Một năm sóng gió trên nhiều mặt trận của Trung Quốc
Trung Quốc đã trải qua năm 2018 với nhiều sóng gió, từ những thách thức đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường cho tới khó khăn của nền kinh tế và sự cảnh giác của cộng đồng quốc tế với Bắc Kinh.
Ngoại giao con thoi
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng muốn khẳng định vị thế trên trường quốc tế, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn đầu những nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh thông qua hàng loạt chuyến thăm cấp cao trong năm 2018.
Ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình đạt được thỏa thuận “đình chiến thương mại” trong tiệc tối kết hợp làm việc bên lề hội nghị G20 ở Argentina. (Ảnh: Reuters)
Năm 2018, mối quan hệ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump xảy ra mâu thuẫn do các vấn đề thương mại song phương giữa hai nước.
Tổng thống Trump đã quyết định khơi mào cuộc chiến thương mại với ông Tập bằng cách áp thuế đối với 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc hồi tháng 6 trước khi tung đòn áp thuế thứ hai nhắm tới 200 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh. Sau đó, Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Ngoài thương mại, Mỹ và Trung Quốc cũng xung đột với nhau trên các mặt trận chiến lược. Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với một đơn vị quân sự trọng yếu của Trung Quốc và hàng loạt cuộc chạm trán trên Biển Đông đã xảy ra, bao gồm một vụ áp sát nguy hiểm giữa hai tàu chiến vào cuối tháng 9.
Đầu tháng 9, ông Trump nói rằng ông Tập “không còn là bạn bè nữa”, đồng thời chỉ trích việc Trung Quốc không gây sức ép với Triều Tiên. Ông chủ Nhà Trắng còn cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Cuộc gặp duy nhất giữa ông Trump và ông Tập trong năm nay diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina khi cả hai ăn tối cùng nhau hôm 1/12. Sau cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhất trí đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày.
Sau nhiều năm căng thẳng trong quan hệ song phương, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp nhau trong chuyến thăm của ông Abe tới Bắc Kinh. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Trung Quốc trong 7 năm.
Mặc dù vẫn còn một số mâu thuẫn liên quan tới các tranh chấp hàng hải cũng như các vấn đề do lịch sử để lại, song hai nước vẫn ký một loạt các hợp đồng thương mại và nhiều thỏa thuận khác, bao gồm việc duy trì một đường dây nóng nhằm ngăn chặn các sự vụ trên biển Hoa Đông – nơi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp gỡ ở Đại Liên (Trung Quốc) hôm 8/5. (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh hồi tháng 3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011. Trong chuyến thăm bí mật này, ông Kim đã để ngỏ khả năng phi hạt nhân hóa cũng như ý định đàm phán với Mỹ.
Ông Tập và ông Kim gặp nhau lần hai vào đầu tháng 5 ở thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc để trao đổi về tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo Trung – Triều tiếp tục gặp nhau lần 3 vào ngày 19-20/6 ở Bắc Kinh ngay sau khi ông Kim Jong-un có cuộc gặp lịch sử với ông Donald Trump tại Singapore. Đây là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên vẫn luôn trông cậy vào đồng minh Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã có chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Bắc Kinh hồi tháng 8. Đây là chuyến thăm được kỳ vọng cao của nhà lãnh đạo Malaysia sau khi ông Mahathir dừng các dự án do Trung Quốc viện trợ, trị giá 22 tỷ USD, tại Malaysia sau khi đắc cử thủ tướng.
Vị thủ tướng 93 tuổi của Malaysia đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi cảnh báo về “phiên bản chủ nghĩa thực dân mới” trong cuộc họp báo với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, ông Mahathir vẫn khẳng định rằng chính sách thân thiện của Malaysia với Trung Quốc không thay đổi và nước này vẫn hoan nghênh các khoản đầu tư từ Bắc Kinh.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trải thảm đỏ đón Chủ tịch Tập Cận Bình khi nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thăm Manila vào giữa tháng 11. Chuyến thăm này đã thắt chặt quan hệ song phương giữa Trung Quốc – Philippines và được ông Tập ca ngợi là “cầu vồng sau cơn mưa”. Hai nhà lãnh đạo đã ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác trên mọi lĩnh vực nhân chuyến thăm này.
Sóng gió “bủa vây” Trung Quốc
Tuyến đường sắt Nairobi-Mombasa do Trung Quốc xây dựng tại châu Phi bị thua lỗ trầm trọng chỉ sau một năm vận hành. (Ảnh: SCMP)
2018 được đánh giá là một năm sóng gió với Trung Quốc cả ở trong nước lẫn quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là cuộc chiến thương mại với Mỹ.
2018 cũng được xem là một năm thách thức với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh khi hàng loạt quốc gia chỉ trích, thậm chí hủy bỏ những dự án trong khuôn khổ sáng kiến này. Nhiều nước nhận ra rằng các dự án của Trung Quốc đã bị đội giá lên gấp nhiều lần so với thực tế, không phục vụ cho nhu cầu phát triển thực sự của quốc gia tiếp nhận và đẩy những nước này vào bẫy nợ. Nói cách khác, các nước vay tiền Trung Quốc để phát triển dự án, còn Bắc Kinh mới là bên hưởng lợi.
Tại châu Phi, dự án đường sắt Nairobi-Mombasa đã bị thua lỗ nặng nề chỉ sau một năm đi vào hoạt động do hàng hóa vẫn được ưu tiên vận chuyển bằng xe tải trên đường bộ. Tại Sri Lanka, chính phủ nước này đã phải trao quyền quản lý cảng chiến lược Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm do không đủ khả năng trả nợ cho Bắc Kinh. Chính quyền Myanmar cũng đàm phán với Trung Quốc để giảm 80% quy mô dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu, từ 7,2 tỷ USD theo giá ban đầu xuống còn 1,3 tỷ USD, nhằm tránh nguy cơ bị vỡ nợ.
