Một người chết, 7 người nguy kịch sau bữa rượu pha nước… lá ngón
Để làm giảm nồng độ của rượu bán cho khách, người nấu rượu đã pha nước nấu từ lá ngón (một loại lá độc ở vùng cao) để bán cho khách. Hậu quả làm một người chết, bảy người phải đi cấp cứu….
Theo đó, Công an huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có kết quả điều tra ban đầu vụ nhóm thợ xây uống rượu nghi bị ngộ độc khiến 1 người chết, 7 người nhập viện cấp cứu.
Nạn nhân ngộ độc được đưa đi cấp cứu
Theo điều tra, khoảng 19 giờ 30 ngày 8-4, ông Sùng Nỏ Xá (64 tuổi, ngụ thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) cùng nhóm thợ xây gồm 7 người tổ chức uống rượu tại nhà.
Một lúc sau, ông Xá cùng nhóm thợ có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, nghi bị ngộ độc. Người dân vội đưa ông Xá và nhóm thợ xây tới cấp cứu điều trị ở trạm y tế xã Khâu Vai.
Đến 21 giờ 30 phút cùng ngày, ông Xá đã chết tại trạm y tế này. Riêng 7 người còn lại được đưa cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc để điều trị theo dõi.
Công an đã có mặt lấy lời khai, khám nghiệm, điều tra làm rõ vụ việc. Theo điều tra, số rượu nhóm uống là do anh Sùng Mí Lía (người trong nhóm thợ xây) mua của gia đình chị Già Thị May (trú thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Thời điểm anh Lía mua rượu, mẹ chồng chị May là bà Vừ Thị Chơ có đun 1 nồi nước lá ngón để chữa bệnh dịch cho gà. Do sơ ý không biết nên chị May đã pha nước lá ngón vào rượu với mục đích giảm nồng độ. Sau đó, chị May bán cho anh Lía thì xảy ra vụ việc như trên.
Xuân Hưng
Theo baovephapluat
Phải làm gì khi bạn nhậu bất tỉnh vì say?
Hy vọng rằng bạn không bao giờ rơi vào tình trạng sợ hãi khi một người bạn trong cuộc nhậu bất tỉnh vì say xỉn.
Thường thì một đêm nhậu say sẽ chỉ kết thúc bằng một buổi sáng nôn nao khó chịu. Nhưng cách nhìn nhận chung của xã hội đối với rượu bia có thể khiến những nguy cơ tiềm ẩn của việc uống quá nhiều, như mất ý thức, dễ dàng xảy ra.
Video đang HOT
Bạn có thể đã biết rằng bất tỉnh vì uống quá nhiều rượu là triệu chứng của quá liều rượu, còn được gọi là ngộ độc rượu. Như Viện quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu Mỹ (NIAAA) giải thích: quá liều rượu không có nghĩa là ai đó quá say. Nguy cơ sức khỏe này xảy ra khi mức độ nhiễm độc ở một người cản trở các chức năng sinh lý cơ bản giúp họ duy trì sự sống. Trung bình, mỗi ngày ở Mỹ có 6 người chết vì ngộ độc rượu, theo số liệu mới nhất của CDC.
Cho dù bạn có nhận thức như thế nào về những mối nguy hiểm tiềm ẩn của rượu, tình huống một bạn nhậu bất tỉnh vì rượu có thể biến nguy cơ về mặt lý thuyết trở thành một nguy cơ thực tế và đáng sợ.
Có những lý do khiến bạn do dự khi hành động. Bạn có thể không chắc chắn liệu người đó thực sự bị bất tỉnh hay họ chỉ ngủ say và hoàn toàn ổn. Bạn cũng có thể lo lắng rằng việc xử lý chuyện đó sẽ khiến bạn bị coi là kẻ "lắm chuyện". Nhưng nếu ai đó bị bất tỉnh vì rượu, thì rất có khả năng họ đang gặp phải rắc rối đe dọa đến tính mạng.
Việc cứu sống họ có thể tùy thuộc vào bạn. Đây là cách nhận biết liệu cuộc sống của một người bạn có đang gặp nguy hiểm sau khi uống quá nhiều hay không và phải làm gì tiếp theo.
Tại sao rượu lại có thể làm cho người uống bất tỉnh nhân sự?
Tác dụng chính của rượu đối với não là an thần. Như CDC giải thích, rượu là một chất gây ức chế tác động đến hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi những ảnh hưởng của rượu có thể tác động đến các chức năng tinh thần như ra quyết định cùng với các hoạt động thể chất như khả năng giữ tỉnh táo.
