Một ngày dưới đáy sông Hồng
Mấy chục năm làm nghề chài lưới, lặn lội mò sắt dưới đáy sông Hồng, anh Bi Văn Dũng, trú tại xã Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) đã không ít lần mò được đạn bom, thậm chí vớt cả xác chết.
Khí tài cho chuyến thâm nhập đáy sông.
Mưu sinh dưới đáy sông
Chiến tranh đã đi qua, song di chứng của nó vẫn còn đó, mà bằng chứng của nó là hàng nghìn quả bom đạn vẫn còn lại dưới dòng sông Hồng và sông Đuống trong thời kỳ quân đội Mỹ đánh phá miền Bắc (1967 – 1972).
Ông Phạm Văn Dương (75 tuổi), người dân phường Ngọc Thụy (Long Biên) nói, năm 1967, quân đội Mỹ mở màn chiến dịch huỷ hoại cầu Long Biên bằng ba đợt ném bom quy mô lớn. Cây cầu rung lên bần bật và kiên gan bám trụ. Toàn bộ nhịp 15 bị đánh chìm xuống sông Hồng, nhịp 14 hỏng nặng, nhiều nhịp khác cũng bị hư hại nghiêm trọng. Từ đó cho đến năm 1972, quân đội Mỹ đã rải xuống lòng sông Hồng hàng nghìn tấn bom, đạn. Từ đó cho tới nay, bộ đội và nhân dân ta đã nhiều lần trục vớt, rà phá bom, đạn nhưng chưa thể hết. Biết được sự nguy hiểm và nỗi ám ảnh của bom, đạn, anh Bi Văn Dũng đã quyết tâm đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc mò, gỡ bom, đạn. Mỗi lần phát hiện, anh Dũng lập tức gọi điện cho cơ quan chức năng đưa thiết bị chuyên dụng đến để tháo gỡ.
Sau vụ anh Dũng phát hiện quả bom nặng 250kg dưới đáy sông Đuống và được lực lượng Công binh Thủ đô trục vớt vào ngày 9-4, chúng tôi đã có dịp trải nghiệm công việc mò sắt dưới sông cùng anh.
Mấy chục năm nay, gia đình anh Dũng nay đây mai đó trên sông Hồng, hôm thì ở khu vực cầu Thăng Long, hôm lại đến cầu Thanh Trì hoặc ngã ba sông Đuống. Do không có đất ở trên bờ nên vợ chồng con cái anh sinh hoạt, ăn ngủ đều trên thuyền. Hôm ấy, chúng tôi cùng anh Hoàng Trọng Trang (người em kết nghĩa làm nghề chài lưới với anh Dũng) và anh Vũ Hữu Tiến, cùng sống ở Ngọc Thụy, Long Biên dong thuyền ra sông Hồng để tiếp cận chiếc thuyền của anh Dũng. Giữa sóng gió lồng lộng sông Hồng, anh Dũng xuất hiện trên chiếc thuyền bằng xi măng, mui che bạt với nước da đen sạm vì nắng gió, nhanh nhẹn dẫn chúng tôi sang chiếc thuyền của gia đình đang neo đậu. Trong lúc trò chuyện, chị Nguyễn Thị Hương, vợ anh Dũng pha vội ấm trà, nướng mấy con cá khô mà theo chị là của nhà câu được để thết đãi chúng tôi.
Nhìn dòng sông Hồng nước đỏ phù sa, anh Dũng kể về đời mình giản dị: “Từ khi lớn lên, tôi đã theo gia đình làm nghề chài lưới trên sông Hồng, phận nghèo nên chẳng được học hành gì. Khoảng 10 năm gần đây thì làm thêm nghề mò sắt vụn. Những năm đầu chỉ làm theo kiểu được chăng hay chớ, về sau tôi mạnh dạn dùng máy nén khí, ống ti-ô, đeo kính lặn để mò. Tới năm 2011 thì tôi mua được nam châm, có thể rà được sắt vụn nặng tới 7kg kéo trực tiếp lên thuyền. Hôm nào gặp khối sắt nặng hơn tôi mới phải dùng máy nén khí lặn sâu xuống nước”.
