Một ngày đi 7 chùa ở Hưng Yên
Với các cụm quần thể đền, chùa nằm sát nhau, nếu sắp xếp hợp lý, du khách có thể chiêm bái 7 ngôi chùa trong một ngày không thấy mệt.
Từ Hà Nội, du khách di chuyển theo hướng cầu Thanh Trì về Ecopark hoặc đi thẳng đường đê Bát Tràng. Điểm dừng chân đầu tiên là cụm đền Đa Hòa – Dạ Trạch – Hàm Tử Quan, thuộc huyện Khoái Châu. Trong đó Đền Đa Hòa là nơi thờ Chử Đồng Tử, một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam. Diện tích đền rộng 18.720 m2, bao phủ bởi bốn bề cây cổ thụ sum xuê xanh tốt, toát lên vẻ cổ kính, linh thiêng.
Đền nằm trên một khuôn viên rộng có nhiều đại thụ. Ảnh: Ngọc Diệp
Ngọ môn gồm 3 cửa: cửa chính là tòa nhà ba gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ); hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân là đến tòa ại tế, Thiêu hương, cung ệ nhị, cung ệ tam và Hậu cung.
Tổng thể kiến trúc gồm 18 công trình lớn nhỏ, mái lợp ngói với đầu đao được vát cong tựa như những mũi thuyền, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Toàn bộ phần mái 2 tầng có 8 mái cong, lợp ngói vảy cá. Đầu đao cong được đỡ bởi 8 cột gỗ vuông ở 4 góc nhà. Các đấu kê, xà ngang cách điệu bằng những con kỳ lân.
Nhiều du khách tới đây đã chụp cho mình những tấm ảnh đẹp.Chị Phạm Thị Hồng Thu, Hà Nội chia sẻ rằng rất ấn tượng với hệ thống đền chùa đồ sộ tại Hưng Yên. “Không phải nơi nào cũng có diện tích đền rộng như vậy. Cảm giác trân quý và muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc này nên tôi đã chuẩn bị một bộ áo dài thật phù hợp trước khi tới đây”, chị Thu cho hay.
Từ đền thờ Chử Đồng Tử, du khách tiếp tục di chuyển sang thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, cách điểm đầu tiên chưa đến 3 km. Tại đây, du khách có thể cùng lúc tham quan hai ngôi đền nằm sát nhau: Đền Hóa Dạ Trạch và đền thờ Triệu Việt Vương.
Video đang HOT
Đền thờ Triệu Việt Vương nằm phía sau Đền Hóa Dạ Trạch. Ảnh: Ngọc Diệp
Hai ngôi đền này hấp dẫn khách tham quan bởi kiến trúc “tiền nhất, hậu đinh”, tức chia thành 3 khu tiền tế, trung từ, hậu cung. Trong đó, đền thờ Triệu Việt Vương nằm phía sau Đền Hóa Dạ Trạch. Ngôi đền rộng 148 m2, phục dựng trên nền gạch cũ sau nhiều lần bị quân giặc phá hủy. Khuôn viên chia làm 3 phần: dãy tả vu, hữu vu và đền thờ chính, có bài trí bình phong, giếng ngọc, chuông đồng đặc sắc.
Di chuyển về TP Hưng Yên, du khách tham quan tiếp các di tích văn hóa đền chùa như: đền Mây, đền Đào Nương, đền Trần, đền Mẫu… Nếu may mắn, du khách còn có cơ hội trải nghiệm những làn điệu trống quân đậm đà bản sắc địa phương. Phần lớn di tích đền chùa đều phân bố trong khu vực trung tâm thành phố nên không khó tìm kiếm. Đừng quên kết hợp thưởng thức đặc sản của tỉnh để có trải nghiệm trọn vẹn.
Ẩm thực Hưng Yên khá đa dạng và phong phú. Bạn có thể thưởng thức các món ăn như: gà Đông Tảo, bún thang, nhãn lồng, sen,… Đặc biệt, đến Hưng Yên vào mùa này, bạn đừng quên ghé vườn cam ngọt đang vào mùa, để mua được cam với giá tận gốc.