Ban đầu khi rượu được hấp thu và nồng độ cồn trong máu (BAC) tăng lên, chúng ta có thể cảm thấy kích thích. Điều này là do rượu tác động lên hệ thống "phần thưởng" của não do thúc đẩy giải phóng dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh gây ra cảm giác hưng phấn. Nhưng càng uống nhiều, cơ thể càng tích tụ nhiều adenosine, một chất hóa học khiến bạn mệt mỏi, vì thế bạn có thể cảm thấy thư giãn nhẹ sau nửa ly rượu nhưng sẽ ngủ thiếp đi sau 2 ly.
Rượu cũng tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh như glutamat, chi phối chức năng não. Nếu uống đủ rượu, tác động ức chế của nó có thể làm giảm nhịp thở và nhịp tim, đó là khi nhiễm độc rượu có thể đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm độc rượu cũng có thể gây chết người một cách gián tiếp hơn. Một người bị say rượu có thể ngã và chấn thương sọ não, nghĩ rằng mình lái xe được và rồi gặp tai nạn, bất tỉnh và sặc chất nôn, hoặc rơi vào những tình huống khác đe dọa tính mạng.
Tất cả những người uống từ 4 ly rượu trở lên liền một lúc hoặc hay phải ở bên một người như vậy thì cần biết về bảng rượu trong máu cho thấy bao nhiêu "ly" chuẩn sẽ dẫn BAC nguy hiểm.
Một "ly" chuẩn là khoảng 340ml bia, 140ml rượu vang hoặc 43ml rượu mạnh như rượu rum hoặc rượu tequila.
Có bảng riêng cho nam và nữ, mặc dù vậy, hãy nhớ rằng những thứ như lượng thức ăn đã ăn và cách thức cơ thể chuyển hóa rượu có thể ảnh hưởng đến mức độ đúng của những bảng này đối với bạn. BAC khoảng từ 0,3% trở lên được coi là có thể gây tử vong.
Nếu không thể đánh thức được bạn nhậu, cần gọi cấp cứu ngay.
Người ngủ vì say rượu thì khá dễ đánh thức, trong khi người bất tỉnh vì say rượu sẽ rất khó đánh thức.
Nếu gọi tên và lắc vai họ không có tác dụng, bạn nên dùng khớp ngón tay chà xát vào xương ức hoặc véo dái tai người đó. Trong cả hai trường hợp, cần phải đủ mạnh để gây đau. Nếu người đó vẫn không phản ứng, họ có thể đã bất tỉnh và có nguy cơ tử vong.
Hãy nhớ rằng người uống rượu không nhất thiết phải bất tỉnh thì mới gặp nguy hiểm. Theo NIAAA, các dấu hiệu khác cho thấy bạn nhậu đã uống quá liều rượu và bạn nên gọi cấp cứu bao gồm:
Lú lẫnDa lạnh và ẩmDa xanh tái hoặc nhợt nhạtNhiệt độ cơ thể thấpCo giậtNônThở ít hơn 8 lần một phútDừng từ 10 giây trở lên giữa các lần thởGiảm phản xạ, như mất phản xạ hầu họng để ngăn ngừa sặc
Đừng tốn nhiều thời gian để đánh giá những dấu hiệu này. Nếu bạn phải mất hơn một vài giây để biết ai đó có thở hay không, và họ không tỉnh dậy khi bạn lay hoặc gọi to, hãy gọi cấp cứu.
Nếu bạn nhậu bị nôn trong khi bất tỉnh, hãy đặt họ nằm nghiêng để giảm khả năng bị sặc. Tốt nhất là một người khác sẽ gọi cấp cứu trong khi bạn làm điều này. Bạn cũng có thể để họ cúi về phía trước. Dù bằng cách nào, tốt nhất là để người đó trên đất để họ không có nguy cơ bị ngã và làm bị thương.
Khi nhân viên cấp cứu đến, hãy cho họ biết càng nhiều thông tin càng tốt, bao gồm người đó đã uống bao nhiêu rượu, loại rượu nào, những loại thuốc hay ma túy mà họ đã sử dụng (nếu có) và bất kỳ thông tin liên quan nào khác mà bạn có thể biết, ví dụ như người đó có bị bệnh gì hay không.
Theo dõi bạn nhậu ngay cả khi họ chỉ ngủ chứ không bị bất tỉnh.
BAC của một người có thể tiếp tục tăng ngay cả khi họ đã ngừng uống vì rượu sẽ tiếp tục được giải phóng từ dạ dày và ruột non vào máu.
Khi nồng độ cồn trong máu tăng lên, nguy cơ của hầu hết các vấn đề nghiêm trọng từ góc độ y học cũng sẽ tăng.
