Một người dân tộc hiến 4.000m2 đất để mở đường giao thông
Một người dân tộc Vân Kiều ở huyện Hướng Hoá, Quảng Trị đã tự nguyện hiến 4.000m2 đất trồng cây ăn quả có giá trị lớn để nhường đất cho chính quyền địa phương xây dựng đường giao thông.
Khi chính quyền xã Thuận, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, có chủ trương xây mới và mở rộng đường liên thôn và xã, ông Hồ Ký, Trưởng thôn 7, xã Thuận, đã tình nguyện hiến 4.000m2 đất đang canh tác trồng các loại cây ăn quả để làm đường. Số đất trồng cây ăn quả này theo giá thị trường lên đến hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ bản thân tự nguyện hiến đất, mà ông Hồ Ký còn vận động nhiều bà con dân bản tham gia hiến đất làm đường để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế địa phương và các hộ gia đình. Đây là hành động cao đẹp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao vì cuộc sống cộng đồng đáng được trân trọng.
Thời gian qua, phong trào hiến đất để xây dựng các công trình dân sinh của người dân xã Thuận, huyện Hướng Hoá diễn ra sôi nổi. Đến nay, người dân xã Thuận đã tự nguyện hiến tổng cộng 53ha đất đang canh tác vào việc xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn.
Video đang HOT
Theo ANTD
Lạ lùng lấy "trấu" làm... đường
Một số xã ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đang áp dụng cách làm đường nông thôn bằng xi măng trộn với cát, trấu.
Cách làm này không chỉ tiết kiệm được nhiều chi phí mà độ bền cũng không thua kém đường làm bằng bê tông hay đường nhựa...
Đường "không xương"
UBND xã Lục Sĩ Thành (huyện Trà Ôn) vừa khánh thành và đưa vào sử dụng con đường với chiều dài 1,2km, rộng 2m, dày 7cm, dành cho xe 2 bánh tại ấp Kinh Ngay. Điều mà rất nhiều người ngạc nhiên là con đường được làm từ xi măng, cát trộn với... trấu chứ không phải với đá và sắt thép.
Ông Nguyễn Tấn Tân - Phó Chủ tịch UBND xã Lục Sĩ Thành cho biết: "Để hoàn thành con đường "không xương" này, phải cần đến 1.423 bao xi măng, 265 khối cát và 5 tấn trấu. Do mới áp dụng "công nghệ" này, nên việc quan trọng là chúng tôi phải thường xuyên đi kiểm tra để đảm bảo việc phối trộn nguyên liệu đúng kỹ thuật, mới đảm bảo độ bền của đường".
Ông Tân cũng cho biết thêm: Mỗi lần trộn như vậy cần đảm bảo theo tỷ lệ: Nửa bao xi măng (loại 50kg), 3 thùng cát, 3 thùng trấu.
Con đường được làm bằng trấu vừa đưa vào khánh thành, sử dụng ở xã Lục Sĩ Thành
Ngoài xã Lục Sĩ Thành, xã Tích Thiện cũng áp dụng "công nghệ" làm đường "không xương" này. Chia sẻ kinh nghiệm, ông Nguyễn Thanh Nhã - Bí thư Đảng ủy xã Tích Thiện nói: "Trước khi làm đường, phải ngâm trấu trước 1 ngày, như vậy khi trộn thì trấu, xi măng, cát mới dính lại với nhau. Nếu không thì sẽ tốn rất nhiều nước và độ kết dính không theo ý muốn". Theo tính toán của ông Nhã, mỗi 1m2 đường dạng này chỉ tốn 100.000 đồng, trong khi với đường đan bê tông phải mất 300.000 đồng/m2.
Còn ông Tân thì cho biết: "Tổng cộng chi phí cho con đường này chỉ mất có 232 triệu đồng. Trong khi đó, nếu làm đường bê tông sẽ tốn từ 600 - 700 triệu đồng. Như vậy, con đường làm bằng trấu tiết kiệm chi phí rất nhiều". Rút kinh nghiệm tại một số nơi, UBND xã Lục Sĩ Thành đã cải tiến thêm nhiều kỹ thuật để con đường sử dụng được lâu dài như: Lót lớp bạt trước khi đổ xi măng lên để xi măng không thấm xuống đất, sử dụng cát núi chứ không dùng cát cồn...
Đáp ứng xây dựng hạ tầng NTM
Tham quan con đường "không xương" tại ấp Kinh Ngay (xã Lục Sĩ Thành), chúng tôi không tin rằng đây là con đường làm từ trấu vì đường thẳng tắp, không gồ ghề, mặt đường trắng sáng. Ông Nguyễn Văn Lãm - người dân ở đây vui mừng nói: "Trước kia, điều kiện đi lại ở vùng này hết sức khó khăn. Từ khi có con đường này, dân ở đây ai cũng phấn khởi, quán xá mọc lên, xe cộ chạy tấp nập...".
Theo lãnh đạo một số xã ở huyện Trà Ôn, đường làm từ trấu hết sức tiện lợi. Nếu có hư hỏng chỉ cần trám lại, chứ không như đường bê tông, khi bị bong tróc sẽ hư lớp sắt bên dưới, xe cộ rất khó lưu thông.
Ông Tân cho biết thêm: "Đường làm từ trấu rất phù hợp cho những tuyến đường nội ấp và phù hợp với tiêu chí nông thôn mới, nên chúng tôi mới xây dựng tuyến đường có chiều ngang 2m tại ấp Kinh Ngay.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động nguồn lực trong dân, cũng như các Mạnh Thường Quân và nguồn quỹ của xã để tiếp tục xây dựng những con đường làm bằng trấu, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân". Được biết, UBND huyện Trà Ôn cũng khuyến khích các xã khác trong huyện học tập mô hình làm đường từ trấu của xã: Lục Sĩ Thành, Tích Thiện để áp dụng cho địa phương.
Theo 24h
TP.HCM: Hơn 4.500 hồ sơ chưa thể đóng tiền sử dụng đất Theo thông tin từ Cục Thuế TP.HCM, hiện còn 4.569 hồ sơ đóng tiền SDĐ của các hộ gia đình, cá nhân bị tắc tại các Chi cục Thuế vì chưa được hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất (SDĐ). Đây là những hồ sơ đã nộp từ tháng 10.2009 đến trước ngày 1.3.2011. Một lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết,...