Vườn cam nằm ở xã Quảng Châu, TP Hưng Yên. Cam Hưng Yên có chất lượng vượt trội, vỏ mỏng, vị ngọt thanh, mùi thơm mát đặc trưng so với cam trồng ở vùng khác. Ảnh: Ngọc Diệp
Nằm cách Hà Nội 60 km về phía đông, Hưng Yên là vùng đất giàu văn hóa với hàng loạt di tích, đền chùa. Đường đi khá gần và bằng phẳng, nên phương tiện di chuyển hợp lý nhất là ôtô. Hưng Yên có 1.802 di tích trong đó có 2 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 172 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 400 lễ hội truyền thống, các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc như hát trống quân, ca trù…
Du khách có thể tham quan các điểm du lịch và trở về trong ngày từ Hà Nội. Nếu có ý định ở qua đêm, du khách nên dừng chân tại trung tâm thành phố Hưng Yên để được lựa chọn đa dạng về ẩm thực, nơi lưu trú.
Isfahan - "Nghìn lẻ một đêm"
Sau nhiều thập niên 'đóng băng', nền du lịch Iran đã khởi sắc trong vòng 10 năm trở lại đây.
Lịch sử, văn hóa lâu đời, khung cảnh tuyệt đẹp, con người mến khách và các dịch vụ du lịch chất lượng cao đã và đang kéo hàng chục triệu du khách đến với Iran mỗi năm.
Và nếu bạn đọc qua danh sách những điểm đến thú vị nhất của Iran được các tờ báo quốc tế đăng tải, một cái tên xuất hiện nhiều lần là Isfahan, thủ phủ của tỉnh Isfahan .
Đền thờ Hồi giáo Masjed-e Shah nổi tiếng thế giới với những mái vòm xanh.
"Một nửa thế giới" nằm ở Isfahan
Nằm cách Thủ đô Tehran 406km về phía nam, Isfahan là thành phố đông dân thứ ba Iran - chỉ sau Tehran và Mashhad. Thế nhưng trong lịch sử, đã có thời điểm Isfahan là thành phố lớn nhất thế giới. Thành phố này đã trải qua sự cai trị của không dưới 10 đế chế và thời đại nào cũng để lại một bằng chứng cho sự phồn vinh. Đến nay, Isfahan nổi tiếng với hàng trăm cung điện, nhà thờ, đại lộ, quảng trường, cầu và những đại công trình tráng lệ khác theo lối kiến trúc Hồi giáo Ba Tư. Trên khắp Iran không ai không biết đến câu nói: "Đến thăm Isfahan là đã đi được một nửa thế giới!".
Hãy bắt đầu chuyến du lịch của bạn từ quảng trường Naqsh-e Jahan tại trung tâm thành phố. Khu di sản thế giới này được quốc vương Abbas I cho xây dựng khi ông chuyển Thủ đô về Isfahan, vì vậy mà quanh Naqsh-e Jahan có nhiều công trình tráng lệ như đền thờ Hồi giáo Masjed-e Shah và Sheikh Lotfollah, cung điện Ali Qapu và khu chợ trong nhà Bazaar Bozorg.
Hai đền thờ Hồi giáo Masjed-e Shah và Sheikh Lotfollah nổi tiếng thế giới nhờ vào những bức tường, mái vòm khảm gốm xanh theo lối kiến trúc Safavid. Bạn có thể mất cả một ngày để nghe hướng dẫn viên du lịch giải thích những truyền thuyết, huyền thoại được vẽ trên những mảnh gốm. Còn tại cung điện Ali Qapu, bạn sẽ có cơ hội được nhìn toàn bộ thành phố từ ban công tầng cao. Thời điểm tuyệt nhất để ngắm thành phố là lúc hoàng hôn mùa hè, khi cái nắng gay gắt đã biến mất và người dân bắt đầu lũ lượt ra khỏi nhà để hóng gió.
