Một năm tăng giá gần gấp đôi, cổ phiếu ngân hàng thêm động lực
Sau một năm 2020 tăng liên tục lên gần gấp đôi, cổ phiếu Ngân hàng Quốc dân (NCB) mã NVB trên sàn HNX có thêm động lực khi ngân hàng vừa quyết định tăng vốn lên gần gấp đôi.
Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Quốc dân (NCB) vừa thông qua việc sẽ tăng vốn lên hơn 7.000 tỷ đồng so với mức hơn 4.000 tỷ hiện nay. Để huy động vốn, NCB chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tổng giá trị chào bán tương đương 1.500 tỷ đồng và phát hành 3.000 trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu dự kiến phát hành tương đương 3.000 tỷ đồng.
Đây được xem là bước đột phá của NCB sau chặng đường tái cơ cấu suốt những năm qua, đồng thời sẽ là động lực để thúc đẩy cổ phiếu NVB tiếp tục đi lên.
Tính từ tháng 9/2020 đến nay, cổ phiếu NCB liên tục duy trì đà tăng hơn 70% giá trị. Năm qua, giá NVB đã tăng hơn 90%, có thời điểm đạt gần 16.000 đồng/cp. NVB cũng là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua dòng mạnh nhất trong hai tháng đầu năm 2021 trên HNX.
Diễn biến này đưa NVB trở thành cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong làn sóng cổ phiếu dòng “bank” trên thị trường. Theo SSI, cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2020 đã tăng 27,6% so với đầu năm và tăng tới 73,9% so với mức đáy hồi tháng 3/2020.
Tính từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất cao, trên 50%. Mức tăng giá cổ phiếu bình quân của ngành ngân hàng là 15%, cao hơn mức tăng 10% của số VN-Index. Sự vượt trội của giá cổ phiếu ngân hàng đang thúc đẩy toàn bộ thị trường chứng khoán.
Tính đến 31/12/2020, NCB có tổng tài sản đạt gần 90.000 tỷ đồng, tăng 11,5% so với đầu năm 2020, lợi nhuận tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2019 đạt mức 850 tỷ đồng. Năm 2021, NCB đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 95.000 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm 2020; huy động từ khách hàng đạt 80.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận thuần đạt khoảng 1.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng đồng loạt lên kế hoạch lãi lớn trong 2021 sau khi đã ấn tượng trong năm vừa qua.
Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 25-30% năm nay sẽ là động lực chính thúc đẩy cổ phiếu ngân hàng sôi động hơn. Trong đó đáng chú ý là nhóm còn nhiều tiềm năng tăng giá nhữ NVB, BAB hay SHB,… sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Từ một cổ phiếu trung bình trên HNX, NCB đã hiện diện trong rổ HNX30. Trong suốt quý I/2021 NCB liên tục được các quỹ đầu tư lớn trên thế giới tại Anh/Thái Lan mua ròng và thường xuyên có mặt trong top 3 các cổ phiếu mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
Tiết lộ từ lãnh đạo NCB cho biết, ngân hàng đã kết nối với nhiều nhà đầu tư Nhật, Singapore và sắp tới sẽ mở rộng đón các nhà đầu tư chiến lược từ trong nước.
Trong mùa ĐHCĐ năm nay, nhiều ngân hàng cũng lên kế hoạch tăng vốn như Vietcombank, MBBank, HDBank hay ACB,… Theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc các ngân hàng tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính, cải thiện các chỉ số tài chính sẽ được phản ánh và “đẩy” giá cổ phiếu của ngân hàng đó đi lên. Đó là điều dĩ nhiên, đặc biệt là với những cổ phiếu còn dưới mức tiềm năng đã tích luỹ đủ cho mình các điều kiện tăng trưởng mạnh hơn từ vùng giá thấp hiện nay.
Nhiều cổ phiếu trụ cột ngành ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến tích cực trong năm 2021 sau khi đã thăng hoa tăng bằng lần trong năm 2020 vừa qua.
Đa số các ngân hàng tự tin với kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng thêm vài nghìn tỷ đồng trong năm 2021.
Năm 2021, MBBank đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 25-30% so với năm 2020 lên hơn 14.600 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) thậm chí thông qua kế hoạch tăng trưởng 32% lợi nhuận trước thuế trong năm nay so với năm 2020, tương đương khoảng 5.800 tỷ đồng. OCB dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 15%, đạt 5.560 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) thông qua kế hoạch lợi nhuận 2021 lên 5.800 – 6.100 tỷ đồng.
