Một người dân được tỉnh bồi thường 5 tỷ đồng
Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) Ngô Văn Nâu vừa ký Quyết định số 525/QĐ-UBND bồi thường, hỗ trợ với số tiền gần 5,3 tỷ đồng sau gần 14 năm ròng ông Phan Văn Bình (sau này ủy quyền cho con gái là bà Phan Thị Kim Phụng) ngụ xã Trường Xuân khiếu nại do bị thu hồi đất không đúng quy định.
Theo hồ sơ tài liệu, năm 1998, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 652/QĐ-TTg thu hồi 9,8 ha đất ở xã Trường Xuân để xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư và chợ mới thị tứ Trường Xuân.
Căn cứ quyết định trên, UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt quy hoạch (QH) chi tiết khu Trung tâm thương mại nói trên nhưng lại “nới” diện tích lên…13,501 ha. Và, chính quyền địa phương tiến hành thu hồi hàng loạt diện tích đất của các hộ dân để thực hiện quy hoạch trên. Hộ ông Phan Văn Bình bị thu hồi 11.200m2. Cho rằng phần đất của mình nằm ngoài quy hoạch, ông Bình gửi đơn khiếu nại.
Ngày 14/6/2000, Ban quản lý DA khu dân cư và chợ mới thị tứ Trường Xuân tiến hành đo đạc, cắm mốc để giao đất cho đơn vị thi công.
Niềm vui của chị Phan Thị Kim Phụng.
Video đang HOT
Gia đình ông Bình bức xúc ngăn cản thì lực lượng công an bắt giam, khởi tố hai con gái ông Bình là Phan Thị Tuyết Loan (SN 1976) và Phan Thị Kim Phụng (SN 1980) về hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Năm 2000, lũ lớn, căn nhà con gái ông Bình bị sập, gia đình xin cất lại nhà trên phần đất 6.200m2 không nằm trong QH nhưng UBND xã không giải quyết.
Bức bách về chỗ ở, gia đình ông Bình dựng tạm 3 căn nhà lá, vách tôn để trú ngụ nhưng chỉ được vài ngày thì bị chính quyền địa phương cưỡng chế, phá sập nhà, thu giữ toàn bộ tài sản, vật dụng sinh hoạt.
Ròng rã khiếu nại qua nhiều cấp, nhiều cơ quan chức năng, đơn của bà Phan Thị Kim Phụng được Văn phòng Chính phủ chuyển đến Thanh tra Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức đối thoại để làm rõ vụ việc.
Ngày 6/1, trong buổi đối thoại với bà Phụng, sau xem xét toàn bộ hồ sơ tài liệu, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan xác định phần đất của gia đình ông Phan Văn Bình nằm ngoài quy hoạch. Khiếu nại của gia đình ông Phan Văn Bình là hoàn toàn có cơ sở.
Theo 24h
Ôm hàng chục sổ đỏ vẫn trắng tay
Nhận được đơn kêu cứu của một số hộ dân ở Kiên Lương và TP Rạch Giá (Kiên Giang) khiếu nại việc họ mua đất hợp pháp, có sổ đỏ từ năm 2005 đến nay nhưng bị người khác bao chiếm. Khiếu nại nhiều lần nhưng chính quyền và ngành chức năng giải quyết không xong.
Năm 2005, bà Nguyễn Thị Tâm, ngụ tại thị trấn Kiên Lương (Kiên Lương, Kiên Giang) mua 9 lô đất, mỗi lô rộng 4ha, tại ấp Mẹc Lung, xã Vĩnh Phú. Đây là đất công của nhà nước, chính quyền trước đó chia cho Cán bộ - CNV Sở Địa chính Kiên Giang, nay gọi là Sở TN&MT. Đất đã có sổ đỏ, hợp đồng mua bán được công chứng.
"Mỗi lô lúc đó mua 85 triệu đồng, tương đương với 10 cây vàng. Khi mua các cán bộ nói với tôi là "đất sạch", có sổ đỏ rồi thì cứ an tâm mà làm. Ai ngờ tôi vừa thuê máy vào cày ải thì xảy ra tranh chấp với dân. Đi thưa kiện tôi mới biết đất đang trong hợp đồng cho thuê", bà Tâm trình bày.
Cũng tại thời điểm trên, bà Thái Thị Kim Lanh, ngụ tại phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá mua13 lô, tổng cộng trên 52 ha, cũng của cán bộ Sở TN&MT và người nhà của họ đứng tên. Việc mua bán đúng pháp luật. Tuy nhiên cũng bị tranh chấp tương tự như bà Tâm.
Bà Lanh ôm nhiều sổ đỏ nhưng vẫn trắng tay
Tại hợp đồng thuê đất từ năm 2003, của 19 cán bộ Sở Địa chính với ông Trần Văn Lắm ngụ tại ấp Mẹc Lung (có xác nhận, đóng dấu của công đoàn Sở Địa chính Kiên Giang) đã thỏa thuận cho ông Lắm thuê hàng chục lô đất tại đây, mỗi lô 4 ha, thời hạn cho thuê đến năm 2007.
Giá cho thuê 350.000 đồng/ha mỗi năm. Hầu hết số đất cho thuê này đã được sang bán cho bà Tâm và bà Lanh vào năm 2005. Như vậy đất đang trong thời kỳ cho người khác thuê, chưa thanh lý hợp đồng nhưng những cán bộ của Sở Địa chính này đã đem bán.
Bảy năm qua, bà Tâm và bà Lanh liên tục khiếu kiện đòi lại đất nhưng không được giải quyết. Những người thuê đất sau khi hết hợp đồng vẫn không chịu trả lại ruộng.
Tình trạng cán bộ và các tổ chức được cấp đất rồi để hoang, cho thuê lại hoặc sang bán trên vùng Tứ giác Long Xuyên diễn ra khá phổ biến.
Nhiều hộ nông dân không có đất sản xuất, lợi dụng việc này đã bao chiếm, tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, nhiều người làm cho tình hình an ninh trật tự mất ổn định.
Theo 24h
Góp ý dự thảo Luật Đất đai: Tránh lập quy hoạch đất đai tràn lan Góp ý về dự án Luật Đất đai(sửa đổi) sáng 19.11, nhiều đại biểu quốc hội quan tâm tới vấn đề quy hoạch, khung giá đất và ổn định cuộc sống cho người dân có đất bị thu hồi. Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) dẫn số liệu của Thanh tra Chính phủ cho biết hơn 70% khiếu nại, tố cáo liên...