Isfahan là nơi giao nhau của nhiều dòng chảy nhỏ thành con sông Zayanderud, nên không khó để gặp một cây cầu trong nội thành. Một số công trình có lịch sử hơn 3 - 4 thế kỷ, tiêu biểu là cầu Si-o-se Pol. Theo tiếng Ba Tư, Si-o-se Pol có nghĩa 33 nhịp cầu. Cầu được xây dựng từ năm 1599 - 1602. Tuy chỉ được xây bằng gạch nung và vôi, nhưng nhờ kỹ năng xây dựng của người Iran mà cây cầu đến nay vẫn gần như nguyên vẹn. Khoảng đất dưới chân cầu là địa điểm tụ tập nổi tiếng của người dân địa phương và du khách. Đêm xuống, có rất nhiều hàng quán được mở phục vụ người xem biểu diễn xiếc, âm nhạc ngoài trời.
Nền văn hóa, lịch sử phong phú
Isfahan có truyền thống âm nhạc lâu đời và phong phú. Nhiều điệu nhạc, điệu múa truyền thống của Iran có nguồn gốc từ thành phố này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử âm nhạc Isfahan, hãy đến Bảo tàng Âm nhạc Isfahan, ngôi nhà của hơn 300 loại nhạc cụ đặc trưng của vùng Trung Đông và Nam Á.
Cung điện Chehel Sotoun (mang nghĩa "40 cây cột" trong tiếng Ba Tư) được xây dựng dưới thời quốc vương Abbas I để đón tiếp đại sứ và các vị khách quý nước ngoài. Ngày nay, Chehel Sotoun là một khu di tích mở cửa cho du khách. Đến đây, khách tham quan có cơ hội tìm hiểu về lịch sử Isfahan nói riêng và lịch sử Iran nói chung thông qua những bức bích họa trên gốm khảm tường và trần nhà. Những sự kiện lịch sử như lễ đăng quang của quốc vương Abbas II hay trận chiến Chaldiran giữa Iran và đế chế Ottoman đã được các nghệ nhân công phu vẽ lên từng mảnh gốm trước khi đem tráng men và gắn vào tường.
Tuy là quê hương của rất nhiều công trình tôn giáo quan trọng đối với Hồi giáo, Isfahan cũng là một thành phố của sự đa dạng về sắc tộc và văn hóa. Cách đây nhiều thế kỷ, những thương nhân từ vùng Balkan, Israel, Trung Phi đã ở lại, lập gia đình và làm ăn tại một trong các trung tâm thương mại lớn của Trung Đông. Ngày nay, hậu duệ của họ là một phần của những cộng đồng chiếm vai trò quan trọng tại Isfahan. Bạn hãy cố gắng dành một chút thời gian đến thăm khu phố của người Armenia tại quận New Julfa và khu của người Do Thái trên phố Dardasht. Hai cộng đồng này vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc họ.
Để kết thúc chuyến du lịch tại Isfahan, tốt nhất là thử cắm trại qua đêm bên cạnh đền thờ Atashgah. Nơi đây từng là đền thờ thần lửa của Hỏa giáo (Zoroastrianism), một trong những tôn giáo cổ xưa nhất thế giới, hiện đã không còn tồn tại. Sau khi đi thăm hệ thống đường hầm chằng chịt phía dưới đền, bạn hãy ra ngoài và dựng trại giữa sa mạc. Đêm sa mạc lạnh cóng, từng nhóm người co cụm lại bên đống lửa, ngồi nghe hướng dẫn viên kể về truyền thuyết địa phương xoay quanh ngôi đền trong khi thưởng thức trà thảo mộc Damnoosh truyền thống của Iran. Chắc chắn ký ức về một đêm giữa sa mạc sẽ đi theo suốt cuộc đời bạn.
Giai thoại linh thiêng những đền chùa nổi tiếng Myanmar Myanmar hấp dẫn du khách khi có nhiều đền chùa nổi tiếng với bề dày lịch sử cùng kiến trúc độc đáo. Hàng năm, hàng ngàn người hành hương đến những địa điểm tâm linh này để tỏ lòng tôn kính và chiêm ngưỡng vẻ đẹp. Đền Dhammayangyi là một trong những đền chùa nổi tiếng Myanmar. Đây là ngôi đền lớn nhất...