Một ngày ‘trốn nắng’ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên
Đầu tháng 3, khi Đông Nam Bộ đang là đỉnh điểm nắng nóng mùa khô năm 2024, nhiều người đã chọn cách hòa mình với thiên nhiên hoang sơ và đa dạng của Vườn Quốc gia Cát Tiên để ‘nạp năng lượng’.
Rộng hơn 71.000ha, Vườn Quốc gia Cát Tiên trải dài trên địa phận 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, với 80km sông Đồng Nai bao bọc, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160km.
Rừng nguyên sơ được giữ gìn tốt, nên nơi đây chứa đựng nguồn gene đa dạng sinh học phong phú, kiến tạo hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học hàng đầu của cả nước.
Con phà nhỏ đưa du khách cắt ngang sông Đồng Nai sang Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Nơi những tán cây cao vút, xanh mướt tạo nên “mái che” tự nhiên trong lành, mát mẻ.
Dù nơi đây từng là chiến trường khu Đ ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ, nhưng hệ sinh thái nguyên sơ với những cây cổ thụ và hệ động, thực vật đa dạng vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn đến tận ngày nay.
Ở bất kỳ góc rừng nào, du khách cũng muốn khám phá, tìm hiểu.
Chỉ là một nhánh rễ cây cổ thụ, nhưng cũng khiến du khách trầm trồ.
Đi sâu hơn nữa vào rừng mưa nhiệt đới.
Tháng 3, đỉnh điểm mùa khô, con suối chảy qua Bến Cự cạn nước.
Nhưng với những ghềnh đá tự nhiên làm dâng nước từng đoạn, con suối vẫn có những lúc tuôn dòng như thác nhỏ.
Video đang HOT
Vì thế, ghềnh Bến Cự là nơi nhiều du khách tìm đến…
…để vừa lội suối, vừa nghe nước chảy, chim ca.
Rồi sau đó, có thể lựa chọn đạp xe dưới tán cây xanh mát, trên những con đường nhỏ xuyên rừng.
Hoặc đi bộ theo con đường lát gỗ quanh co…
…đến thăm cây tung cổ thụ hơn 400 năm tuổi.
Tối đến, du khách có thể cắm trại, đốt lửa và ăn tối, chuẩn bị cho chuyến khám phá rừng đêm…
…bằng cách theo xe chuyên dụng vào rừng ngắm thú.
Ở mọi góc rừng, du khách đều có thể bắt gặp những thú hoang đi ăn đêm…
…nhiều nhất là những “gia đình” nai đi kiếm bữa tối. Chúng không sợ sệt khi chạm mặt con người.
Sáng hôm sau, quay lại với rừng để hít thở khí trời trong trẻo, đầy năng lượng, du khách như được tiếp thêm nguồn cảm hứng mới….
…rồi theo con phà nhỏ trở lại bên kia sông…
Và nhớ về một Vườn Quốc gia Cát Tiên còn bao điều thú vị, hẹn thêm một lần gặp lại để khám phá.
Là khu rừng mưa nhiệt đới chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý báu hàng đầu Việt Nam, Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2001.
Đến năm 2005, Ban Thư ký công ước Ramsar công nhận khu đất ngập nước Bàu Sấu trong Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu Ramsar có tầm quan trọng quốc tế. Ngày 27-9-2012, Chính phủ đã xếp hạng Vườn Quốc gia Cát Tiên là Di tích quốc gia đặc biệt.
Về rừng đón 'năng lượng xanh'
'Sau mấy lần gửi hồ sơ đều bị trượt, mình may mắn được nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam nhận là tình nguyện viên tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Ở đây vui lắm, sáng mình cùng các anh kiểm lâm cho các bạn thú ở trung tâm cứu hộ ăn, rồi tắm cho chúng, sau đó đi trồng cây, trồng hoa', chị Ngọc tuổi ngoài 25, là nhân viên của một công ty kiến trúc tại TPHCM, đã xin nghỉ phép dài ngày để vào rừng làm tình nguyện viên và trải nghiệm du lịch núi rừng nơi đây.
Ngoài những thời gian làm tình nguyện viên cứu hộ, chị Ngọc trở thành du khách du lịch trải nghiệm, khám phá các điểm đến ở khu rừng nổi tiếng ở Đông Nam bộ.
Không chỉ chị Ngọc mà hàng ngàn tình nguyện viên mỗi năm tham gia cứu hộ động vật hoang dã ở Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phước) hay cứu hộ rùa biển ở Núi Chúa (Ninh Thuận) đã chọn hướng du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môi trường sinh thái thông qua các hoạt động tình nguyện viên cứu hộ động vật, trồng rừng...
