Một ngày ở Chernobyl
Bạn muốn thăm một thành phố Châu Âu yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng chim ca vọng từ nơi xa nào đó ngay ở những con phố chính. Hãy đến với Pripyat, thành phố ma của Chernobyl.
Vào tháng 4 năm 1986, lò phản ứng số 4 ở nhà máy năng lượng hạt nhân Chernobyl phát nổ đã tạo ra một đám mây phóng xạ dày đặc lan ra khắp Châu Âu, chỉ vài người có thể tưởng tượng được rằng khu vực này một ngày nào đó sẽ trở thành một điểm thú vị, thu hút sự chú ý của khách du lịch.
Biển báo phóng xạ ở Bảo tàng Chernobyl (Ảnh: lonelyplanet.com).
Nhưng với việc Ukraina gần đây đã thông báo rằng khách du lịch sẽ có thể được đến tham quan vùng cấm 30 dặm quanh lò phản ứng đã từng phát nổ, thì sự ý tưởng ấy đã trở thành sự thật.
“Mọi người nên biết về những điều mà thế giới có thể mong chờ ở một thảm họa hạt nhân” – Lyudvig Medyani, một nhà phát ngôn của ngành du lịch Ukraina nói. – “Một chuyến du lịch đến Chernobyl sẽ thay đổi chính họ.”
Nơi này an toàn đến đâu?
Các chuyên gia nói rằng những “điểm nóng” về phóng xạ rải vương vãi khắp khu vực, vậy nên mọi khách tham quan đều được khuyên làm theo hướng dẫn một cách cực kỳ cẩn thận. Ở đây không được tách đoàn để đi tìm hiểu riêng.
Video đang HOT
Mẫu trưng bày về quần áo bảo vệ và mặt nạ phòng độc (Ảnh: lonelyplanet.com)
Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Thế giới xác nhận rằng cho dù chất đồng vị phóng xạ vẫn còn trong khu vực cấm, chúng vẫn ở trong “mức phơi phóng xạ có thể chấp nhận được nếu ở trong một khoảng thời gian nhất định”
Ở đây có gì để tham quan?
Pripyat: Đây đã từng là mái nhà cho 50.000 người, bao gồm cả những công nhân làm trong nhà máy nguyên tử Chernobyl cho đến khi có lệnh tản cư 36 giờ đồng hồ sau vụ nổ lò phản ứng. Họ được phổ biến rằng sẽ đi đến nơi khác trong vài ngày, nhưng rồi cư dân của thành phố này chẳng bao giờ quay lại nữa.
Ngày nay, qua hai thập kỷ, đường phố đều bỏ hoang, trường học, khu chung cư và các cửa hàng đều trở nên đổ nát dưới sự tấn công của thời gian và môi trường. Từ những món đồ chơi bị quên lãng trong nhà trẻ cho đến bảng biểu tuyên truyền thời kỳ Xô Viết cũ kỹ ở khắp mọi nơi, một cuộc dạo chơi vòng quanh Pripyat sẽ đem lại cảm giác giống như bạn đang lạc vào phim trường của một bộ phim Hollywood nào đó.
Những bức ảnh của các em nhỏ đã bị ảnh hưởng bởithảm họa hạt nhân (Ảnh: lonelyplanet.com).
Một trong những địa điểm cảm động nhất đang chờ đợi du khách là khu hội chợ, nơi vừa mới được mở cửa vài ngày trước khi thảm họa xảy ra. Đó là chiếc đu quay khổng lồ chưa từng được hoạt động, giờ đây nó trở thành một biểu tượng không thể nào quên của thảm họa này.
Những ngôi làng bỏ hoang: Có rất nhiều ngôi làng hoang vắng quanh khu vực cấm. Nhiều trong số chúng đã từng có cơ sở vật chất tốt hơn Pripyat và đem đến cái nhìn đặc biệt về cuộc sống nông thôn thời Xô Viết. Có thông tin rằng nhà thờ thánh Michael trong làng Krasnoe vẫn được sử dụng để thể hiện sự tôn kính với Chúa trời bởi nhóm người cao tuổi đã trở lại mái nhà trước đây của mình sau thảm họa một cách bí mật.
Cảnh báo: lượng phóng xạ trong khói bụi và rong rêu ở đây cao hơn những khu vực khác, vậy nên hãy thật cẩn thận khi bước đi.