Anh Dũng cho biết, trung bình mỗi ngày gia đình mò được khoảng 40 – 50kg sắt vụn, trong đó có cả vỏ đạn, mìn, bán cho các chủ thu gom với giá 8.000 đồng/kg, thế nên mỗi ngày cũng kiếm được 300.000 – 400.000 đồng. Quả đạn, mìn nào còn nguyên thì anh gọi cho cơ quan chức năng, quả nào long đầu, đứt đuôi thì anh bán sắt vụn. Thường thì chỉ có 2 bố con đi mò, khi nào gặp sắt lớn thì gọi thêm anh em trong làng chài trợ giúp. Gần như cả đời rong ruổi trên sông, đến giờ anh Dũng đã sắm được 3 chiếc thuyền. Cái lớn nhất dài 8m, rộng 2,5m để ở. Cái thứ 2 dài 8m, rộng 1,5m, gắn 1 động cơ, dùng để đánh cá và hỗ trợ khi gặp được những khối sắt lớn. Cái thứ 3 dài 5,5m, rộng 1,2m được gắn 2 động cơ loại 8 mã lực, một động cơ đẩy, một động cơ sản xuất khí bơm vào bình nén khí để mò sắt.
Chị Nguyễn Thị Hương (vợ anh Dũng) mưu sinh bằng nghề chài lưới.
Khi hỏi quê quán, anh Dũng nói, từ khi sinh ra đến giờ, anh vẫn không biết đến chuyện nhà cửa, đất đai, số phận của gia đình anh được đặt trong những chiếc thuyền cũ kỹ chắp vá, đồng thời cũng là phương tiện để mưu sinh. Hiện vợ chồng anh có 2 con trai, cháu lớn Nguyễn Văn Việt sinh năm 1990, cháu nhỏ Nguyễn Văn Sỹ, sinh năm 1993, cả hai đều mang họ mẹ. Vừa trò chuyện, anh Dũng vừa cùng con trai thứ hai lẳng cục nam châm xuống giữa sông rồi xuôi thuyền chầm chậm theo dòng nước. Đi được chừng 2km, đoạn ngã 3 sông Hồng và sông Đuống thì chuyếc thuyền bỗng dừng lại vì cục nam châm bị hút rất nặng xuống nước. Lúc này, anh Dũng khởi động chiếc đầu nổ thứ 2 để bơm không khí vào bình nén, sau đó Sỹ đeo chiếc mặt nạ có gắn ống ti-ô lao mình xuống nước.
Video đang HOT
Anh Dũng cho biết, chiếc bình khí nén này có thể giúp Sỹ ở dưới nước liên tục 4 – 5 tiếng đồng hồ ở độ sâu 35 – 40m, tùy thuộc vào độ dài của ống ti-ô, khi nào mệt quá thì lên nghỉ rồi lại lặn tiếp.
Gần 2 tiếng đồng hồ mò mẫm dưới nước, song Sỹ vẫn không thể dịch chuyển được vật kim loại dưới đáy sông kia, đành ngoi lên. Khi tôi đề nghị chụp ảnh vật lạ dưới nước, Sỹ liền nhẹ nhàng cho máy ảnh vào túi ni lông buộc kín rồi đưa cho tôi bộ kính lặn để thử xuống nước tác nghiệp. Ở độ sâu chừng 3m, tôi giơ máy ảnh lên chụp thử, tuy nhiên, mong muốn chụp ảnh dưới nước của tôi hoàn toàn thất bại vì nước sông Hồng quá đục, một phần vì máy nén thổi khí vào tai, mũi, được chừng 15 phút tôi đành phải ngoi lên.
Anh Dũng cho biết, vào mùa đông, nước sông trong hơn song cũng chỉ nhìn được sâu chừng 1m, còn mùa lũ, thì như người mù. Hiện, cả 3 bố con anh Dũng đều bị những vấn đề ở tai, một phần do máy nén khí, một phần do lặn vào mùa lạnh, khi lên bờ bị chảy máu mũi, tai, chân tay lạnh cứng.
Mò sắt vớ được bom 2 tạ rưỡi
Ngày 8-4-2012, anh Dũng phát hiện khối sắt lớn dưới lòng sông Đuống, biết một mình khó xoay xở anh bèn gọi thêm 2 người con và anh Hoàng Trọng Trang đưa thuyền ra hỗ trợ. Có anh Trang cùng lặn xuống, nhưng vẫn phải sau một tiếng đồng hồ vật lộn, cột dây, “cục sắt” mới được lai dắt vào ven bờ.
