên Exercise Bersama Lima kéo dài ba tuần lễ, tờ Scoop hôm dẫn tin từ Lực lượng Quốc phòng New Zealand cho biết.
Đây là hoạt động chung hàng năm của 5 thành viên nhóm Thỏa thuận quốc phòng (FPDA). Nhóm này được thành lập sau một loạt thỏa thuận ký từ năm 1971. Các bên sẽ tham vấn lẫn nhau về một sự kiện hoặc nguy cơ bị tấn công của Malaysia hoặc Singapore, để xác định cần đáp trả như thế nào.
Không lực của New Zealand (NZDF) đã gửi một nhóm 60 lính tinh nhuệ cùng máy bay giám sát P-3K2 Orion đến Malaysia để tham gia cuộc diễn tập.
Thiếu tướng Tim Gall, Chỉ huy Lực lượng tác chiến chung New Zealand cho hay việc tăng cường hợp tác với FPDA là điều quan trọng để bảo đảm khả năng tương tác khi cần thiết.
"Diễn tập cùng Australia, Malaysia, Singapore và Anh để tăng cường sự hiểu biết và khả năng của chúng tôi nhằm phối hợp đảm bảo an ninh ở khu vực Đông Nam Á, cũng như tăng hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa", ông Gall nói.
Các lực lượng của New Zealand sẽ trở về nước vào cuối tháng này.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 28/9 tiết lộ đã cùng người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe thảo luận về vấn đề Biển Đông tại cuộc họp báo chung ở Tokyo. Ông Lý nói Singapore không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng nước này "có những lợi ích quan trọng để bảo vệ" ở vùng biển này.
Thủ tướng Singapore hồi tháng 8 còn cảnh báo Trung Quốc vẫn chưa thay đổi những chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền Biển Đông sau khi Tòa Trọng tài của Liên Hợp Quốc ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết này đã bác bỏ yêu sách chiếm gần toàn bộ Biển Đông của Bắc Kinh.
Khánh Lynh
Theo VNE
Cuộc chiến vì cái cột cờ giữa lính Anh và thổ dân New Zealand Bị thủ lĩnh thổ dân New Zealand liên tiếp đốn hạ cột cờ, quân Anh tức tối tấn công trả đũa, nhưng phải hứng chịu thương vong nặng nề. Thủ lĩnh bộ tộc Maori Hone Heke (giữa). Ảnh: NZHistory Từ cuối thế kỷ 18, sau khi chinh phục được Australia, thực dân Anh bắt đầu dòm ngó vùng đất New Zealand bằng cách...