Một người đàn ông tử vong vì bị… chó liếm
Một người đàn ông 63 tuổi ở Đức đã tử vong do bị nhiễm vi khuẩn hiếm gặp sau khi bị chính con chó của mình liếm khiến các bác sĩ phải đưa ra cảnh báo các chủ vật nuôi nên cảnh giác bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Bệnh nhân đã nhập viện tại bệnh viện Chữ thập đỏ ở Bremen, Đức, sau ba ngày có triệu chứng nghiêm trọng. Ban đầu, bệnh nhân đã trải qua các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt và khó thở.
Để động vật nuôi liếm có thể dẫn đến tử vong nếu bị lây nhiễm vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus.
Nhưng một ngày trước khi đến bệnh viện, các triệu chứng của người đàn ông đã chấm dứt. Một vết ban đỏ đã nổi lên trên mặt và có dấu hiệu bị đau dây thần kinh và cơ bắp ở chân. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy dấu hiệu chảy máu dưới da ở chân người đàn ông.
Ngoài ra, người đàn ông bị chấn thương thận và rối loạn chức năng gan cũng như thiếu oxy, thiếu máu đến cơ bắp, và không đi tiểu.
Đội ngũ nhân viên y tế tại chỗ ban đầu đã vô cùng bối rối vì bệnh nhân không bị đau đầu hoặc cứng cổ liên quan đến viêm màng não, anh ta cũng không đi du lịch bất cứ nơi nào anh ta có thể bị nhiễm trùng.
Sau khi thực hiện các chẩn đoán kỹ lưỡng, cuối cùng các bác sĩ chẩn đoán người đàn ông bị nhiễm trùng máu nghiêm trọng do phản ứng miễn dịch của cơ thể và ban xuất huyết, một rối loạn đông máu gây ra sự đổi màu da.
Sau đó, các bác sĩ đã thực hiện phác đồ điều trị với hỗn hợp kháng sinh để trị các loại vi khuẩn Streptococci, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenza và Staphylococcus aureus, các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm. Sau đó, người đàn ông được đặt nội khí quản cấp cứu và đeo mặt nạ.
Mãi đến ngày thứ tư nhập viện, các bác sĩ cuối cùng cũng phân lập được và xác định thủ phạm là một loại vi khuẩn có tên Capnocytophaga canimorsus.
Video đang HOT
Đây không phải là một vi khuẩn hiếm. Trên thực tế, đó là một một vi khuẩn thường gặp ở nướu mèo và chó trên khắp thế giới. Nó chỉ được truyền sang người rất hiếm và sau đó thường là do chó cắn dẫn đến bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Người đàn ông tại Đức đã không bị cắn hoặc bị thương bởi con chó của mình, anh ta cũng không bị suy giảm miễn dịch hoặc bị tổn thương. Trong những tuần trước khi bị bệnh, chú chó chỉ liếm anh ta. Nhưng trong trường hợp này nó là tác nhân trực tiếp.
Trong những ngày sau chẩn đoán, mặc dù chế độ điều trị được điều chỉnh, tình trạng của người đàn ông bất ngờ trở nên tồi tệ hơn, anh ta sau đó đã bị viêm phổi. Ngày thứ 16 sau khi nhập viện, người đàn ông đã qua đời vì sốc nhiễm trùng nghiêm trọng.
Theo các tài liệu y khoa, khoảng 25% các trường hợp nhiễm vi khuẩn C. canimorsus được báo cáo ở người là tử vong. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể lưu ý rằng những con số này không phải là con số phản ánh thực tế vì nhiều trường hợp không bao giờ được báo cáo. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể đến và đi mà bệnh nhân không nghĩ rằng họ có bất cứ điều gì khác ngoài cúm.
Tuy nhiên, trường hợp này cho thấy rằng, ngay cả trong số các trường hợp hiếm hoi được báo cáo, có những ngoại lệ, và cả bác sĩ và bệnh nhân cần phải nhận thức được điều này. Các chủ sở hữu thú cưng có triệu chứng giống cúm nên khẩn trương tìm tư vấn y tế khi các triệu chứng của họ vượt quá nhiễm virus đơn giản, trong trường hợp này là khó thở nặng và các dấu hiệu như phát ban đỏ do vỡ mạch máu.
“Các bác sĩ đối mặt với những bệnh nhân như vậy nên hỏi về việc tiếp xúc với chó và mèo. Họ nên xem xét nhiễm C. canimorsus dù không có vết cắn nào chăng nữa. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ lâm sàng nên bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm ngay lập tức bằng penicillin kết hợp với thuốc ức chế beta-lactam cho đến khi chẩn đoán xác định được thiết lập”, các bác sĩ cảnh báo.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/Science Alert
Tại sao nam giới dễ bị đuối nước hơn phụ nữ?