Tuy nhiên, khi đầu quả bom hiện dần trên mặt nước thì cả nhóm đều tá hỏa bỏ chạy. Khi hoàn hồn trở lại, lập tức, anh Dũng báo cho lực lượng chức năng địa phương đến giải quyết. Ngày 9-4, lực lượng Công binh Thủ đô Hà Nội đã đến trục vớt quả bom và đưa về nơi xử lý. Được biết, quả bom dài 1,6m, đường kính 75cm và nặng 500 pound, tương đương 250kg.
Rà phế liệu… được bom.
Anh Dũng cho biết, từ khi làm nghề mò sắt tới giờ, anh vớt được vô số vỏ đạn, đầu đạn… nhưng đều bị thối hoặc long đầu, chỉ có hôm 8 – 4 là mò thấy quả bom còn nguyên vẹn. Còn nhớ năm 2006, nhóm của anh Dũng cũng trục vớt được cả chiếc xe máy Suzuki Viva, khiến dân làng Ngọc Thụy xôn xao bàn tán mấy ngày trời, tuy nhiên, sau đó anh Dũng đã bàn giao chiếc xe máy cho chính quyền địa phương.
Sợ… lên bờ
Anh Bi Văn Dũng cho biết: “Nhà tôi cũng đã có mấy đời làm nghề chài lưới. Trước khi mất, cụ thân sinh cũng chia cho mỗi người một mảnh đất, nhưng không ai sống được trên bờ mà vẫn phải bám theo nghề sông nước. Bản thân tôi từ nhỏ đã gắn bó với dòng sông Hồng, ngày mưa cũng như ngày nắng đều hít thở tắm táp nước sông Hồng nên giờ “nghiện” mất rồi”.
Có lẽ vì nhiều năm trong nghề chài lưới, quá thông thạo lòng sông Hồng nên người dân khu vực gọi anh Dũng là “Hà bá”. Thậm chí có lần, một số đơn vị cứu hộ cứu nạn cũng tìm tới anh để nhờ lặn tìm những người không may chết đuối, hay tham gia trục vớt và tìm thi thể nạn nhân vụ chìm tàu mang số hiệu NĐ 2236 bị chìm vào đêm ngày 17-8-2011, tại Km 8 700, ngay chân cầu Đuống.
Anh Dũng nhớ lại: “Đợt ấy lũ đang đổ về, tại khu vực cầu Đuống nước chảy mạnh nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận chiếc tàu chìm. Ròng rã 2 ngày trời, chúng tôi phải dùng đủ các bí quyết nghề nghiệp, nào là cột dây từ trên bờ, rồi thả neo, lặn xuống hàng chục lần mới tiếp cận được con tàu đắm. Tới khi tiếp cận được thì cửa boong tàu vẫn đóng kín, chúng tôi lại ngoi lên mặt nước để lấy búa phá cửa rồi chui vào bên trong đưa từng nạn nhân ra”.
Khi tôi hỏi anh về việc định cư trên bờ, anh Dũng nói, bây giờ có cấp đất để lên bờ chúng tôi cũng không biết làm gì. Mặc dù tôi cũng có hộ khẩu (ở phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai), song mỗi lần đi làm giấy tờ đều tốn kém, mất nhiều thời gian, thấy ngại lên bờ lắm.
“Vả lại, công việc của tôi hiện nay thành cái nghiệp rồi, mỗi lần thấy tàu chìm tàu đắm là ruột gan như lửa đốt, không ngồi yên được, lại nổ máy hướng thuyền về phía tàu gặp nạn. Bây giờ tôi chỉ muốn tiếp tục hành nghề, dù nhỏ đóng góp sức mình cho việc làm sạch đáy sông, trợ thủ cho những tàu thuyền lỡ may gặp nạn”, anh Dũng trầm ngâm.
Theo Tiền Phong
Phía sau chuyến lặn hải sâm trúng đậm 2,3 tỉ đồng
Chỉ một chuyến lặn hải sâm ở quần đảo Trường Sa vừa rồi, tàu lặn hải sâm do ông Lê Túc làm thuyền trưởng trúng 2,3 ti đồng. Nhưng phia sau nghề lặn hải sâm là "lưỡi hái tử thần" luôn rình rập.