Với những diễn biến kinh doanh tích cực trong 2020, trong thời gian gần đây cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng mạnh. Với kế hoạch lợi nhuận 2021 khá ấn tượng, cổ phiếu ngành ngân hàng được dự báo sẽ vượt trội so với thị trường chung.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index chịu áp lực giảm và hướng về ngưỡng 1.210 điểm.
Theo BVSC, VN-Index được dự báo sẽ hồi phục tăng điểm khi lùi về kiểm định vùng hỗ trợ quanh 1.200 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Tuy vậy, sau khi để mất vùng hỗ trợ 1.217-1.225 điểm, xu hướng ngắn hạn của thị trường đang chuyển biến theo hướng không tích cực. Áp lực bán của nhà đầu tư khi kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần, cùng hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của HOSE-Index sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến thị trường trong những phiên còn lại của tuần.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/4, chỉ số VN-Index giảm 32,76 điểm xuống 1.215,77 điểm; HNX-Index giảm 2,95 điểm xuống 280,68 điểm. Upcom-Index giảm 0,98 điểm xuống 79,42 điểm. Thanh khoản đạt 22,1 nghìn tỷ đồng.
VN-Index có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.200 - 1.220 điểm
Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán đang đối mặt với rủi ro bước vào nhịp giảm điểm ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư nên giữ danh mục ở tỷ trọng hợp lý nhằm hạn chế rủi ro bất ngờ từ thị trường.
VN-Index giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng
Sau 2 tuần giao dịch lình xình trong khoảng giá 1.230-1.270 điểm mà không thể bứt phá được, thị trường chứng khoán Việt ngày 22/4 đã có một phiên giảm điểm rất mạnh (-3,2%), đây là phiên giảm mạnh nhất của thị trường kể từ phiên 8/2 (-3,9%).
Sắc đỏ bao trùm toàn thị trường với 365 mã đỏ cùng với 58 mã "lau sàn". Khắp các nhóm ngành đều ghi nhận một phiên giảm mạnh. Ảnh hưởng nặng nề nhất là những nhóm ngành thị trường như: chứng khoán, bất động sản và dầu khí. Nhóm chứng khoán SSI, SHS, MBS và CTS đồng loạt giảm sàn, trong khi đó, nhóm bất động sản với những cái tên như VRE, SCR, CEO, ITA... cũng chung cái kết tương tự Basis của thị trường phái sinh và chỉ số cơ sở vẫn ở mức khá cao, từ -8 đến -10 cho thấy nhà đầu tư tạm thời chưa đặt cược nhiều vào triển vọng ngắn hạn của VN-Index.
VN-Index đã có phiên giao dịch giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng.
Thanh khoản giao dịch vẫn ở mức cao và đặc biệt tăng mạnh trong phiên chiều khi sự hoảng loạn xảy ra trên toàn thị trường. Giá trị giao dịch trên HSX ngày 22/4 đạt 20.663 tỷ, tương ứng với 770,37 triệu cổ phiếu được "trao tay".
Theo các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết (VNCSI), phiên giảm điểm ngày 22/4 là do nhiều yếu tố. Thứ nhất là VN-Index ảnh hưởng từ phiên giảm mạnh ngày 21/4 của chứng khoán thế giới. Thứ hai là thông tin về các trường hợp nhập cảnh trái phép từ các vùng dịch vào Việt Nam có thể làm dấy lên khả năng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Và yếu tố thứ ba đến từ nội tại của thị trường, khi mà nhóm trụ không thể tiếp tục thay nhau nâng đỡ thị trường thì hệ quả tất yếu VN-Index "rơi"là điều dễ hiểu. Nỗ lực của hai tuần tăng điểm đã hoàn toàn bị xóa sạch trong phiên 22/4.
"Xu hướng tăng trong ngắn hạn đang ở trong trạng thái cực kỳ báo động và VN-Index cần hồi phục mạnh trong phiên giao dịch ngày mai để có thể lấy lại được tâm lý tích cực cho toàn thị trường. Chúng tôi tạm thời khuyến nghị nhà đầu tư tạm ngưng các vị thế mua mới, đứng ngoài quan sát và chờ đợi các tín hiệu mới của thị trường", chuyên gia của VNCSI nêu quan điểm.
Rủi ro đảo chiều của thị trường đang ở mức cao
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), với việc thị trường đóng cửa ở dưới ngưỡng 1.250 điểm nên trên khía cạnh sóng elliot thì xác suất để thị trường nối dài sóng tăng 5 lên ngưỡng 1.325 điểm (fibonacci retracement 161,8% sóng điều chỉnh 4) là thấp hơn so với khả năng thị trường chuyển sang sóng điều chỉnh a với target gần nhất quanh 1.140 điểm (fibonacci retracement 50% sóng tăng 5). Do đó, trong phiên giao dịch cuối tuần 23/4, thị trường có thể tiếp tục giảm điểm về các ngưỡng thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy.
"Nhà đầu tư trung hạn mua vào trước Tết trong các phiên 28/1- 2/2 và nhà đầu tư ngắn hạn mua vào trong các phiên 24/3-26/3 đã chốt lời trong tuần trước nên đứng ngoài quan sát thị trường. Những nhà đầu tư vẫn còn nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng tăng 5 có thể tiếp tục trong thời gian tới có thể áp dụng chiến lược trailing stop theo đường trung bình 20 ngày hiện quanh ngưỡng 1.225 điểm, nếu thủng ngưỡng này thì nên bán ra", chuyên gia của SHS khuyến nghị.
Theo quan điểm kỹ thuật của các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS), VN-Index có phiên giảm điểm mạnh trở lại trong khi khối lượng giao dịch giữ trên mức bình quân 20 phiên, hàm ý áp lực chốt lời khá mạnh. Mặc dù chỉ số vẫn giữ được đóng cửa trên MA20 cho thấy chỉ số đang trong xu hướng tăng ngắn hạn nhưng với mô hình nến đảo chiều Evening Star được xác nhận sau phiên giảm 22/4 thì rủi ro thay đổi xu hướng tăng hiện tại đang tăng cao.
"Các chỉ báo kỹ thuật khác cũng đang trở nên tiêu cực, với MACD cắt xuống Signal cho tín hiệu bán và RSI hướng xuống vùng 52 cho thấy áp lực điều chỉnh đang tăng lên, chỉ số có thể chịu sức ép giảm về vùng đỉnh lịch sử quanh 1.200 điểm nếu không giữ được trên MA20 trong những phiên tới", PHS phân tích.
Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến tương tự. Chỉ số có phiên giảm điểm cắt xuống dưới MA20, kèm theo khối lượng giao dịch gia tăng cho thấy xu hướng giảm ngắn hạn đang quay trở lại, chỉ số có thể chịu sức ép về vùng đỉnh cũ quanh 280 điểm.
"Rủi ro đảo chiều xu hướng tăng điểm của thị trường đang ở mức cao. Do đó, nhà đầu tư nên giữ danh mục ở tỷ trọng hợp lý nhằm hạn chế rủi ro bất ngờ từ thị trường", chuyên gia của PHS nhận định.
VN-Index có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.200-1.220 điểm
Ông Trần Xuân Bách, Phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, cây nến đỏ dài với giá đóng cửa thấp nhất phiên xuất hiện trong phiên 22/4 đang tạo ra mẫu hình nến đảo chiều "Evening Doji Star". Nếu mẫu hình trên hoàn thiện, thị trường nhiều khả năng sẽ bước vào nhịp điều chỉnh giảm ngắn hạn với vùng hỗ trợ gần nằm tại 1.185-1.210 điểm. Tuy vậy, "thị trường có thể xuất hiện các nhịp hồi phục mang tính kỹ thuật đan xen trong quá trình giảm điểm".
VN-Index có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.200-1.220 điểm. (Nguồn: BVSC)
Theo chuyên gia của BVSC, thị trường đang đối mặt với rủi ro bước vào nhịp giảm điểm ngắn hạn. VN-Index có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.200-1.220 điểm trong những phiên kế tiếp. Tuy vậy, thị trường có thể xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật đan xen trong quá trình giảm điểm.
"Áp lực chốt lời của dòng tiền nội và hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của HOSE-Index sẽ tạo ra ảnh hưởng không mấy tích cực lên diễn biến thị trường chung trong giai đoạn hiện tại. Do đó, nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục xuống mức 20-35% cổ phiếu. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung hạn. Các nhà đầu tư tiếp tục tận dụng các nhịp hồi phục của thị trường để bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục", ông Trần Xuân Bách khuyến nghị.
Tiền ồ ạt chảy vào chứng khoán, tổng giá trị giao dịch đạt kỷ lục 29.000 tỉ Chỉ số VN-Index giảm nhẹ nhưng lượng tiền vẫn ồ ạt đổ vào chứng khoán, kéo thanh khoản tiếp tục phá kỷ lục với tổng giá trị giao dịch 3 sàn đạt trên 29.000 tỉ đồng Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13-4, chỉ số VN-Index giảm 4,12 điểm (0,33%) xuống 1.248,33 điểm; HNX-Index giảm 0,8% xuống 293,16 điểm và UPCom-Index giảm 1,16%...