Một ngày ăn đặc sản bình dân ở TP HCM
Là thành phố tập trung dân cư nhiều vùng miền, ẩm thực ở Sài Gòn rất đa dạng và phong phú, từ các món ăn sáng, trưa, tối thậm chí giữa đêm khuya.
Ăn sáng – trưa
Đã nói đến Sài Gòn không thể không nhắc đến cơm tấm, món ăn trở thành thương hiệu của thành phố sôi động bậc nhất cả nước.
Cơm tấm Sài Gòn.
Cơm tấm ngon phải có hạt gạo nhỏ, khô chứ không dẻo. Sườn nướng phải có một ít mỡ cạnh, để khi nướng lên, miếng sườn không bị khô, ăn đỡ ngán. Một số nơi bán cả sườn non nướng để tạo sự phong phú cho đĩa cơm. Chả hấp truyền thống bao gồm trứng, thịt bằm, mộc nhĩ, một số nơi cho trứng vịt muối vào bên trong. Tóp mỡ phải mới chiên, vì đồ cũ, để qua đêm sẽ nghe mùi khó chịu. Ở Sài Gòn có những quán cơm tấm nổi tiếng như Thuận Kiều, Bụi Sài Gòn, An Dương Vương, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Tri Phương…
Một trong những món Việt góp mặt trong danh sách món ăn ngon nhất thế giới chính là bánh mì. Tại Sài Gòn rất dễ dàng bắt gặp những quầy, xe bán dọc khắp các ngóc ngách trên đường. Thoạt nhìn, có vẻ người ăn chỉ chú tâm đến “phần ruột”, nhưng bánh mì quyết định hơn 50% về chất lượng của món ăn vỉa hè độc đáo này.
Bánh mì ở TP HCM được đánh giá có sự khác biệt so với các địa phương khác.
Video đang HOT
Một số tiệm bánh mì có luôn lò bánh mì để cung cấp bánh nóng, xốp, không quá giòn ngay tại chỗ. Nhân bao gồm thịt nguội, chả lụa, giò thủ, heo quay, xá xíu, phá lấu, chà bông (ruốc). Một số tiệm nổi tiếng ở Sài Gòn có thể kể tới như bánh mì Huynh Hoa, bánh mì Cóc Gò Vấp, bánh mì Bùi Thị Xuân, bánh mì chảo Hòa Mã, bánh mì Minh Châu, bánh mì Như Lan, Tuấn Mập…
Những món ăn từ miền Trung như cơm Hến từ Huế, Cao Lầu từ Quảng Nam được bán nhiều ở khu vự chợ bà Hoa, Phạm Phú Thứ, Bàu Cát (Tân Bình, Tân Phú), nơi tập trung đông đảo cộng đồng người miền Trung. Giá cả rất bình dân, từ 30.000-40.000/phần.
Cơm hến xứ Huế rất được yêu thích ở miền Nam.
Ăn vặt
Với thời tiết quanh năm hầu như nắng nóng, các món ăn vặt như chè, kem được rất nhiều người yêu thích. Khu chè nổi tiếng tập trung ở quận 1, quận 5, quận 6, dọc các tuyến đường tập trung cộng đồng người Hoa sinh sống. Những khu tập trung các trường học, đại học, cao đẳng như An Dương Vương, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thiện Thuật lại nổi tiếng các món kem, trái cây đĩa. Sài Gòn gần vựa trái cây nổi tiếng ở miền Tây nên giá cả vô cùng hợp lý.
Ăn khuya
Sài Gòn là thành phố không ngủ nên ăn khuya là một sở thích đặc biệt của người dân. Dọc các tuyến đường như Cách Mạng Tháng Tám, Lê Thị Riêng, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Sương Nguyệt Ánh hay khu vực chợ Lớn, Bến Thành, công viên 23/9… luôn tấp nập các gánh hàng rong, xe đẩy từ các món ăn chơi như bò bía, kem xôi dừa, cá viên chiên đến các món nhậu lai rai như lẩu các loại.
Bò bía và kem xôi dừa.
Theo Zing
Bánh tráng bánh phồng
Ở Nam bộ có rất nhiều làng nghề tráng bánh với công đoạn làm bánh không mây khác nhau. Tuy nhiên, sản vật địa phương và sự sáng tạo của mỗi vùng miền đa tao nên nhiêu chủng loại bánh phong phú, hương vị cũng đa dạng.
"Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" là hai đặc sản nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước mà bất cứ ai khi đến thăm Bến Tre cũng muốn thưởng thức. Từ TP. Bến Tre, xuôi theo Tỉnh lộ 885, đường về khu di tích cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, cách Bến Tre khoảng 7km là đến xã Mỹ Thạnh, cái nôi của món "bánh tráng Mỹ Lồng".