Một con hải sâm đươc Lê Túc giữ để... ngâm rượu.
"Nói thiệt với mấy ông, nếu ai hỏi đi biển thì làm nghề gì mau giàu. Tui nói là nghề lặn hải sâm!" - Thuyền trưởng tàu QNg 66 029 TS Lê Túc (44 tuổi), ở thôn Tây, xã An Hải - Lý Sơn, nhấn mạnh - "Nhưng cung không nghề gì nguy hiêm bằng lặn hải sâm. Trước khi ra biển là thấy cái chết, teo cơ chân, tay, nằm liệt giường... treo trước mắt ấy. Có điều, vì mưu sinh, anh em cứ lao đầu xuống biển".
Suốt buổi chiều chạng vạng tối, hàn huyên trên manh chiếu trong ngôi nhà le lói ánh điện trên đất đảo, tôi nghe ông Lê Túc và những ngư dân ở đây kể ngàn lẻ một chuyện về biển, về cái nghề đối diện với "hà bá".
"Một chuyến bằng một năm"
Thi rớt đại học, ông Túc đành bỏ mộng đèn sách quay về với đảo và theo cha ra biển kiếm cơm. Hai năm học việc quanh quẩn quanh bờ kiếm cá, tôm đắp đổi qua ngày. Mãi đến năm 1989, ông theo cac bâc cha chú ra Hoàng Sa đánh cá.
Lao động cật lực, màu da trắng của anh học trò thuở nào đã thay bằng màu đồng hun. Ấy là chưa kể còn đánh đổi cả mô hồi, nước mắt và cả máu nữa. Thê rôi thì năm 2003, ông Túc sắm được con tàu ra thẳng Hoàng Sa lặn hải sâm.
8 năm không phải dài, nhưng không phải là ngắn cho một đơi ngư dân hải hồ sóng gió, cũng có lúc Lê Túc và bạn chài "trúng mánh" hỉ hả, tiền vô như nước. "Nhưng chưa có bao giờ trúng mánh như đợt vừa rồi, cả thuyền tui đi một chuyến 2,3 ti đồng. 10 người trên tàu, ít thì 100 triệu đồng, nhiều 150 triệu. Cộng với hai phiên biển trước nữa, mỗi lao động trên tàu tui có trong tay non 200 triệu đồng. Mấy năm trước, mỗi năm ra biển năm phiên, dễ gì được vây", ông Túc kể.
Tàu QNg 66 029 TS ra quần đảo Trường Sa vào 9/3 âm lịch (11/4). Mười ngày đầu tiên, tàu lặn hải sâm của ông chỉ được có hơn 100 con vú biển (hải sâm). Tưởng là như mọi phiên biển khác, ai ngờ ngày thứ 11, cả thuyền gặp "núi" hải sâm. Vậy là hơn một tháng rưỡi trên biển, ngày 26/4 âm lịch (28/5), tàu QNg 66 029 TS về đất liền, mang theo 1,5 tấn hải sâm.
Đối diện "lưỡi hái tử thần"
Ngư dân Lê Túc biết, người hành nghề lặn hải sâm cung co nhiêu kêt cuc bi thương. Với nghề lặn, an toàn trước hết là mặc bộ đồ lặn trước khi xuống biển, nhưng ngư dân Lý Sơn vốn "lỳ", mặc ba cái đồ đó "chỉ thêm vướng víu tay chân". Vì vậy, thợ lặn ở đây mỗi bận xuống biển là chỉ cột khoảng chục kg chì quanh bụng; mắt đeo kính lặn; tay cầm vợt, miệng ngậm dây hơi và đi vào lòng biển ở độ sâu 60 - 70m.
Cứ mỗi đợt lặn, ngư dân ở dưới nước khoảng 30 phút, nhưng người canh giờ ở trên phải theo dõi thật kỹ. Mỗi bận người dưới nước giật dây là kéo lên. Còn không, cứ 20 phút người trên tàu phải giật dây hơi một lần và đến 30 phút, người dưới nước có giật dây hay không, người ở trên cũng phải kéo lên.
