Một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ
Sáng 21.3, tại phòng trọ thuộc KP5, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) người dân phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ.
Dãy nhà trọ – nơi xảy ra vụ việc
Nạn nhân được xác định là anh Bùi Văn luận (39 tuổi, ngụ Bến Tre)
Theo thông tin ban đầu, vào tối 20.3 giữa anh Luận và vợ xảy ra mâu thuẫn và cãi nhau. Sau đó, anh Luận đuổi vợ con ra khỏi phòng trọ. Vợ anh Luận phải qua phòng trọ bên cạnh đó ngủ nhờ.
Đến khoảng 5 giờ ngày 21.3, con anh Luận gọi bố thức dậy đi làm nhưng không thấy ai mở cửa.
Nghĩ có chuyện chẳng lành, vợ anh Luận liền gọi mọi người phá cửa thì phát hiện anh đã chết. Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Video đang HOT
Tin, ảnh: Lê Lâm
Theo Thanhnien
Chìm phà Sewol: Cứu hộ gặp khó khăn
Sau hơn hai ngày nỗ lực, hôm qua các thợ lặn Hàn Quốc đã bơi vào được bên trong chiếc phà bị chìm xuống nước nhưng thời tiết xấu đang cản trở các nỗ lực cứu hộ.
Dàn cần cẩu chờ lệnh trục vớt bên các phao đánh dấu vị trí phà chìm
Theo Hãng tin Yonhap, tuần duyên Hàn Quốc cho biết các đội cứu hộ đã phá được vỏ phà chìm và hai thợ lặn bơi được vào bên trong khoang chứa hàng nhưng nước chảy quá mạnh buộc họ phải bơi ra ngoài. Trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, các thợ lặn không phát hiện bất kỳ thi thể nào. "Đường vào chiếc phà đã được mở và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực" - tuần duyên Hàn Quốc khẳng định.
Sau khi vớt thêm một số thi thể trôi trên biển, nhà chức trách cho biết số người thiệt mạng đã lên đến 29. Tuy nhiên vẫn còn 268 người mất tích, nhiều khả năng bị mắc kẹt bên trong chiếc phà.
Nhà chức trách đã triển khai ba chiếc cần cẩu nổi tới khu vực xảy ra tai nạn ngoài khơi đảo Jindo. Tuy nhiên lãnh đạo tuần duyên Kim Soo Hyun khẳng định sẽ không nâng phà lên khỏi mặt nước cho đến khi biết chắc rằng không còn người nào sống sót bị mắc kẹt bên trong. Bởi việc trục vớt có thể khiến những ai sống sót bên trong bị chấn thương hoặc thiệt mạng.
Khó khăn và nguy hiểm
CNN dẫn lời đại úy hải quân Mỹ Heidi Agle cho biết ở khu vực xảy ra tai nạn, các dòng hải lưu chảy rất mạnh khiến chiếc phà chìm thường xuyên rung động. Do đó, thợ lặn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khi tìm cách bơi vào bên trong phà.
Báo New York Times dẫn lời ông Hwang Dae Sik, lãnh đạo Hiệp hội Cứu nạn hàng hải Hàn Quốc, mô tả dưới biển nước chảy rất mạnh và tầm nhìn cực kỳ hạn chế. "Giống như bạn đi ngược chiều gió của một cơn bão lớn mà lại không thể nhìn thấy bàn tay của mình" - ông Hwang so sánh.
Ông Hwang cho biết dưới biển, các dòng hải lưu chảy chéo thân phà, tạo ra những vùng xoáy rất nguy hiểm. "Các thợ lặn đã cố buộc dây thừng vào chiếc phà để dùng chúng là phương tiện dẫn đường khi lần mò trong bóng tối" - ông Hwang kể. Các thợ lặn đã buộc được nhiều dây thừng vào tầng bốn của chiếc phà - nơi phần lớn hành khách tập trung - và dùng chúng để đi vào bên trong.
Nhưng nhiều người sống sót kể khi tai nạn xảy ra, rất nhiều người bị mắc kẹt ở tầng ba, nơi có một căngtin và phòng chơi điện tử. Ông Hwang cho biết từ tầng bốn, các thợ lặn sẽ tỏa đi tìm kiếm ở những khu vực khác. Hiện các đội cứu hộ đang liên tục dùng vòi áp lực cao để bơm khí oxy vào trong chiếc phà với hi vọng những người sống sót có thể bám trụ ở những khoảng không gian không bị ngập nước bên trong.
Thuyền trưởng không cầm lái
Theo báo Korea Times, các công tố viên Hàn Quốc tuyên bố điều tra ban đầu cho thấy thuyền trưởng Lee Joon Seok đã không điều khiển chiếc phà khi tai nạn xảy ra. Người cầm lái lúc đó là thuyền phó thứ hai. Dữ liệu của Bộ Hàng hải cho thấy trước khi gửi tín hiệu cấp cứu, phà Sewol đã đổi hướng không rõ nguyên nhân. Một số chuyên gia hàng hải cho biết việc chiếc phà đổi hướng đột ngột có thể khiến lượng hàng hóa nặng nề trên boong, gồm hơn 150 chiếc xe, bị xô đẩy khiến phà bị lật.
Có tin sau khi nhận tín hiệu cấp cứu, một quan chức Bộ Giao thông đã yêu cầu thủy thủ đoàn chuẩn bị di tản hành khách. Tuy nhiên điều kỳ lạ là đến 30 phút sau thuyền trưởng mới ra lệnh di tản. Nhà chức trách cho biết thuyền trưởng Lee và các thủy thủ đã đưa ra lời khai mâu thuẫn nhau về các diễn biến trên phà trước vụ tai nạn.
Truyền thông địa phương cho biết vụ tai nạn thảm khốc đã khiến cuộc sống hằng ngày ở Hàn Quốc dường như ngừng lại. Mọi chiến dịch vận động chính trị, chương trình giải trí truyền hình, các buổi hòa nhạc... đều bị hủy bỏ. Cảnh sát đang mở cuộc điều tra để tìm những kẻ giả danh các học sinh mất tích, gửi tin nhắn trên mạng xã hội nói rằng họ còn sống sót và đang chờ giải cứu. Theo báo Dong-A Ilbo, hôm qua cảnh sát phát hiện hiệu phó Trường trung học Danwon, ông Kang Min Kyu, một trong số 179 người sống sót sau vụ tai nạn, đã treo cổ tự sát.
Cứu hộ buộc dây để người nhái vào bên trong phà
Từng có người sống sót hai ngày rưỡi
Tháng 5-2013, một chiếc tàu bị lật ngoài khơi phía tây châu Phi. Các đội cứu hộ đã cứu được một người đàn ông bị mắc kẹt suốt hai ngày rưỡi bên trong con tàu ở độ sâu 30m. Người đàn ông may mắn này sống sót nhờ bám trụ ở một khoảng không gian rộng 0,3m2 không bị ngập nước. Đó là một trong những lý do để gia đình các hành khách vẫn còn hi vọng.
"Bên trong những khoảng không như thế, các hành khách sống sót phải giữ bình tĩnh, thở nhẹ và ngắn để duy trì oxy" - cựu thợ lặn hải quân Mỹ Bobbie Scholley cho biết. Tuy nhiên các chuyên gia cứu hộ nhận định thời gian dành cho các hành khách phà Sewol là rất ít ỏi. Bởi nhiệt độ xuống thấp và nước biển lạnh cóng sẽ đánh gục họ.
Theo Xahoi
Nữ nạn nhân bị sát hại là sinh viên ĐH Kiến trúc Đà Nẵng Liên quan đến vụ án sát hại bạn gái rồi tự sát tại nhà trọ Hoa Mai vào chiều qua (18/4), sáng nay thông tin từ bệnh viện Đà Nẵng cho biết, đối tượng gây án Lê Ngọc Tú đã qua cơn nguy kịch. Sáng nay, thông tin về nữ nạn nhân cũng đã được làm rõ, đó là N.T.H.T. (21 tuổi, trú...