Một ngày nên đánh răng mấy lần?
Viêm nướu răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng.
Viêm nướu vì lười chải răng
Bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết: Viêm nướu răng là một bệnh rất thường gặp trong số các loại bệnh liên quan đến răng miệng. Nướu có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng chắc chắn.
Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết. Thời gian để chải răng ít nhất là 2 phút
Khi bị viêm nướu tức là những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng bị nhiễm trùng, răng sẽ không còn vững chắc. Biểu hiện đầu tiên của viêm nướu là sưng nhẹ ở viền và gai nướu; nướu có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng.
Ở mức độ nặng hơn sẽ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy, nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Trong hầu hết mọi trường hợp viêm nướu nếu đánh răng thường rất dễ bị chảy máu răng và gây đau đớn.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng là do vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu.
Khi không được vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng, dẫn đến bị viêm nướu. Vì vậy, nếu một ngày chỉ chải răng một lần dễ dẫn tới bệnh viêm nướu răng.
Khi bị viêm nướu, rất nhiều người ngại chải răng vì sợ đau. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng, càng lười chải răng càng khiến cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn do răng không được làm sạch.
Với người già, bệnh viêm nướu là nguyên nhân chính làm mất răng do các mô mềm của má và nướu răng bị mất đi tính đàn hồi, các cơ yếu đi. Lượng nước bọt tiết ra trong miệng giảm, khiến người già nhai và tiêu hóa thức ăn khó hơn.
Niêm mạc miệng trở nên bở, dễ sứt; vết thương khó lành hơn. Vì vậy, để phòng tránh các bệnh về răng miệng ở tuổi già, các chuyên gia khuyến cáo ngoài việc nên đi khám răng mỗi năm/1 lần, còn nên chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor ít nhất 2 lần.
Video đang HOT
Với trẻ em, nếu bị viêm nướu răng càng cần làm sạch khi có biểu hiện viêm nướu bằng cách chùi răng sạch sẽ nhiều lần trong ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà răng và nướu của bé.
Khi trẻ bị viêm nướu, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.
Có thể gãy răng nếu chải không đúng cách
Theo ThS. Võ Trương Như Ngọc, Trưởng Bộ môn Răng trẻ em, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, nếu chải răng không đúng cách như: Kéo ngang như kiểu kéo cưa sẽ làm sụt chân răng, co lợi, răng sẽ bị mòn, thậm chí gãy luôn răng. Thao tác chải ngang này chỉ cho phép với mặt nhai.
Thao tác chải đúng là đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng. Chải nhẹ theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình tròn trên răng và nướu. Lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang.
Tất nhiên để chải răng đúng cách phải chọn đúng bàn chải. Theo Ths Ngọc, nên chọn bàn chải có lông mềm vừa phải, đầu nhỏ để có thể vào được góc trong cùng của hàm răng. Hiện nay, còn có loại bàn chải có thêm phần mát xa lợi, rất tốt cho lợi. Trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng thuốc đánh răng có fluor vì trẻ hay nuốt toàn bộ thuốc, gây nhiễm fluor.
Khi chải răng cũng không nên chải quá mạnh vì hành động này không làm sạch được răng mà còn khiến bàn chải chóng hỏng. Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết. Thời gian để chải răng ít nhất là 2 phút.
Theo Gia đình Xã hội
6 hiểu lầm về bệnh răng miệng
Hậu quả của vệ sinh răng miệng kém chỉ giới hạn trong miệng là một trong những hiểu lầm về bệnh răng miệng bởi nó còn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Hậu quả của vệ sinh răng miệng kém chỉ giới hạn trong miệng.
Nhiều thai phụ có thể không biết rằng những gì chúng ta ăn hằng ngày có thể ảnh hưởng tới sự phát triển răng của thai nhi. Nghèo nàn dinh dưỡng trong thai kỳ có thể làm cho những đứa trẻ có "mầm sâu răng" ngay từ trong bụng mẹ.
Ở khoảng 14-16 tuần thai, thiếu can-xi, vitamin D, vitamin A, protein và calo có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.
Một số dữ liệu cũng cho thấy thiếu vitamin B6 hay B12 có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ nứt hông hay nứt vòm miệng (hở hàm ếch).
Ở trẻ, sâu răng cũng là một bệnh rất phổ biến, cao gấp 5 lần so với bệnh hen suyễn.