Phần còn lại của lò phản ứng: Rõ ràng là, dù luật lệ đã được nới lỏng để có thể du lịch tới Chernobyl, vẫn không thể được vào trong để tham quan lò phản ứng đã phát nổ, nơi mà lượng phóng xạ vẫn còn rất cao. Điểm đứng quan sát gần nhất là vào khoảng 200 mét từ lò phản ứng, nó đem đến một vị trí quan sát tốt về vùng trung tâm của tai nạn mà không để khách tham quan phải ở trong khu vực có mức phóng xạ quá cao. (Cả hành tinh của chúng ta đều tắm trong một lượng phóng xạ tương đối nhỏ)
Cuộc sống hoang dã: Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng, đối với động vật, thực vật và chim chóc, sự vắng mặt 100% của con người ở khu vực cấm có ảnh hưởng nhiều hơn tác động của thảm họa. Điều này dẫn tới sự xuất hiện lại của loài linh miêu, cú diều hâu lớn và tổ chim thiên nga, đồng thời có sự bùng nổ trong số lượng các loài lợn rừng, cáo và chó sói.
Cuộc sống hoang dã đã trở lại với khu vực bị con người bỏ hoang quanh Chernobyl (Ảnh: wired.com).
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phóng xạ đã gây ra một sự suy sụp đa dạng sinh học và những tác động lâu dài lên sức khỏe của các loài động vật trong khu vực. Khách tham quan đến với bể làm mát của nhà máy có thể cho những con cá trê khổng lồ sinh sống ở đây ăn.
Làm thế nào để đến đây?
Chernobyl cách thủ đô Kiev của Ukraina khoảng 70 dặm. Không có chương trình du lịch riêng nào đến vùng cấm, một tour cả ngày sẽ có mức giá chuẩn vào khoảng 100$ đến 300$, tùy vào số lượng người trong đoàn.
Mây phóng xạ đã lan ra rộng tại Việt Nam
Hôm nay (12/4) cc trạm quan trắc ở Lạng Sơn, Đà Lạt, Ninh Thuậnc ghi nhận du hu của ph mức thp trong. Kết quảy cho thym my ph vẫn tồn tại lan rng tạit Nam k 9/4ến nay.
Hôm nay (12/4), bonc Kỹ thuật hạt nhn (Vn Năng lng nguyên tửt Nam) cho biết, trạm quan trắc ở Lạng Sơn ghi nhậnc ccồng vị ph nhn tạo ở mức rt thp (I-131, Cs-134 Cs-137).
Cùngy, cc trạm quan trắc tại Đà Lạ Ninh Thuận cũng ghi nhận ph trong ở mức rt thp,ng gy ảnh hởngến sức khoẻ con ngi môi trng. Hôm qua (11/4), cc trạm quan trắc tại Hà Ni TP. Hồ Chí Minh cũng ghi nhận tồn tại của ph trong.
Chuyên gia nhậnịnh, cc hình ảnh dựon di chuyn củam my ph cho thym my c thangi qua lnh thổt Nam khu vực Đông Nam . Tuy vậy, cho ti thiimy trạm quan trắcặi Phillipines vẫn cha ghi nhậnc c thayổi nồng hạt nhn ph trong.
Về tình hình tại Nhật Bản hôm nay, t Nam cho biết, Bô Côngp va Thơng mai Nht Ban (METI) vc tạm thi nng mức xếp loại cho tại nha mayiên hat nhn Fukushima I mức 5/7n mức 7/7, mức cao nht trong thang hat nhn INES cua IAEA, ngang bằng vi tai nạn hạt nhn Chernobyl năm 1986. Tuy vậy NISA cho biết lng phy chỉ bằngng 10% so vi tai nạn Chernobyl. Sự thayổiyc Nhật Bảna ra dựa trên c tính về lng ph pht tn ra khí quyn tai nạn tạiy Fukushima I. S phat tan phong xay hn vnangc.
Theo Dn Trí
Thành phố "ma" sau thảm họa Chernobyl Chỉ 20 ngày nữa là tròn 25 năm kể từ khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra, thế nhưng kí ức về nó vẫn chưa phai nhạt trong tâm tưởng những người trong cuộc và môi trường xung quanh. Prypiat là minh chứng rõ ràng nhất cho những gì mà con người đã phải trải qua sau thảm họa kinh hoàng. Nhóm...