Một ngày ở Hallstatt: Gợi ý trải nghiệm xứ sở “cổ tích” của Áo
Mặc dù có diện tích khiêm tốn nhưng ngôi làng Hallstatt quyến rũ của Áo không thiếu những điểm tham quan tuyệt vời.
Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1997, Hallstatt có tất cả mọi thứ bạn mong muốn ở một điểm đến “trong mơ”: cảnh quan tuyệt vời, không khí trong lành, văn hóa – lịch sử phong phú và con người dễ mến.
Hallstatt là một thị trấn nhỏ xinh đẹp nằm ở vùng Salzkammergut của Áo. Nơi đây được ví như một viên ngọc quý, tọa lạc giữa hồ Hallstattersee thơ mộng và dãy núi Alps hùng vĩ. Với vẻ đẹp như tranh vẽ, kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời, Hallstatt đã trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất thế giới, được du khách năm châu yêu thích.
Từng là vựa muối của châu Âu
Bản thân Hallstatt cũng là một địa danh có tầm vóc trên bản đồ châu Âu. Vào thời kì đồ đồng, lịch sử ghi nhận Hallstatt là một trung tâm sản xuất muối lớn toàn châu lục. Nơi đây có những mỏ muối tự nhiên chất lượng và người dân đã biết cách khai thác cũng như tinh chế muối từ rất sớm.
Ngay từ những năm tháng xa xưa, muối không chỉ là gia vị quan trọng trong cuộc sống hằng ngày mà còn là một loại hàng hóa có giá trị cao, được buôn bán rộng rãi khắp châu Âu. Hallstatt có vị trí địa lí thuận lợi, nằm gần các tuyến giao thương quan trọng, do đó, việc vận chuyển muối từ đây đi các nơi khác vô cùng dễ dàng.
Tuy nhiên, sang đến thế kỉ 16 và 17, ngành sản xuất muối tại Hallstatt dần bước ra khỏi ánh hào quang. Trong giai đoạn này, sự phát triển của các mỏ muối tự nhiên trên toàn châu Âu đã gây nên sức ép lớn cho Hallstatt.
Ngoài ra, sự phát triển của các tuyến đường biển và nhiều phương tiện vận tải mới ra đời đã làm thay đổi những tuyến đường thương mại liên kết với Hallstatt trước đây, khiến cho việc vận chuyển muối trở nên khó khăn, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường vốn từng là thế mạnh của ngôi làng này.
Đồng thời, nhiều cuộc chiến tranh và xung đột thường xuyên xảy ra đã làm suy giảm hoạt động của các thành phố thương mại tại châu Âu. Khi kinh tế đi xuống, muối trở thành thứ xa xỉ phẩm trong bếp ăn của nhiều gia đình.
Cũng chính sự thay đổi trong khẩu vị và thói quen tiêu dùng của người dân đã đẩy ngành muối Hallstatt tiếp tục trượt dài nơi phía bên kia sườn dốc. Và chạm đáy.
Vươn mình thành di sản
Dù ngành sản xuất muối không còn đóng vai trò chủ đạo như trước, nhưng di sản của nó vẫn còn in đậm trong chiều sâu văn hóa và bề dày lịch sử của Hallstatt.
Ngày nay, khi ghé thăm Di sản Thế giới Hallstatt, du khách như được hòa mình vào không gian đậm sắc màu cổ tích châu Âu. Suốt nhiều năm tháng thăng trầm, những ngôi nhà gỗ truyền thống với mái dốc và ống khói cao, các di tích như nhà kho chứa muối hay cầu cống, đường hầm vận chuyển muối vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Dạo một vòng trên phố cổ, bước đi dưới mái hiên của những ngôi nhà có số tuổi lớn hơn đời người, bạn mới vỡ lẽ ra điều thú vị. Đại đa số các công trình dân sự tại đây đều được xây dựng từ gỗ thông.
