Một người đàn ông tử vong khi đi thăm ruộng
Sáng ngày 19/8, thấy ông Nay Mrăk (SN 1968, trú xã Ia Broăi, Ia Pa, Gia Lai) đi cả đêm không về, người làng đã đi tìm và phát hiện ông Mrăk tử vong trên ruộng lúa nhà mình.
Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 19h ngày 18/8, ông Mrăk đi thăm ruộng một mình bằng xe máy. Đến sáng hôm sau không thấy chồng về nên vợ ông Mrăk đã nhờ một số người dân trong làng cùng đi tìm. Khi ra đến ruộng (cách nhà chừng 500m) thì họ phát hiện thi thể ông Mrăk đang nằm trên ruộng lúa.
Do không biết nên nhiều người dân đã làm thay đổi hiện trường vụ việc, khiến cho việc điều tra xác định dấu hiệu xô xát bị ảnh hưởng. Qua khám nghiệm pháp y cho thấy, cơ thể nạn nhân không có ngoại lực tác động, nạn nhân tử vong do chấn thương cổ, ngực và tràn máu phổi. Từ kết quả trên, nhà chức trách phán đoán rất có thể ông Mrăk khi đi xe ra ruộng đã bị lao xe xuống ruộng, chấn thương và tử vong.
Hiện trường vụ việc
Video đang HOT
Hiện gia đình ông Mrăk đang tổ chức mai táng cho người thân.
Thiên Thư
Theo Dantri
Vỡ đê đầu mùa lũ, trên 200ha lúa bị nước lũ tấn công
Tính đến 14 giờ chiều 10/8, chính quyền địa phương đã huy động nhiều lực lượng và phương tiện đến giúp bà con nông dân ở ấp 2, xã Thường Phước 1 (huyện Hồng Ngự) thu hoạch xong 200ha lúa vụ 3 trong đoạn đê bao lửng bị vỡ vào rạng sáng ngày 9/8.
Hiện tại trên cánh đồng khu vực ấp 2 xã Thường Phước 1 nước đã tràn mặt ruộng. Ngoài diện tích bị mất trắng, hiện tại tất cả diện tích lúa vụ 3 còn lại của bà con đều được người dân và các chiến sĩ bộ đội thu hoạch xong. Với phần lúa hột đã được bà con và các lực lượng "cứu hộ" lúa chạy lũ vận chuyển về các sân phơi của xã hoặc nhà dân để phơi, sấy.
Bà Nguyễn Thị Mẫn, ấp 2 xã Thường Phước 1 vừa thu hoạch xong 6 công lúa, năng suất khá thấp, bà Mẫn cho biết: "Do lúa chưa chín hết bông (hơn 70 ngày), cộng với việc thu hoạch chạy nước lũ nên 6 công đất thu hoạch chỉ có 50 bao lúa, tổn thất hơn 30 bao lúa so với mọi năm. Đáng nói lúa vụ này thất bát, đã vậy giá lúa hiện tại chỉ có 3.500 đồng/kg lúa tươi. Cũng vì giá lúa thấp quá nên gia đình tôi mang lúa về phơi, chờ được giá rồi mới bán để trả tiền phân thuốc".
Những diện tích ruộng bị ngập sâu, người dân phải nhờ đến "máy trâu" kéo lúa hột về nhà
Nông dân Trần Văn Bên kể lại vụ vỡ đê: "Khoảng 4h sáng tôi thức dậy đi uống cà phê như mọi khi thì nghe xã thông tin trên loa là đê bị vỡ nên tôi chạy về kêu máy vào gặt lúa đến 15 giờ chiều mới xong. Do lúa chín mới nửa bông và một số diện tích bị ngập sâu nên máy gặt không được, tổng thiệt hại khoảng 70%. Bởi vậy, vụ lúa của bà con trong diện tích bị vỡ đê bị lỗ nặng lắm, chỉ đủ trả tiền công thu hoạch lúa, còn tiền phần thuốc là phải nợ lại vụ sau rồi".
Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự, trong tổng số 280ha lúa xuống giống trong đê bao này có 78ha bị mất trắng, khoảng 80ha thu hoạch năng suất 5 tấn/ha, 61ha thu hoạch năng suất giảm 30 - 60%, ước mức độ thiệt hại khoảng 1,7 tỷ đồng.
Ngoài lực lượng tại chỗ, còn có hơn 700 cán bộ chiến sĩ thuộc Trung đoàn 320 - Bộ chỉ huy quân sự Đồng Tháp đến hỗ trợ người dân thu hoạch lúa
Tổng diện tích trong khu đê bao ấp 2 xã Thường Phước 1 là 1.200ha. Song, do vụ 3 năm nay, địa phương khuyến cáo người dân không sản xuất tại những khu vực không ăn chắc, trong đó có diện tích này, đồng thời sợ ảnh hưởng nước lũ đe dọa nên đa số nông dân không xuống giống. Riêng diện tích bị thiệt hại do bà con sản xuất theo tập quán không theo khuyến cáo của ngành chức năng.
Nguyễn Hành - U. D
Theo dantri
Bùn đỏ tràn ngập ruộng lúa Ông Lê Thanh Huấn, Chủ tịch UBND phường Hòa Chung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, hiện phường đang thống kê, giúp đỡ bà con khắc phục hoa màu, ruộng vườn sau sự cố bùn đỏ từ mỏ quặng tràn xuống ngày 7/8. Theo đó, khoảng 15h ngày 7/8, bùn đỏ từ bãi quặng Nà Rụa thuộc Công ty Cổ...