Tuy nhiên, nếu khi xuống nước mất 20 phút lặn đến đáy biển thì khi kéo lên phải mất thời gian gấp 3 lần như vậy. Nghĩa là kéo lên phải chầm chậm, cứ 20 phút cho thợ lặn giảm áp giữa chừng một lần, mà suốt chặng đường từ khi kéo lên đến lúc ngoi lên mặt nước, phải giảm áp đến 3 lần như thế.
"Tất cả đều phải tuân theo như vậy, nếu không nhẹ thì bị chảy máu tai, điếc tai; nặng thì liệt tay, liệt chân và chết ngay khi chưa lên khỏi mặt nước" - một thợ lặn cho hay.
Khi lên thuyền rồi, thợ lặn không được ăn, hút thuốc và tắm liền bằng nước ngọt. Nghĩa là, những sinh hoạt chỉ được phép sau một giờ ra khỏi mặt nước.
Một điều mà thợ lặn luôn tuân thủ nữa là mỗi ngày, mỗi thợ lặn chỉ xuống nước hai chuyến, chuyến thứ nhất cách chuyến thứ hai 3 giờ đồng hồ. "Có khi lên thuyền rồi, thợ lặn có biểu hiện đau lưng, nhức mỏi là phai thả ngay xuống biển, ngay điểm mà thợ lặn giảm áp không đúng. Nhiều thợ lặn hải sâm chủ quan và bị chết là do giảm áp không đúng kiểu này", ông Túc lắc đầu.
Vì làm nghề lặn hải sâm nguy hiểm như vậy nên số tàu thuyền trên đảo Lý Sơn cũng giảm dần qua từng năm. Đến nay, cả đảo Lý Sơn có trên 400 tàu thuyền, thì số tàu lặn hải sâm đếm không tới đầu ngón tay.
Những số phận hẩm hiu
Suốt 3 năm qua, anh Lộc nằm liệt một chố mọi sinh hoạt cá nhân đều do người vợ chăm sóc
Nghề lặn hải sâm trên đảo Lý Sơn, quả thật là xuống biển "ẵm" tiền, nhưng có biết bao người, cũng vì nghề này mà mãi mãi nằm lại biển khơi hoặc tàn phế suốt đời, gieo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên có lân noi với tôi: "Ở huyện Lý Sơn, mỗi năm chưa kể hàng chục vụ tai nạn khi lặn, thì hầu như năm nào cũng có vài ba mạng người chết thảm vì hải sâm".
Gần nhất là vào ngày 9/5, anh Nguyễn Vinh (22 tuổi) ở thôn An Hải - Lý Sơn, khi lặn hải sâm ở độ sâu 50m ở vùng biển Hoàng Sa thì dây hơi bị gấp và chết ngạt dưới đáy biển. Đến ngày 13/5, thi thể ngư dân xấu số trên mới được đưa về an táng trên đảo Lý.
Nhưng trường hợp bi thương kể trên chỉ là một trong hàng loạt vụ lặn hải sâm bị tai nạn giữa chừng. Tôi đến nhà thợ lặn Trần Đình Lộc, 45 tuổi ở thôn Tây, xã An Hải. Nhìn cảnh nhà đơn chiếc, anh Lộc thì nằm chèo queo một mình, tật nguyền tại chỗ, ai cũng xót lòng. Anh lặn biển và bị tai nạn năm 2006, từ đó bao nhiêu của cải ra đi.
Từ khi anh bị tai nạn, bốn đứa con anh lâm vào cảnh lam lũ, hai đứa con lớn là Trần Đại Biển và Trần Đại Hên tuổi giờ suýt soát 18-20 nhưng đã nghỉ học, sớm đi biển đỡ đần cho mẹ nuôi hai đứa em theo đòi đèn sách. Anh Lộc chép miệng: "Cảnh như tui ở đảo này vài ba chục người chứ đâu phải ít".
Theo Dân Trí
Chuyện những người tìm tiền tỷ dưới đáy đại dương Rất ít người đổi đời với nghề lặn tìm đồ cổ mà phần nhiều ngư phủ đã phải "cá cược" bằng chính mạng sống của mình dưới đáy đại dương. "Cầm vàng lại để vàng rơi" Nghe câu chuyện về những ngư phủ hành nghề mò cổ vật dưới đáy đại dương, thoạt tiên chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng. Một phần...