Một ngư dân tử nạn vì lật thúng chai
Trong lúc đang câu mực trên biển, một ngư dân tỉnh Phú Yên bị sóng lớn đánh chìm thúng chai, rơi xuống biển và bị sóng nhấn chìm.
Khoảng 14 giờ chiều 4/12, thi thể nạn nhân Lê Văn Tánh (44 tuổi, trú xã An Phú, TP Tuy Hòa, Phú Yên) tử vong trên biển do bị lật thúng chai đã được tàu cá PY 91032TS do anh Lê Văn Tuấn (39 tuổi, trú ở khu phố 6, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) đưa vào đất liền và bàn giao cho gia đình an táng.
Được biết, anh Tánh là thuyền viên trên tàu cá này. Sau khi tàu gặp nạn, thuyền trưởng tàu phải dừng chuyến biển để đưa nạn nhân vào đất liền.
Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 1/12, khi tàu PY 91032 TS đang hoạt động đánh bắt thủy sản ở tọa độ 110 23 N – 114 0 29 E, anh Tánh cùng một ngư dân xuống thúng để đi câu mực thì bị sóng lớn đánh chìm thúng, cả hai rơi xuống biển. Khoảng 30 phút, phát hiện thúng bị chìm, thuyền trưởng cho tàu đi tìm kiếm, vớt hai người bị nạn lên và hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên, do kiệt sức, 23 giờ cùng ngày anh Tánh đã tử vong.
Doãn Công
Theo Dantri
Táng người chết dưới nước để... trường thọ
Làng người Chăm ở An Phú, An Giang có nhiều tập tục kỳ lạ khó lý giải.
Video đang HOT
Sau khi chết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái chết êm đềm, thi thể người chết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh. (Ảnh minh họa).
Họ tin rằng ăn cơm dùng tay bốc thì món ăn đó sẽ ngon hơn, có sức khỏe hơn. Người chết họ thích bỏ trong những chiếc quan tài bằng một loại gỗ mà bùn và nước không thể là hư hại sau đó táng xuống nước trong con kênh hoặc góc ao nhà mình. Bởi cho rằng như thế các linh hồn sẽ thiêng hơn, giúp người sống trường thọ hơn.
Nghi thức ăn bốc bắt đầu từ một giấc mơ
Chiều biên giới buông xuống nhanh hơn bình thường, không gian như chìm trong sương khói liêu trai. Để vào được làng người Chăm này từ An Phú phải rẽ qua ngã tư Quốc Thái (một trong những ngã tư nổi tiếng ở An Phú) sau đó thì tiến thẳng về phía rừng biên giới, hỏi làng người Chăm ở búng Bình Thiên thì hầu như ai cũng biết.
Búng Bình Thiên từ lâu đã nổi tiếng kỳ bí bởi xung quanh nó là một hệ thống hồ nước trong vắt quanh năm không bao giờ cạn. Và rồi những người Chăm nơi đây cũng dùng chính nguồn nước này để phục vụ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Thấy khách lạ ghé vào búng Bình Thiên này, ông Ma Hảo chào đón chúng tôi bằng một ánh nhìn đầy thiện cảm.
"Uống 5 ly trà người Chăm pha bằng nước hồ quanh búng Bình Thiên đun sôi lên pha, ăn xong một bát cơm do chính tay những cô gái Chăm ở vùng đất này nấu thì những người khách mới được bắt đầu hỏi chuyện. Nghi thức này đã có từ bao giờ thì chính những người Chăm già ở đây cũng nhớ rõ và chắc chắn lắm" - ông Ma Hảo bộc bạch như vậy.
Cơn mưa chiều biên giới bất chợt đổ xuống làm mù cả một quãng hồ nước. Những người Chăm bắt đầu cấp tập quây quần về bên những căn nhà sàn của mình. Khách lạ, bất kể là ai khi vào làng đều phải cúi chào cả chiếc cổng làng cũng như những tượng đài và các thánh vật mà người Chăm cho rằng đó là linh thiêng, nếu trót quên thì sau khi chào hỏi người già sẽ quay ra chào hỏi các thánh vật thiêng đó.
Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi bữa cơm đãi khách hôm đó tất cả đều dùng tay bốc. Trong mâm cơm chỉ có vài chiếc thìa để múc canh và các thức ăn lỏng là nước. Còn tất cả đồ khô đều dùng tay bốc. Theo trí nhớ láng máng của ông Ma Hảo thì nghi thức ăn bốc này bắt nguồn từ một giấc mơ của người khai sinh ra làng người Chăm ở vùng biên giới này.
Theo lời kể lại thì ông tổ khai sinh ra làng Chăm này là ông Ma Lung. Ông tổ Ma Lung trong một đêm nằm mộng thấy các bậc hiền thánh bảo phải ăn bốc để có sức khỏe hơn và cảm giác được các món ăn ngon hơn. Từ đó tất cả người Chăm ở đây đều dùng tay bốc đồ ăn bất kể món gì, trừ canh và các món nước.