Màu sắc đẹp, vân gỗ tự nhiên, có khả năng giữ ấm vào mùa đông và chống nóng vào mùa hè, cũng như ít bị mối mọt phá hoại đã góp phần giúp tổng thể các ngôi nhà trở nên hài hòa trong khung cảnh thiên nhiên miền ôn đới.
Dùng gỗ thông xây nhà dường như đã là một nét truyền thống trong văn hóa bản địa tại Hallstatt. Điều này có thể xuất phát từ việc xung quanh Hallstatt có rất nhiều rừng thông rộng lớn.
Thêm vào đó, gỗ thông lại tương đối mềm và dễ gia công, giúp giảm tải trọng cho công trình, đặc biệt là khi xây dựng trên địa hình đồi núi.
Người dân Hallstatt cũng phát triển một kĩ thuật xây dựng bằng gỗ thông độc đáo, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của vùng. Ngôi nhà được dựng trên một khung gỗ chắc chắn được ghép nối bởi nhiều thanh gỗ nhỏ.
Đặc biệt, người Hallstatt không sử dụng đinh hoặc ốc vít để cố định các thanh gỗ mà chỉ áp dụng kĩ thuật nối gỗ truyền thống như mộng, chốt gỗ để kết nối các thanh gỗ với nhau. Điều này đã giúp cho khung gỗ có khả năng chịu lực và phân bố tải trọng tốt hơn, trở nên vững chắc như xương sống, qua đó nâng cao tuổi thọ của ngôi nhà.
Tường nhà được làm bằng các tấm ván gỗ ghép lại, tạo thành lớp vỏ bao bọc bên ngoài khung gỗ. Để bảo vệ ngôi nhà khỏi ẩm mốc, người dân thường sử dụng các lớp vật liệu chống thấm như rêu, cỏ hoặc các loại nhựa tự nhiên.
Video đang HOT
Ngoài ra, phần mái cũng được thiết kế có độ dốc lớn để giúp nước mưa thoát nhanh, tránh gây ẩm. Bên trên mái, người Hallstatt dựng thêm một ống khói bằng gỗ, giúp thoát khói từ lò sưởi và lò nấu ăn.
Kĩ thuật xây dựng bằng gỗ thông truyền thống đang được bảo tồn và phát triển tại Hallstatt. Nhiều ngôi nhà gỗ cổ đã được trùng tu và trở thành điểm đến thu hút khách du lịch. Đồng thời, các kiến trúc sư và thợ mộc ở đây cũng đang nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức truyền thống vào việc xây dựng các công trình hiện đại khác.
Bên cạnh những dãy phố cổ kính, Hallstatt còn thu hút du khách bởi khu di tích mỏ muối. Mỏ muối Hallstatt là một trong những mỏ muối cổ nhất thế giới, có niên đại khoảng 7.000 năm. Nơi đây không chỉ gợi nhớ về thời kì hoàng kim giàu có và phát triển của Hallstatt mà còn được ví như một bảo tàng sống động của ngành sản xuất muối tại châu Âu.
Du khách sẽ được khám phá hệ thống đường hầm tồn tại từ hàng nghìn năm trước, với những vách đá muối óng ánh và những cột muối khổng lồ. Không chỉ vậy, bạn còn được trải nghiệm cảm giác ngồi trên những ván trượt gỗ để di chuyển xuống các đường hầm, giống như những người thợ mỏ thời xưa.
Quan trọng nhất là bạn có cơ hội được tiếp chạm vào nền văn hóa sản xuất muối của Hallstatt thông qua tìm hiểu các công cụ và kĩ thuật khai thác muối truyền thống, cũng như lần giở lại lịch sử để hiểu về cuộc sống của những người thợ mỏ.
Nếu chỉ có một ngày ở Hallstatt
Nhìn chung, làng Hallstatt không quá rộng lớn nên vô cùng phù hợp cho những du khách không mấy dư dả thời gian. Bạn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng những điều tuyệt vời nhất ở Hallstatt chỉ với thời lượng một ngày.
Để giúp bạn có thể dễ dàng vạch ra lộ trình tham quan Hallstatt cho riêng mình, tôi đã sắp xếp các điểm đến tại đây theo thứ tự thời gian trong ngày thật chi tiết và thiết thực mà tôi nghĩ bạn sẽ cần đến.
Buổi sáng
Các điểm có thể ghé thăm: Hallstatt Zentrum, Marktplatz Hallstatt, Evangelisches Pfarramt, Michaelskapelle, Beinhaus & Ossuary, Điểm tham quan toàn cảnh Hallstatt, Thác Hallstatt và Đảo Nhỏ.
Nếu bạn là người thích chụp ảnh, tôi nghĩ Điểm tham quan toàn cảnh Hallstatt (tên gốc là “Classic Postcard Viewpoint”) là nơi mà bạn không nên bỏ qua trong lịch trình của mình.
Đây là một vị trí quan sát được lựa chọn rất kĩ, từ đó bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh ngôi làng Hallstatt với những ngôi nhà gỗ truyền thống xếp chồng lên nhau bên bờ hồ, cùng với những dãy núi hùng vĩ bao quanh. Cảnh quan nơi đây đẹp đến nỗi bất cứ ai cũng muốn đặt chân đến một lần trong đời.
Buổi chiều
Các điểm có thể ghé thăm: Salzbergwerk, Hallstatt Skywalk, thưởng thức cà phê chiều tại nhà hàng Rudolfsturm.
Sau một buổi sáng khám phá, hẳn đôi chân bạn đã bắt đầu có dấu hiệu muốn đình công. Trong trường hợp đó, mời bạn ghé qua nhà hàng Rudolfsturm. Nhà hàng nằm ở vị trí cao, cho phép bạn có một tầm nhìn bao quát toàn bộ ngôi làng Hallstatt và hồ nước trong xanh. Khung cảnh tuyệt đẹp và không gian lãng đãng chất tình sẽ vô cùng lí tưởng cho bạn vừa nhâm nhi một tách cà phê vừa thư giãn, thả lỏng tâm trí và… cơ chân.
Buổi tối
Các điểm có thể ghé thăm: Đi bộ đến Thác Waldbachstrub hoặc Vườn Glacier, ăn tối tại nhà hàng am See.
Thác Waldbachstrub quả thực là một điểm đến tuyệt vời để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Hallstatt! Với độ cao ấn tượng và dòng nước đổ xuống mạnh mẽ, thác nước này chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn.
Du khách đã có thể đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa lúa chín
Phòng Văn hóa thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết, đợt bão lũ vừa qua trên địa bàn huyện có một số điểm bị sạt trên các tuyến đường, hiện các điểm sạt này đã được khắc phục.
Du khách đã có thể đến Mù Cang Chải du lịch, trải nghiệm mùa lúa chín.
Mù Cang Chải sẽ là điểm đến hot nhất ở miền Bắc vào cuối tháng 9 cho đến giữa tháng 10. Và đây là lịch trình đi đến vùng đất tuyệt đẹp này với chi phí khá thấp.
Nguyễn Thu Hà, 22 tuổi, hiện sống và làm việc Hà Nội đã có chia sẻ rất chi tiết về lịch trình chuyến đi Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm chỉ hết 1.840.000 đồng. Trong đó tiền ở hết 300.000 đồng, đi lại hết 1.040.000 đồng, vé vào các điểm tham quan hết 80.000 đồng và ăn uống 425.000 đồng.
Thu Hà với khung cảnh Mù Cang Chải - đây là điểm đến hot nhất vùng núi Tây Bắc trong tháng 9 và tháng 10 hàng năm.
Về tình hình lúa chín, Hà cho biết: các bản Lìm Mông, Ít Thái cấy sớm hơn nên người dân sẽ gặt vào cuối tháng 9. Đồi Mâm Xôi hiện nay lúa xanh chưa lên đòng, có thể đón du khách đến cuối tháng 9. Đồi Móng Ngựa lúa đã lên cao, ngả vàng nên khả năng sẽ gặt vào giữa tháng 10. Lúa ở La Pán tẩn có nơi vàng, có đoạn còn xanh nên đây vẫn là một điểm lý tưởng để du lịch cho đến cuối mùa.
Lúa đã bắt đầu có chỗ ngả vàng ở bản Lìm Mông.
Về di chuyển: Thu Hà đặt xe giường nằm với giá vé 300.000 đồng (đó là ngày lễ, nếu ngày thường giá vé là 250.000 đồng. Lên đến Mù Cang Chải, Hà cùng bạn thuê xe máy ngay tại homestay với giá 150.000 đồng.
Về ở, Hà chọn homestay A Páo H'mông, giá chỉ 300.000 đồng/đêm.
"Homestay nằm trên một quả đồi, đường dẫn vào trung tâm xã La Pán Tẩn, cách chợ Ngã Ba Kim khoảng 500m. Anh chị chủ khá nhiệt tình và thật thà, không gian tốt. Vì homestay còn mới nên nhiều dịch vụ của anh chị chưa thực sự chỉn chu như nhiều home mình từng ở nhưng vẫn xứng đáng để lưu trú với giá cả phải chăng và sự mến khách. Anh chủ home xuống tận ngã ba đón và đưa tụi mình lên home lúc 4h sáng, giờ giấc check in, check out rất linh hoạt", Hà chia sẻ.
Homestay có góc nhìn rất đẹp, với mức giá khá rẻ so với nhiều nơi khác.
Mỗi góc tại đây đều có thể cho ra một bức ảnh đẹp.
Chiếc xích đu đơn giản ở homestay nhìn ra núi đồi mênh mông.
Về lịch trình: Ngày đầu tiên Hà đi đèo Khau Pha - bản Ít Thái - bản Lìm Mông - Tú Lệ.
Hà cho biết: "Đèo Khau Phạ kéo dài dọc QL32. Chúng mình có dừng check-in tại điểm nhảy dù nhưng vì sớm, trời còn dày sương nên không chụp ảnh vườn hoa ở đây luôn mà đợi chiều quay lại".
Ruộng lúa bậc thang dưới chân đèo Khau Phạ.
Lối đi lãng mạn ngay vườn hoa của một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc.
Bản Ít Thái: Từ hướng đèo Khau Phạ đi xuống, tìm cầu Ít Thái sẽ tới được bản. Thu Hà cho biết bản Ít Thái có một con suối đẹp mê mẩn, nếu ai thích mơ mộng thì đến đây quả là rất lý tưởng.
Con suối ở bản Ít Thái. Mù Cang Chải có điểm khác biệt về ruộng bậc thang là ruộng sẽ dọc theo các con suối trải dài lên đến đỉnh núi, tạo thành những bức tranh phong cảnh mềm mại và kỳ vĩ.
Bản Lìm Mông: Hà cho biết, từ Ít Thái qua Lìm Mông chỉ khoảng 2km song đường dốc, nhỏ, gồ ghề. Nhưng cảnh sắc thì không có gì để chê. Khu vực Ít Thái - Lìm Mông lúa cấy sớm, đang bắt đầu ngả vàng cực kì đẹp.
Bản Ít Thái bình yên, hoang sơ và thơ mộng.
Tú Lệ: Từ Lìm Mông đi theo chỉ đường, cô ra đường QL32 và xuôi xuống Tú Lệ. Tại đây, mọi người dừng check-in tại điểm hẹn Mù Cang Chải và ghé mua cốm ngay đối diện. "Người dân ở đây thân thiện và rất nhiệt tình. Mình có xin chị cho giã cốm thử mà rất khó giã nhé. Nhìn các chị các cô làm thì rất đẹp", Thu Hà rất ấn tượng với Tú Lệ.
Điểm hẹn Mù Cang Chải trên Quốc lộ 32.
Ngày 2: đi Đồi Mâm Xôi - Đồi Móng Ngựa
Đồi Mâm Xôi có giá vé vào là 30.000/người. Để lên được đồi, mọi người gửi xe bên dưới và thuê xe ôm chở lên. Giá thuê 100.000/người/xe khứ hồi. Đường lên dốc rất cao, nhất là lúc xuống. Các anh xe ôm tay lái rất chắc.