Hương gạo bánh tráng Mỹ Lồng
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách khi vừa đến làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng là những phên bánh trải dài hai bên đường. Người dân Mỹ Lồng cũng không biết nghề tráng bánh ở đây có từ khi nào, chỉ biết đó là nghề cha truyền con nối. Nhiều gia đình đã hai-ba thế hệ sống bằng nghề này. Nhìn tận mắt cách làm bánh, từ pha bột đến tráng rồi phơi bánh mới thấy được nỗi nhọc nhằn, tỉ mỉ mà không kém phần tinh tế của người làng nghề.
Mỗi lò bánh đều có công thức bí truyền riêng, nhưng khâu quan trọng nhất là lựa chọn nguyên liệu: gạo và dừa. Gạo được chọn là gạo lúa mùa sáu tháng ở địa phương, sau này do thâm canh tăng vụ chỉ còn lúa ngắn ngày nên người làm bánh chuyển sang dùng gạo sỏi ở Trà Vinh. Loại gạo này đem nấu cơm vừa sôi đã bể nát, nhưng tráng bánh thì tuyệt vời. Dừa phải trồng ở Mỹ Lồng mới ngon, dừa tươi quá bánh không đủ béo, dừa lên mộng thì bánh sẽ hôi dầu.
Hương vị bánh tùy thuộc ở công đoạn pha bột, ngoài bột gạo và nước cốt dừa, các nguyên liệu đường, muối và mè đều phải cân đúng lượng, bánh mới dẻo thơm và béo ngậy. Bột pha rồi phải tráng hết, nếu để lại hôm sau dễ bị ôi thiu. Người tráng bánh cũng phải quen tay, bánh tráng thành phẩm mới tròn, mỏng và bóng sạch.
Ngoài loại bánh truyền thống nước cốt dừa, Mỹ Lồng còn có loại bánh tráng sữa và lòng đỏ hột gà, loại bánh mặn lạp xưởng và tôm khô hay bánh gừng. Nhưng theo nhiều người sành ăn, ngon nhất vẫn là loại truyền thống, phải chăng nhờ vị cốt dừa đậm đặc chỉ có ở trái dừa Mỹ Lồng?
Vị nếp bánh phồng Sơn Đốc
Rời xã Mỹ Thạnh, tiếp tục theo Tỉnh lộ 885 thêm chừng 15km là đến xã Hưng Nhượng - làng nghề làm bánh phồng Sơn Đốc. Không khó để nhận biết những nhà chuyên làm bánh nhờ tiếng chày giã bột rộn rã. Cũng như bánh tráng, nguyên liệu là khâu quan trọng để làm ra chiếc bánh phồng giòn xốp. Người ta phải lựa loại nếp sáp, giống nếp hảo hạng ở Bến Tre, vừa dẻo vừa thơm. Riêng dừa phải chọn trái vừa khô tới mới thoảng thơm vị béo đậm đà.
Làm bánh phồng vất vả hơn làm bánh tráng. Nếp ngâm mềm xong đem nấu thành xôi, sau đó cho vào cối quết nhuyễn cùng với đường, dừa, vani. Chia sẻ kinh nghiệm để có chiếc bánh phồng dẻo ngon, một chủ lò bánh cho biết: "Phải quết xôi khi còn nóng hổi, bột mới nhanh dẻo, người trở bột phải đều, nhanh và liên tục thì bột mới nhuyễn, bánh nướng ra mới giòn xốp và nở gấp ba-bốn lần".
Bột giã nhuyễn đem bắt thành từng viên có trọng lượng đều nhau, chuyển qua cán rồi đem phơi. Người bắt bột phải thật khéo léo để bánh tròn và đều như nhau, dù chỉ "cân" bột bằng mắt. Ngày nay khâu giã bột đã được thay bằng máy nên công việc quết bánh cũng nhẹ nhàng hơn.
Nghề làm bánh tráng hay bánh phồng phụ thuộc vào thời tiết, nên người làm phải dậy từ khuya để tráng hoặc cán bánh cho kịp phơi đủ nắng vào sáng sớm. Nắng không đủ, bánh sẽ bị chai. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết, người dân ở làng nghề phải thức thâu đêm để kịp lam banh cung cấp cho thị trường, làm quà thơm thảo tặng nhau dịp năm mới. Cái nghĩa, cái tình đã giúp cho làng nghề tồn tại mãi với thời gian.
Theo PNO
Lạ miệng với phở chua Cao Bằng Đến Cao Bằng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn được thưởng thức những món ăn rất đặc sắc như: bánh thúc théc, bánh khảo, rượu táp ná, lợn quay... và đặc biệt là món phở chua độc đáo, hấp dẫn. Thực ra món phở chua có ở nhiều địa phương như Hà Giang,...