Cách đây vài thế kỷ, khi nghĩa quân Tây Sơn từng đi qua và có một thời gian đóng đô ở vùng đất này cũng gia nhập nghi thức này, dùng tay bốc đồ ăn và họ rất thích thú với điều đó". Ông Ma Long, năm nay 83 tuổi cho biết: "Ông nội tôi kể lại khi đó một viên tướng triều Nguyễn là Đinh Viết Thành, trong những bữa tiệc ăn uống rất thích thú điều này nên ra lệnh tất cả quân lính đều ăn bốc".
Hiện nay, ông Ma Long cũng là người giám sát dân làng Chăm thực hiện luật lệ này. Ăn bốc với người Chăm được tiện lợi đủ đường, họ cho rằng dùng tay có thể biết được đồ ăn nóng hay nguội.
Không như xưa kia, trước khi bước vào bữa tiệc ăn bốc, người dân đều múc nước từ hồ quanh bùng Bính Thiên để rửa tay, khi rửa không cần bất cứ một loại xà bông gì mà họ cho rằng nguồn nước đó đã tinh khiết và đã được diệt khuẩn.
Hơn nữa, khi ăn bắt buộc phải dùng tay phải vì tay trái là cánh tay có thể làm những việc sai trái nên không thể bốc thức ăn, thứ được cho là cao quý, của thánh Alla ban cho con người nhằm duy trì sự sống.
Táng người chết dưới nước để được trường thọ
Cũng chẳng nhớ đã hình thành từ khi nào nhưng tổ tiên người Chăm ở vùng biên giới này vẫn thích được táng người chết dưới nước sâu. Ông Ma Long kể: "Từ khi tôi mới sinh ra đã thấy những người già ở đây khi qua đời đều được chôn dưới đáy nước sâu. Trước kia là cách ngách sông ngay bên cạnh nhà mình.
Sau đó do sự biến chuyển của thiên tai, sợ các quan tài bị nước cuốn trôi mất nên người dân thường táng ngay trong các mép ao bên cạnh nhà mình. Người Chăm luôn nghĩ rằng chỉ có làm như vậy thì các linh hồn mới thiêng hơn và phù hộ cho những người sống trên dương gian được sống lâu trường thọ hơn mà thôi".
Theo những người Chăm già ở đây thì quan tài phải được làm bằng một loại gỗ đặc biệt mà bùn lẫn nước đều không thể phá hủy được. Họ cũng lý giải thêm rằng cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi giáo ở vùng đất này chôn cất người chết xuống nước theo kiểu thủy táng bởi trong quan niệm của đạo Hồi.
Sau khi chết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái chết êm đềm, thi thể người chết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh. Sự linh thiêng cũng như những nghi lễ đặc biệt ở vùng đất này biến chuyển theo thời gian trong ngày. Họ cho rằng, thường linh hồn con người thiêng nhất vào lúc đêm khuya. Bởi thế nên các lễ kêu cầu lẫn việc cúng lễ thường bắt đầu lúc 8 giờ tối và kết thúc lúc 12 giờ đêm.
Người Chăm ở đây bao đời nay vẫn tồn tại suy nghĩ bất biến thế này. Cũng bởi sự biến chuyển của thời gian nên giờ phương tiện đi lại rất thuận lợi, nếu có ai đó chẳng may chết đi trong đúng mùa nước nổi thì người thân có thể khâm liệm rồi dùng ghe, xuồng máy đưa thi thể người thân đến những vùng đất cao để chôn cất.
Điều này xưa kia chưa từng tồn tại trong ý nghĩ của người dân, họ chỉ đơn thuần nghĩ táng luôn xuống nước cho thuận tiện đủ bề. Hơn nữa, chính quyền địa phương ở các xã có các làng Chăm sinh sống cũng thường xuyên quan tâm, giải thích và khuyên cộng đồng họ không nên thủy táng người thân để tránh ảnh hưởng đến môi trường nước của chính đồng bào.
Bên cạnh đó nhận thức của người Chăm cũng ngày càng được nâng cao nên họ đã dần sáng tỏ việc thủy táng là lạc hậu. Ấy thế nhưng tin vào sự linh thiêng của xác chết trong việc tiếp xúc với nguồn nước mát lành ở bùng Bính Thiên này thì vẫn không thay đổi.
Theo Xahoi
Cứu người gặp nạn trong lũ dữ Nghe tiếng kêu la thất thanh giữa dòng lũ dữ, ba ông Dũng - Thắng - Lộc vội vã chống xuồng tới ứng cứu và đưa được 2 người gặp nạn vào bờ... Đến hôm nay, anh em ông Trương Văn Dũng và Trương Văn Hùng (cùng 55 tuổi, trú thôn Ngọc Mỹ, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) vẫn chưa hết...