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. Và số liệu trong thời gian dài cũng cho thấy đàn ông hay bị đuối nước hơn phụ nữ.
Frank Farley, giảng viên Khoa tâm lý giáo dục Laura H. Carnell tại Đại học Temple, đã kiểm tra số liệu từ Quỹ Anh hùng Carnegie. Kể từ khi tổ chức này bắt đầu trao giải thưởng vào năm 1904, nhiều người đã được nhận giải thưởng vì cứu người khỏi chết đuối.
"Nước là nơi bạn gặp được nhiều anh hùng nhất", Farley nói. "Tỷ lệ những người hùng nam giới ở đây là 10:1".
Cố gắng giúp người đang vật lộn trong nước là một lý do khiến nam giới có thể dễ bị đuối nước hơn. Nhưng có nhiều lý do khác khiến đàn ông có thể đặt mình vào tình huống nước nguy hiểm, bao gồm ít lo sợ rủi ro hơn.
"Nam giới dễ chấp nhận rủi ro hơn", theo Linda Quan, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Seatle. "Họ bơi ra ngoài khu vực bảo vệ. Họ ít mặc áo phao. Họ có thể làm những việc mạo hiểm hơn, như nhảy từ trên cao xuống".
Farley cho biết số liệu ông thấy cũng ủng hộ nhận định này.
"Đuối nước là vấn đề khá mang tính thể chất", ông nói: "Lịch sử đã cho thấy nam giới có lợi thế (với rủi ro) về thể chất."
Nghiên cứu cho thấy đàn ông nghĩ về các kịch bản có thể có rủi ro khác với phụ nữ. Vì vậy, họ có thể ít nhận ra sự nguy hiểm.
Họ thường đánh giá thấp nguy cơ, đồng thời hơi quá tự tin vào kỹ năng dưới nước của mình.
"Họ thường nghĩ rằng "Ồ, mình có thể bơi được. Mình là người bơi giỏi", trong khi thực sự hóa ra họ có thể không như vậy", BS. Quan nói. "Họ không quan tâm lắm khi đánh giá quá cao khả năng của mình và đánh giá thấp về rủi ro."
Hơn thế nữa, đàn ông thường chịu áp lực từ bạn bè và dễ uống bia rưụ khi bơi - cả hai điều này khiến cho họ dễ gặp phải tình huống nguy hiểm.
"Rưụ," BS. Quan nói, "đầu độc phán đoán của bạn và đầu độc một loạt những thứ khác rất hữu ích trong bơi lội, chẳng hạn như sự thăng bằng."
Mặc dù nghe có vẻ như các chuyên gia đang quá nghiêm khắc với đàn ông, BS. Quan cho biết rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới và phụ nữ có phản ứng não khác nhau. Có một lý do sinh lý đằng sau tất cả những lựa chọn này.
"Nam giới phải mất nhiều thời gian hơn để phát triển kỹ năng phán đoán, đánh giá nguy cơ. Những trung tâm não bộ này mất nhiều thời gian hơn để phát triển ở nam giới, hầu hết phải đến tuổi 30".
Trong tất cả các nhóm tuổi, nam thiếu niên dễ bị đuối nước nhất.
Nhưng thông tin này không nên khiến mọi người tuyệt vọng. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để khuyến khích cả nam giới và phụ nữ an toàn khi ở dưới nước - đặc biệt là việc sử dụng áo phao, một điều cần được làm một cách tự động giống như thắt dây an toàn.
Cha mẹ có thể làm gì để giúp con trai an toàn? Họ nên bắt đầu sớm với việc nói với trẻ những điều như "Đây là những việc con được làm và không được làm. Chúng ta sẽ mặc áo phao. Chúng ta sẽ học bơi. Chúng ta sẽ bơi gần nhân viên cứu hộ và chúng ta sẽ không uống rưụ".
Thiết lập ranh giới rõ ràng và vững chắc về bơi lội từ nhỏ có nghĩa là cả các em nam và nam giới sẽ đưa ra quyết định thông minh hơn theo bản năng.
"Chúng ta cần biến tất cả thành một phần của văn hóa để nó trở nên tự động và không có nhiều chỗ cho sự tùy ý", BS. Quan nói.
Cẩm Tú
Theo Today
40 năm không cắt tóc, gội đầu để giữ "phước lành" Người đàn ông 63 tuổi tin rằng thượng đế đã ban phước cho ông trong giấc mơ 40 năm trước, nên quyết định không cắt tóc, gội đầu từ đó đến giờ. Theo vtc