Sắc xanh từ cánh rừng giúp hút khách
Nhiều người trẻ, giới nhân viên văn phòng và những du khách thích thiên nhiên ngày càng chuộng đi rừng để trải nghiệm những hoạt động du lịch mới lạ như khám phá, trekking, cứu hộ thiên nhiên, thậm chí xin nghỉ phép dài ngày chỉ để được vào rừng làm tình nguyện viên.
Trong ảnh là chị Ngọc, nhân viên văn phòng một công ty kiến trúc tại TPHCM tham gia tình nguyện viên tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: NK
Cũng như chị Ngọc ( đang làm tình nguyện viên cứu hộ động vật hoang dã trong hình bên trên), hồi tháng 12 năm ngoái người viết bài này đến Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cũng gặp nhiều tình nguyện viên cứu hộ động vật, trong số đó có bạn vẫn đang là sinh viên. Cuộc sống của họ đơn giản, một căn nhà không quá rộng nhưng độ chục người vẫn có thể ở được. Nhà có bếp núc để tự nấu ăn, đủ ấm áp cho giấc ngủ ngon sau một ngày dài nhiều trải nghiệm.
Điểm chung của những người tình nguyện viên khi ở đây là họ vừa làm vừa chơi. Rảnh rỗi họ lội rừng, tắm suối, vào việc thì họ được cán bộ hướng dẫn, tìm hiểu về các loài vật trong rừng, học cách chăm sóc, cho ăn, thậm chí việc dọn phân, nước thải của các loài thú... Tất cả đều mang lại những niềm vui mỗi ngày.
Ở các vườn quốc gia hiện nay, ngoài trừ một vài điểm có thu thêm phí duy trì và bảo tồn, nếu chi khoảng 100.000 đồng, du khách đi mỏi chân vẫn chưa tham quan hết rừng. "Bỏ ra khoảng 50.000 đồng mua tấm vé tham quan ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, mình được lắng nghe tiếng chim hót, hít hà không khí trong lành và hòa mình vào màu xanh lá cây. Mỗi lần đến với rừng mình thấy rất thư giãn, không có sóng điện thoại, wifi, lâu lâu sống tách biệt, không bị ai làm phiền khiến bản thân thấy tự do", chị Thủy Ngân (23 tuổi, TPHCM) mỗi năm dành 2-3 lần để đến những điểm du lịch trong rừng cho biết.
Bạn Thủy Ngân (bìa phải) cùng nhóm bạn đi du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: NVCC
Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, ông Hoàng Anh Tuân cho biết: "Sau đại dịch Covid-19, nhiều người dần chuyển dịch từ du lịch truyền thống, nghỉ dưỡng... sang du lịch xanh, du lịch bền vững. Nhờ lợi thế là vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan hoang sơ, văn hóa bản địa đặc trưng, Bù Gia Mập cũng đang là điểm du lịch xanh của nhiều du khách".
Còn ở Vườn Quốc gia Núi Chúa, năm ngoái cũng đón khoảng 200.000 lượt khách tham quan, trong đó nhóm khách trẻ chiếm tỉ lệ cao nhất.
Tương tự, Vườn Quốc gia Côn Đảo hay Cát Tiên phần đông khách đến tham quan trải nghiệm cũng là người trẻ, tiếp đó là nhóm khách gia đình và khách quốc tế. Ông Trần Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường, Vườn Quốc Gia Cát Tiên nói lượng khách đến vườn đã tăng hơn 48% so với năm 2022.
Với những khả quan về lượng khách du lịch về rừng trong năm 2023, các vườn quốc gia và một số nhà tổ chức du lịch cũng đầu tư để đón khách hơn.
Ông Tạ Huỳnh Vĩnh Trường, Giám đốc Ban quản lý Khu Du lịch Mũi Cà Mau, cho biết du khách đến Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau sẽ có dịp tham gia tour trải nghiệm xuyên rừng thú vị. Theo đó, du khách sẽ tận hưởng cảm giác mới lạ khi di chuyển trên sông nước bằng nhiều loại phương tiện như ca nô, vỏ lãi... len lỏi dưới tán rừng, khám phá hệ sinh thái đặc trưng của rừng ngập mặn, thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, tìm hiểu chụp ảnh lưu niệm những cây đước, cây mắm hàng chục năm tuổi.
Ngoài ra, mô hình nghỉ dưỡng "chữa lành" tại các homestay trong làng văn hóa du lịch Đất Mũi cũng được đầu tư đón khách. Tại đây, du khách sẽ được hòa nhập vào cuộc sống của người bản địa, trải lòng với người dân quê hào sảng hay ngồi thiền, tập yoga giữa "đất rừng phương Nam", ông Trường nói thêm.