Đồi Mâm Xôi lúa đang non.
"Mình nghe nói Mâm Xôi bé đẹp và vắng hơn nhiều nhưng vì ở đồi to đến tận trưa nên chúng mình không đi được. Mọi người có thể tham khảo thêm điểm này nhé", cô nhắn nhủ.
Đồi Móng Ngựa nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh và đam mê du lịch Tây Bắc.
Đồi Móng Ngựa cách Mâm Xôi không xa, giá vé 30.000 đồng/lượt. Đường lên Móng Ngựa dốc và cua kinh khủng hơn cả Mâm Xôi. Thu Hà cho biết cô nhìn nhiều anh xe ôm lái còn loạng choạng vì dốc nhưng may mắn nhóm của cô toàn gặp được anh xế xịn.
Ngày 3: Dạo chơi ở La Pán Tẩn
Ở lại thêm một đêm sau khi tham quan các điểm chính, nhóm của Hà dành buổi sáng hôm sau để đi sâu vào trung tâm xã La Pán Tẩn. Khu vực này có cầu, có suối và khu ruộng bậc thang cũng đáng để check-in với chòi gỗ. Nhóm không lên tận cao ngắm cảnh vì không muốn đi quá xa vì cảnh ngay gần cũng đã rất đẹp.
"La Pán Tẩn lúa cũng cấy sớm, đã bắt đầu ngả vàng. Nằm trên đồi và là điểm ít khách lui tới tham quan nhưng những thửa ruộng bậc thang ở đây đẹp không thua kém bất cứ nơi nào.
"Nhóm mình đi đều đánh giá cao cung Lìm Mông - Ít Thái hơn. Các điểm này mọi người đi trong tháng 9 thì nhất định phải ghé nhé. Sau khi lúa gặt thì sẽ không đẹp nữa. Tụi mình mê ly 2 bản này phần vì lúa đang vào độ đẹp, phần vì ít khách du lịch và mọi thứ vẫn còn đơn sơ, yên bình", Thu Hà kết luận.
Sau chuyến đi, cô gái cũng rút ra được một số lưu ý khi đi Mù Cang Chải mùa này:
- Thời tiết: Khí hậu ở Mù Cang Chải khá mát mẻ cả ngày cũng như đêm. Đêm xuống nhiệt độ hạ thấp, phải đắp chăn bông luôn. Khi đi bạn nhớ chuẩn bị quần áo thu.
Mọi người nên mang thêm áo khoác nhẹ khi lên Mù Cang Chải.
- Nếu ở tại Ngã Ba Kim khá thuận lợi cho việc di chuyển theo 2 cung như Hà. Tuy nhiên, đồ ăn ở đây không đặc sắc.
- Nếu lưu trú khu vực Ngã Ba Kim thì các tuyến di chuyển đều không quá xa, không nhất thiết phải đi sớm quá. Ngày đầu nhóm Hà từ 7h sáng và do sơ suất không kiểm tra kĩ khoảng cách, chưa hình dung được đường xá nên bị dính sương mù cũng khá nguy hiểm trên đèo Khau Phạ.
- Dọc trục đường chính QL32 đường đi không quá thử thách, nhưng có cung đường đèo và tính chất đường núi nên cẩn thận những khúc cua là sẽ ổn.
- Một số điểm được nhiều người đi nhưng nhóm Hà bỏ qua, mọi người có thể tham khảo: Sống lưng khủng long, rừng trúc, Đồi Mâm Xôi bé, mỏm đá Kim Nọi.
Trải nghiệm với Hà Đông Tôi là người thích lãng du, tìm đến những vùng đất mới, được gặp những người dân hồn hậu, mến thương. Lần này, tôi về thăm lại Hà Đông (huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai) vào một ngày nắng, vùng đất ngỡ quen mà thấy bao điều mới lạ. Những nếp nhà sàn chênh vênh trên đồi cao vẽ nên bức tranh Hà...