Một ngày trên Trái Đất cách đây 70 triệu năm kéo dài bao lâu?
Nghiên cứu mới đã tìm hiểu vỏ hóa thạch của động vật thân mềm sống cách đây 70 triệu năm cho biết, khi đó một ngày trên hành tinh chúng ta kéo dài khoảng 23,5 giờ và một năm có 372 ngày.
Từ đó có thể suy ra là cách đây 70 triệu năm, Trái Đất xoay nhanh hơn bây giờ. Ngắn hơn chỉ nửa giờ đồng hồ mỗi ngày, điều đó không có gì quá lớn nhưng với chúng ta ngày nay thì lại rất đáng chú ý khi mà nhiều người luôn thấy thiếu thời gian.
Kết quả nghiên cứu này rất có thể là đúng nhờ vào chất lượng của hóa thạch và chất lượng ảnh độ phân giải cao chụp các vòng phát triển của hóa thạch động vật. Các nhà khoa học có thể quan sát từng vòng phát triển của động vật và đưa ra một lịch trình khá chính xác về vòng quay ngày, đêm vào thời gian mà chúng sinh sống. Các vỏ này lớn nhanh hơn về ban ngày và chậm hơn về ban đêm.
Thật thú vị khi chúng ta có thể nhìn được vào quá khứ của Trái Đất, và điều này còn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về một lĩnh vực nghiên cứu khác, đó là mối liên hệ giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Trong nhiều tỉ năm, một năm của Trái Đất gần như không thay đổi nhưng thời lượng của một ngày thì lại thay đổi. Đó là do lực kéo của Mặt Trăng đối với nước trong các đại dương trên hành tinh chúng ta, lực hút này làm chậm dần vòng xoay của Trái Đất qua hàng trăm triệu năm.
Đồng thời, mỗi năm Mặt Trăng cũng đang chầm chậm rời xa dần khỏi Trái Đất. Sự thay đổi này rất nhỏ, chưa đến 5cm/ năm, nhưng vẫn có thể đo được. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu nói trên để xác định niên đại của các hóa thạch khác và tìm hiểu kĩ hơn về thời lượng của một ngày trong mọi thời điểm lịch sử của Trái Đất.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Cổ hải dương học và Cổ khí hậu học.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/BRG
Phát hiện vườn và nghĩa địa san hô ở hẻm vực bí mật ngoài khơi Australia
Nghĩa địa san hô hóa thạch sẽ tiết lộ nhiều bí mật về hiện tượng biến đổi khí hậu xưa kia.
Bờ biển phía Nam nước Úc được bao quanh bởi những mê cung hẻm vực chìm sâu dưới biển, nhiều trong số đó vẫn chưa được khám phá. Tuần qua, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng robot dưới nước để tiến hành khảo sát 3 hẻm vực như vậy. Họ đã phát hiện ra một thế giới bí mật gồm cả những khu vườn san hô tươi tốt và cả những nghĩa địa san hô trắng phếch như tro.
San hô nở hoa dưới hẻm vực ở bờ biển phía Nam nước Úc.
Nhóm nghiên cứu cho biết các hệ sinh thái này nằm ngay trên đường đi của dòng nước đang ngày càng ấm lên và chảy qua biển Nam của Nam Cực. Số phận của các hệ sinh thái này rất có thể là bức tranh tương lai của các đại dương mênh mông trước tác động của sự ấm lên toàn cầu. Đây chắc chắn sẽ là sự biến đổi toàn cầu bởi vì những dòng nước này đều bắt nguồn từ Nam Cực chảy đi khắp các đại dương và điều hòa hệ thống khí hậu của chúng ta.
Trong chuyến thám hiểm nghiên cứu này, các nhà khoa học đã dùng tàu thám hiểm R/V Falkor lặn sâu xuống ba hẻm vực ở bờ biển Nam nước Úc là các hẻm Bremen, Leeuwin và Perth, xuống tận các vùng đồng bằng biển thẳm sâu khoảng 4.000 mét dưới mặt nước biển.
Ngoài mục đích tìm hiểu những nơi con người chưa từng biết đến trước đây, lần thám hiểm này các nhà khoa học còn nhằm tìm hiểu sự tác động của biến đổi khí hậu đối với đại dương. Những hẻm vực sâu này đối diện với biển Nam, là biển bao quanh lục địa Nam Cực và nối liền với Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương nhờ các dòng hải lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Do đối diện với biển Nam, những hẻm vực này là một trong những hệ sinh thái đầu tiên trên Trái Đất chịu tác động của các dòng nước ấm chảy ra từ vùng biển Nam Cực.
Nhờ có cơ chế hội tụ Nam Cực, các dòng hải lưu chảy từ biển Nam mang theo rất nhiều chất dinh dưỡng, nhờ đó các hẻm vực dưới đáy biển Nam nước Úc trở thành nơi thu hút các loài động vật đến sinh sống. Ví dụ như hẻm Bremer là nơi di cư theo mùa lớn nhất bán cầu Nam của cá voi sát thủ và thường thu hút những đàn cá mập, cá heo, cá mực.
Một "nghĩa địa" san hô ở hẻm vực Leeuwin.
Trong chuyến thám hiểm này, nhóm nghiên cứu nhận thấy những hẻm vực này là nơi sinh sống tấp nập của sinh vật biển sâu. Mỗi điểm mà tàu lặn xuống đều có những khu vườn màu mỡ các loài san hô, nhiều động vật biển với nhiều màu sắc sặc sỡ. Tuy vậy, mỗi hẻm, và nhất là hẻm Leeuwin, cũng có rất nhiều túi san hô chết và san hô hóa thạch.
Theo các nhà nghiên cứu, san hô ở đây cho biết nhiều thông tin về những lần ấm lên của đại dương gần đây do con người gây ra cũng như những biến đổi lâu dài đối với khí hậu toàn thế giới. Vẫn chưa ai biết vì sao san hô ở đây bị chết, và các nhà nghiên cứ sẽ bắt đầu tìm câu trả lời ngay sau khi tàu Falkor trở về đất liền.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Phát hiện 'kho báu nghìn triệu triệu' tấn kim cương trong lòng đất Các nhà khoa học mới phát hiện một lượng rất lớn kim cương đang được chôn giấu khoảng hơn 160 km dưới lòng đất. Dựa trên dữ liệu hoạt động địa chất nhiều thập kỷ qua, nhóm nghiên cứu quốc tế đã công bố thông tin về khối kim cương siêu lớn. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng sóng âm thanh để ước...