Bà Dương Thị Ngọc Phương, chủ sở hữu Khu nghỉ dưỡng Cát Tiên Jungle Lodge cho hay: "Hiện tại, khách hàng đến chỗ chúng tôi phần lớn làm việc tại các thành phố, nhiều nhất là ở TPHCM, cuộc sống của họ có nhiều xáo trộn, nên họ tìm đến đây để giải tỏa áp lực. Chúng tôi không phải là người "chữa lành" mà chỉ đơn giản là hướng dẫn và cùng họ "tự chữa lành".
Do ưu thế gần cánh rừng quốc gia, nơi đây kết hợp để du khách đi rừng ngắm cảnh, tắm rừng, check-in. Ngoài ra, bà Phương cũng kết hợp thêm một vài liệu pháp chăm sóc sức khỏe như nghe chuông xoay Tây Tạng, thực hành vẽ Mandala, chia sẻ câu chuyện... Đồng thời, hướng dẫn thực dưỡng cho du khách, các phương pháp thanh lọc cơ thể qua đường uống để sau những ngày nghỉ dưỡng, du khách có cơ thể khỏe mạnh hơn, nhẹ nhàng hơn.
Tại Bù Gia Mập, phía vườn cũng mở các tuyến du lịch khám phá, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đầu tư xây dựng các điểm hạ trại camping, tìm hiểu văn hóa bản địa, xây dựng các đội nhóm văn hóa, văn nghệ... "Năm 2024 ngoài những sản phẩm du lịch đang khai thác, Bù Gia Mập cũng đầu tư và triển khai thêm hai sản phẩm du lịch mới, là du lịch chữa lành và du lịch kết hợp với giáo dục môi trường, nhằm phát huy sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên hoang sơ gắn với văn hóa của cộng đồng dân tộc tại địa phương", ông Hoàng Anh Tuân, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho hay.
Một nhóm du khách trekking.
Lựa chọn các điểm gần gũi thiên nhiên là sở thích của anh Viễn Thông (34 tuổi, TPHCM) và các điểm đến này trở thành ưu tiên từ sau Covid-19. "Trước khi tìm đến một phương thuốc trị liệu về y học lẫn tâm linh, thiên nhiên chính là phương thức chữa lành đầu tiên mà mình có thể tìm đến. Mình được gì khi về rừng? Mình được vận động thể chất, hít thở bầu không khí trong lành bằng đi bộ, tắm rừng, bơi lội ở hồ, suối. Màu xanh từ cây lá và cấu trúc bội phân của thực vật, mây trời hay sóng nước chính có thể giúp trị liệu, giải tỏa căng thẳng. Thiên nhiên mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo nữa. Đến với thiên nhiên vừa giúp hồi phục sức khỏe, kết nối lại với tự nhiên và biết đâu giúp ta có ý tưởng mới trong công việc", anh Thông chia sẻ.
Trong hình là anh Viễn Thông (34 tuổi, TPHCM) trong một số chuyến du lịch về rừng của mình. Ảnh: NVCC
Du lịch sinh thái rừng là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên, rất tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích. Do đó, để du khách đến vườn vừa có trải nghiệm tốt, đồng thời vẫn thể hiện trách nhiệm với tự nhiên, đa số các vườn đều đưa ra những quy định chặt chẽ và đồng thời lồng ghép yếu tố giáo dục, truyền thông đa dạng sinh học trong các sản phẩm du lịch.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ Môi trường - Ban Quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa, khách du lịch thế hệ mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ cũng đang trở nên thịnh hành. Trong các tour du lịch, vườn ưu tiên hàng đầu công tác giáo dục đến du khách nhằm nâng cao nhận thức gìn giữ môi trường, chẳng hạn như khi đi trekking, du khách sẽ cũng đem theo một bom hạt giống (viên đất được vo tròn, bên trong chứa hạt cây rừng) để thả vào các triền dốc để tái sinh rừng.
Nhóm du khách trồng cây xanh tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Hay du khách đến Côn Đảo sẽ được Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo hướng dẫn và yêu cầu không sử dụng rác thải nhựa một lần để bảo vệ môi trường hoặc tham gia vào các tour trải nghiệm để cùng nhặt rác thải đại dương trôi dạt vào các hòn đảo.
Có thể thấy ngoài việc tuân thủ các quy định tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn, quan trọng du khách phải tự ý thức và trên thực tế, nhu cầu du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môi trường sinh thái đang là một xu hướng và đi theo là nhiều tour, điểm đến cũng thay đổi theo, hướng du khách đến du lịch xanh, du lịch "chữa lành".
Vườn quốc gia Bù Gia Mập và ước mơ... xanh! Ngày xuân là dịp để mọi người sum họp, quây quần bên gia đình, thăm hỏi người thân, bạn bè. Thế nhưng, vì sự bình yên cho những cánh rừng và muông thú, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước vẫn cần mẫn làm việc, ngày đêm lặn...