"Nếu miệng trẻ bị đau do sâu răng, trẻ sẽ ít tập trung vào việc học và có xu hướng ăn thực phẩm dễ nhai hơn và vì thế ít nhận được dinh dưỡng hơn.
Những thực phẩm như bánh rán và bánh bao thường có giá trị dinh dưỡng thấp và lượng đường trong đó thường cao hơn những thực phẩm đòi hỏi phải nhai nhiều như rau quả. Các biến chứng răng miệng kết hợp với chế độ dinh dưỡng kém cũng góp phần trong các vấn đề về nhận thức và tăng trưởng và cũng thúc đẩy tình trạng béo phì.
Ăn càng nhiều đường càng nhanh sâu răng
Không phải là lượng đường bạn ăn mà là thời gian đường bám vào răng.
Các thực phẩm như kẹo dẻo và sođa sẽ khiến đường được giữ lại khá lâu trong miệng. Điều này sẽ khiến lượng axit được hình thành từ các vi khuẩn đang "chén" đường tăng đột biến.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi dậy thì "nạp" vào cơ thể khoảng 40% cacbon hydrat từ uống đồ ngọt. Việc sử dụng thường xuyên thức uống ngọt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.
Đồ uống có gaz không đường và nước uống có axit như nước chanh... sẽ an toàn hơn cho răng nhưng cũng làm khử khoáng trong men răng nếu uống thường xuyên.
Răng sữa sâu không đáng ngại
Đây là một hiểu lầm khá phổ biến rằng răng sữa bị sâu không đáng ngại bởi vì trẻ sẽ thay răng.
Các nha sĩ lưu ý rằng sâu răng sữa có thể làm tổn thương sự phát triển của chân răng mới. Nếu răng sữa bị mất sớm, răng vĩnh cửu mọc lên sau đó bị mọc lệch và phải chỉnh răng sau này.
Loãng xương chỉ ảnh hưởng tới cột sống và hông
Loãng xương cũng có thể làm mất răng. Răng được sắp xếp ở trên hàm bởi xương mặt và có thể bị ảnh hưởng bởi loãng xương.
Vì vậy, hàm cũng có thể chịu hậu quả của chế độ dinh dưỡng thiếu các chất cơ bản như can-xi, vitamin D và K.
Xương hàm, lợi, môi và ngạc cứng, ngạc mềm thường xuyên được tự "bổ sung" trong suốt cuộc đời.
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe miệng và giữ gìn cấu trúc của bộ nhá.
Răng giả giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng
Nếu răng giả không vừa khít, người già có khuynh hướng ăn những thực phẩm dễ nhai và ít giá trị dinh dưỡng như bánh, cháo.
Vậy nên, người mang răng giả cần chú ý đảm bảo răng giả phải vừa khít. Điều này có nghĩa, nếu thấy nhai khó hay miệng không thoải mái, họ có thể ăn nhiều thực phẩm dinh dương bằng cách nấu chín rau thay vì ăn sống, ăn hoa quả hộp thay vì hoa quả tươi và bò hầm thay vì bò nướng.
Cũng như vậy, họ cũng có thể uống nhiều loại nước không đường để phòng khô miệng.
Sâu răng chỉ là vấn đề của người trẻ
Ở người lớn và người già, tụt lợi có thể là kết quả của tình trạng sâu ở gốc răng.
Việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin và thuốc an thần làm tăng nguy cơ sâu răng do quá trình sản xuất nước bọt bị giảm sút.
Thiếu nước bọt sẽ khiến miệng sạch chậm lại, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề ở miệng. Trong trường hợp này, uống nước thường xuyên có thể giúp làm sạch miệng.
Người lớn và người già cũng thường hay có các bệnh mãn tính như tiểu đường, vốn là các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh quanh răng (bắt đầu với tình trạng viêm lợi và mất răng). Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh bao quanh răng cao gấp 2 lần so với những người không bị bệnh tiểu đường. Hơn thế, bệnh bao quanh chân răng sẽ cũng làm chứng tiểu đường thêm nặng. Vì vậy, vệ sinh răng miệng kỹ sẽ giúp kiểm soát được căn bệnh tiểu đường.
Theo Nhân Hà
Dân trí/Health24
Những điều nên biết về ung thư lưỡi Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi: loại ung thư phổ biến Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp, phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô...