Một ngày trải nghiệm nghệ thuật và di sản văn hóa ở Bugis, Singapore
Không sôi nổi, hiện đại như những khu phố đêm rực rỡ đèn hoa, Bugis hiện lên với một nét nền nã, thấm đượm phong vị nghệ thuật và di sản văn hóa, con người Á Đông.
Được công nhận là một trong những khu phố hay ho nhất để trải nghiệm bởi tạp chí Time Out vào năm 2020, Bugis là địa điểm thú vị cho bất cứ ai đam mê cái đẹp và những giá trị nghệ thuật. Không khí hoài cổ đậm chất nghệ thuật tại đây đã hút hồn biết bao du khách đặt chân đến Singapore nhằm tìm kiếm một địa điểm mới lạ và độc đáo.
“Nghệ thuật” có lẽ là danh từ đúng nhất để mường tượng về Bugis. Không chỉ gói gọn trong các địa danh du lịch nổi bật, nơi đây mang đến sự lãng mạn ngập tràn cả cảnh vật, hoạt động hay con người.
Tái hiện lịch sử Singapore qua triển lãm nghệ thuật
Nổi tiếng nhất khi nhắc về Bugis là Bảo tàng Quốc gia Singapore. Nơi đây được biết đến là bảo tàng lâu đời nhất đảo quốc sư tử, đồng thời là hiện thân của sự tiến bộ về văn hóa và lịch sử của đất nước. Tọa lạc ngay góc ngã tư trung tâm thành phố, bảo tàng là sự kết hợp giữa hiện đại và hoài cổ, mang đến cho du khách cái nhìn toàn diện về văn hóa, truyền thống và con người Singapore từ xưa đến nay.
Sự kết nối dòng chảy lịch sử với đương đại của quốc gia hơn 700 năm tuổi được thể hiện không chỉ qua công trình kiến trúc Bảo tàng Quốc gia Singapore, mà còn bởi hàng trăm cuộc triển lãm hay hoạt động nghệ thuật tại Bugis. Những triển lãm đầy thú vị này là cơ hội để du khách thả hồn trong dòng lịch sử xa xưa, đồng thời khám phá nét văn hóa thú vị qua vô số tranh ảnh, hiện vật trưng bày tại các triển lãm, hoặc tái hiện lịch sử Singapore qua lối kể chuyện bằng âm nhạc độc đáo trong các buổi hòa nhạc.
Bugis có nhiều hoạt động nghệ thuật thu hút du khách.
Đơn cử phải kể đến buổi hòa nhạc thuộc triển lãm Voices of Singapore. Sự hòa trộn nghệ thuật từ âm nhạc, hòa âm, các màn trình diễn, biểu diễn sân khấu… đưa người xem sống lại giai đoạn lịch sử những năm 70-80 của thế kỷ trước. Tại đây, du khách có thể ngả lưng trên những chiếc ghế được thiết kế theo kiểu ôtô mini, xe bán tải và thưởng thức các bộ phim được trình chiếu. Đây là hình thức giải trí mô phỏng rạp phim di động vốn rất thịnh hành trong quá khứ của người Singapore.
Khu phức hợp Bras Basah – bữa tiệc nghệ thuật địa phương đặc sắc
Nổi tiếng với du khách gần xa bởi mô hình phức hợp giao thương của nhiều hộ kinh doanh nhỏ, Bras Basah mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa với các cửa hàng bày bán tranh vẽ, đồ in ấn, mắt kính, đồng hồ… đa dạng.
Bras Basah vốn được biết đến là trung tâm trao đổi, mua bán của nhiều cửa hàng sách. Khi khu phức hợp được thành lập, nhiều hiệu sách lớn nhỏ và các cửa hàng sản phẩm liên quan tụ hợp tại đây giao thương. Đến hiện tại, nơi đây đã trở thành một trung tâm mua sắm nổi tiếng với những du khách mong muốn tìm hiểu văn hóa bản địa. Tại đây, du khách không chỉ tìm thấy tranh ảnh và ấn phẩm đẹp mắt, mà còn được đắm chìm trong không gian mua sắm hơi hướm hoài cổ, đậm chất người Hoa ở Singapore.
Khu phức hợp Bras Basah mang đậm dấu ấn và hơi thở của người Singapore gốc Hoa. Ảnh: Wordpress.
Được mệnh danh là điểm hội tụ của nghệ thuật, bạn dễ dàng tìm thấy các tựa sách văn học, thơ ca và nhiều loại hình nghệ thuật khác như tranh vẽ, âm nhạc tại đây. Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm một món quà lưu niệm mang dấu ấn đặc trưng của Singapore, Bras Basah Complex có thể thỏa mãn nhu cầu đó với nhiều cửa hàng đặc biệt chờ bạn khám phá.
Cảm nhận văn hóa ẩm thực trong không gian nghệ thuật ấn tượng
Bên cạnh các giá trị nghệ thuật, ẩm thực cũng là một điểm nhấn thú vị cho du khách khám phá khu phố Bugis. Mỗi nhà hàng, quán cà phê đều mang nét đặc trưng riêng về phong cách kiến trúc hay hương vị menu, khiến du khách say đắm. Một trong các quán cà phê đặc biệt phải kể đến Tuxedo Café & Pâtisserie.
Video đang HOT
Tuxedo Café & Pâtisserie có menu bánh ngọt đa dạng với phong cách tinh tế, trang nhã.
Tọa lạc bên trong khách sạn Carlton Hotel Singapore, Tuxedo Café & Pâtisserie là địa chỉ quen thuộc cho các tín đồ yêu thích sự tinh tế của văn hóa cà phê châu Âu. Phong cách trang nhã và quý tộc được thể hiện qua lối kiến trúc nhã nhặn nhưng không kém phần sang trọng.
Bên cạnh cà phê, Tuxedo Café & Pâtisserie cũng nổi tiếng với nhiều dòng bánh Tây như bánh sừng bò Pháp, pain au chocolate… và nhiều món đặc trưng khác như tuxedo cake, red velvet, bánh gà nướng Carlton. Thưởng thức chút hương vị nồng nàn của cà phê cùng vị thanh nhẹ của bánh ngọt trong một buổi chiều tà se lạnh, ngắm nhìn hoàng hôn đổ dần xuống Đảo quốc sẽ là một trải nghiệm khó quên cho du khách quốc tế.
Nếu vẫn đang phân vân không biết khám phá những đâu cho chuyến du lịch Singapore sắp tới, khu phố Bugis có thể là cái tên bạn không nên bỏ lỡ bởi những trải nghiệm nghệ thuật đặc sắc, đa dạng từ cảnh vật, ẩm thực đến văn hóa, con người.
Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam
Việt Nam là đất nước có nhiều cảnh quan đẹp và lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa.
SEA Games 31 là cơ hội để Việt Nam quảng bá các di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể thế giới tới các du khách.
Tháng 12/1999, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Với khoảng 70 công trình xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn là khu đền thờ Ấn Độ giáo quan trọng nhất của Vương quốc Chăm Pa. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm tại Mỹ Sơn hội tụ nhiều phong cách, mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Khu đền tháp nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi trong mạch núi cao khoảng 100-400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) rộng 18.000m2 trên tổng số hàng chục nghìn m2, tập trung ở khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và khu vực thành cổ Hà Nội, chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 31/7/2010. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng vào thời nhà Lê và được tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Đây là một trong 4 công trình ở Thăng Long còn sót lại là Cột cờ Hà Nội, Cửa Bắc Thành Hà Nội, Đoan Môn và nền Điện Kính Thiên. Đoan Môn có 5 cửa ra vào hình chữ U, hai cửa tận cùng bên cạnh là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn vẫn còn nguyên vẹn. Hiện giờ cửa là lối ra vào của Hoàng Thành Thăng Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Cột cờ Hà Nội nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Cột Cờ gồm ba tầng đế và một thân cột. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m, cao 3,1m. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m, cao 3,7m có 4 cửa. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m có cửa lên cầu thanh trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m, hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Đỉnh Cột Cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Toàn bộ Cột Cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ thì là 41,4m. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Một góc Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Công chúng trong và ngoài nước rất quan tâm tới các hiện vật khai quật được tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là Di sản Văn hóa thế giới. Trong ảnh: Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Hội An giữ được gần như nguyên vẹn với hơn một nghìn di tích, bóng dáng những ngôi nhà cổ rêu phong với hình ảnh người phụ nữ áo dài làm những con phố cổ càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách dlich trong và ngoài nước. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Một góc Phố cổ Hội An đẹp lung linh về đêm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nằm bên bờ sông Hoài nên từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hóa. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Chùa Cầu (còn gọi chùa Nhật Bản), công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Đây là nơi ngăn cách khu phố người Hoa và khu phố Nhật Bản. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Phố cổ Hội An luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Thanh Hà /TTXVN)
Hội Gióng là một Lễ hội truyền thống hết sức độc đáo trong hơn 8.000 lễ hội của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Ngựa sắt của Thánh Gióng xung trận. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Tái hiện hình ảnh tướng giặc Ân sang xâm lược nước ta. (Ảnh: TTXVN)
Ông Hiệu múa cờ lệnh trong hội Gióng ở đền Phù Đổng, báo hiệu bắt đầu vào trận. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đội phù giá (quân chính quy của Thánh Gióng) rước nước từ giếng trước cửa đền Mẫu về đền Thượng (đền thờ Thánh Gióng). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Đoàn Phù giá (tượng trưng cho quân sỹ của Thánh Gióng) từ đền Gióng sang đền Mẫu. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Mê hoặc loạt kiến trúc cổ ở di sản văn hóa thế giới Malacca Malacca là cố đô và là thành phố cổ nhất của Malaysia. Từng là hải cảng thương mại sầm uất trên con đường hương liệu thế giới và là thuộc địa của nhiều nước Âu châu, Malacca có nền văn hóa đa dạng. Nhà thờ Christ Sau khi chạy suốt 2 tiếng rưỡi, chiếc xe bus xuất phát từ thủ đô Kuala Lumpur...