Điều đó có nghĩa là một người "chỉ say rượu" vẫn có thể diễn biên xấu thành ngộ độc rượu.
Một trong những sai lầm lớn nhất là nghĩ rằng người đó "chỉ là đang ngủ" và sau đó để họ một mình mà không theo dõi. Bạn bè thường quay về hàng giờ sau đó, chỉ để thấy rằng người bạn mà họ để lại đã ngừng thở hoặc bị sặc vì chất nôn của chính người ấy.
Theo NIAAA, các triệu chứng say rượu nghiêm trọng có thể dẫn đến ngộ độc rượu bao gồm:
Giảm rõ rệt khả năng nói, trí nhớ, thời gian phản ứng, thăng bằng, phối hợp động tác và sự chú ý.Không thể lái xe do các kỹ năng vận động bị suy giảm nguy hiểmRa quyết định nguy hiểm và phán đoán kémThoáng ngấtNônMất ý thức
Nếu bạn nhậu biểu hiện những triệu chứng này, họ có thể đang tiến tới tình trạng quá liều rượu đe dọa tính mạng. Hãy chuẩn bị để gọi cấp cứu ngay, cũng làm vậy bạn nhậu bị mất ý thức hoặc nôn.
Đừng để người say rượu ở một mình
Ngay cả khi người đó đang ngủ và không bị ngộ độc rượu, việc để họ một mình có thể khiến họ dễ bị xâm hại tình dục hơn tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Càng đông thì càng an toàn, vì vậy hãy ở bên nhau nhau.
Bạn không bắt buộc phải ở bên người có nguy cơ trở thành nạn nhân để ngăn chặn vụ xâm hại tình dục. Người duy nhất có lỗi trong một vụ xâm hại là kẻ phạm tội. Nhưng thực tế không may là cho đến khi chúng ta, với tư cách là một xã hội, có thể tin tưởng rằng sẽ không ai gây ra những vụ xâm hại tình dục, còn thì các biện pháp an toàn như ở cùng nhau trong tình huống này là cần thiết.
Đừng e ngại khi đưa bản thân và bạn của mình ra khỏi tình huống một cách an toàn nhất có thể, ví dụ nếu bạn tham gia một bữa tiệc tại tư gia, bạn của bạn bị say và ngủ, bạn cũng không còn tỉnh táo, và người đưa bạn đến cũng đã ra về. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn nên luôn biết chính xác vị trí của mình và giữ điện thoại còn pin phòng trường hợp bạn cần gọi trợ giúp, đặt xe hoặc cách nào đó để về nhà an toàn.
Khi nghi ngờ, luôn tìm ngay sự trợ giúp y tế cho một người bị bất tỉnh.
Ngay cả khi có nguy cơ đối mắt với những rắc rối về pháp luật, thì việc giúp đỡ một người bạn say rượu nguy hiểm vẫn rất đáng quý. Nó có thể cứu sống người bạn của bạn. Ngoài ra (và ít quan trọng hơn), hãy cân nhắc hậu quả nếu bạn không làm gì và trong trường hợp xấu nhất, ngời bạn ấy qua đời. Bạn không chỉ phải đối phó với sự mất mát đó, mà còn phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Biết giới hạn để tránh bị bất tỉnh do say rượu.
Theo Hướng dẫn chế độ ăn của Bộ Nông nghiệp Mỹ, người trưởng thành nên uống điều độ, có nghĩa là không quá một "ly" tiêu chuẩn mỗi ngày cho phụ nữ và hai cho nam giới. Nếu vượt khỏi giới hạn này, hãy làm theo các quy tắc sau để giữ an toàn nhất có thể:
Xen kẽ một ly rượu với một ly nước.Ăn trước và trong khi uống để không bị hấp thu rượu nhanh.Uống tối đa một ly mỗi giờ.Quyết định từ trước là mình sẽ uống bao nhiêu để không ảnh hưởng đến sự an toàn, sau đó thì ddwngd tiếp tục nâng con số đó lên khi bạn đã thực sự chếnh choáng. Một khi bạn biết cơ thể có thể xử lý thế nào, đừng thúc ép nó.
Cẩm Tú
Theo USA Today
Bác sĩ 'dùng bia cứu bệnh nhân... ngộ độc rượu' kể chuyện nổi tiếng bất đắc dĩ Hơn 2 tháng, sau khi nổi tiếng bất đắc dĩ với phương pháp dùng bia để cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu, bác sĩ Lâm vẫn nói lúc đó ông chỉ nghĩ đến việc cứu người, chứ không nghĩ về hậu quả nếu... thất bại. BS Lê Văn Lâm thăm khám cho các bệnh nhân đang điều trị tại BV Đa khoa...