Ngoài quyết định hủy các dự án do Trung Quốc hỗ trợ của tân Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Pakistan Imran Khan cũng xem xét lại dự án thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) trị giá 60 tỷ USD vì lo ngại không đủ khả năng trả nợ Bắc Kinh. Trong khi đó, chính phủ mới của Maldives đã lên kế hoạch rút khỏi hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc trong khi đang nợ Bắc Kinh khoản tiền tương đương 1/4 GDP.
Hàng loạt quốc gia không chấp thuận để “gã khổng lồ” Huawei của Trung Quốc tham gia dự án phát triển mạng 5G do lo ngại an ninh. (Ảnh: Reuters)
Trong năm qua, ngày càng nhiều nước phương Tây cảnh giác với các tập đoàn của Trung Quốc, đặc biệt là các tập đoàn nhà nước, do lo ngại vấn đề an ninh cũng như gián điệp thương mại. Các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như ZTE hay Huawei đều vấp phải sự nghi ngại từ nhiều nước. Hàng loạt quốc gia đã không cho phép các tập đoàn này tham gia vào các dự án phát triển mạng 5G.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều vấn đề bất ổn trong năm 2018. Mức nợ của Trung Quốc hiện ở mức cao, ước tính gấp 3 lần so với GDP, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ khủng hoảng. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng cũng chậm khi các số liệu sơ bộ cho thấy nhiều tỉnh không đạt được chỉ tiêu GDP hàng năm. Trong khi đó, sức ép giảm lạm phát tăng lên do nhu cầu của người tiêu dùng và các nhà đầu tư thấp hơn so với dự kiến.
Trong bối cảnh phải đối mặt với sự quay lưng của nhiều nước, trong đó có cả những đối tác thân cận, và cả những khó khăn từ trong nước, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ phải sử dụng các quân bài chiến lược một cách hiệu quả. Những thất bại từ Sáng kiến Vành đai và Con đường, những thách thức của nền kinh tế và cả những góc nhìn tiêu cực từ cộng đồng quốc tế đang đặt ra cho Trung Quốc một bài toán khó và cũng không dễ để có thể đoán được rằng Bắc Kinh sẽ làm gì trong thời gian tới.
Thành Đạt
Theo Dantri/SCMP
Hội nghị G20 ngày đầu tiên Ông Donald Trump phớt lờ tổng thống Putin
Ngày 30.11, ngày đầu tiên của Hội nghị cấp cao G20 đã diễn ra với đủ chuyện hỉ, nộ, ái, ố... không kém phần thú vị. Trong đó, gây ngạc nhiên nhất phải là sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phớt lờ" tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các nhà lãnh đạo G20 cùng các phu nhân, phu quân chụp ảnh lưu niệm.
Lãnh đạo Nga - Mỹ tảng lờ nhau
Việc ông Donald Trump đột ngột tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin khiến giới truyền thông rất để ý quan sát động thái của hai người tại nghi thức chụp ảnh chung trước giờ khai mạc. Kết quả là, khi chụp ảnh, ông Trump chỉ nói chuyện với các nhà lãnh đạo các nước Canada, Nhật và Pháp. Còn khi ông đi ngang qua ngay trước mặt ông Putin thì tảng lờ như không nhìn thấy vị tổng thống Nga.
Trong phòng họp khá lộn xộn.
Hồi đầu tháng 11, hai ông cùng xuất hiện tại hoạt động kỉ niệm 100 năm Chiến tranh thế giới thứ Nhất tại Pháp, tuy không chính thức gặp gỡ nhưng giữa hai người có không ít cử chỉ thân thiện, ông Trump đã tươi cười bắt tay nhau lại nghi thức chụp ảnh. Sau đó tại cuộc hội đàm không chính thức, người ta còn bắt gặp ông Trump "đá lông nheo" với ông Putin đầy bí ẩn. Việc lần này ông Trump lạnh nhạt hẳn với ông Putin khiến mọi người cảm thấy bất ngờ. Còn có thêm một chi tiết nữa gây chú ý, sau khi các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung, trong khi các nhà lãnh đạo các nước vỗ tay hoan nghênh thì ông Trump lại không vỗ tay mà lại giơ hai ngón tay cái lên theo thói quen.
Donald Trump làm như không nhìn thấy ông Vladimir Putin.
Sau khi chụp ảnh chung, các nhà lãnh đạo liền triển khai các hoạt động ngoại giao song phương hoặc đa phương. Ông Trump hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Argentina Mauricio Macri, khi ông này dùng tiếng Tây Ban Nha để hỏi thăm sức khỏe, ông Trump liền tháo tai nghe phiên dịch ra và nói: "Tôi cho rằng mình nghe hiểu được ông nói gì mà không cần phiên dịch" khiến mọi người ngạc nhiên.
Ông Donald Trump và cử chỉ khó hiểu trong phòng họp.
Ông Tập Cận Bình mời ông Vladimir Putin thăm Trung Quốc vào tháng 4.2019
Ông Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp gỡ với ông Vladimir Putin nhưng cuộc gặp gỡ, hội đàm giữa ông với Tập Cận Bình thì vẫn tiến hành như dự định. Theo hãng Sputnik của Nga, ông Tập Cận Bình khi gặp gỡ ông Vladimir Putin đã mời ông Putin tới Trung Quốc tham dự Diễn đàn cấp cao "vành đai - con đường" lần thứ 2 được Trung Quốc tổ chức vào tháng 4.2019. Hồi tháng 11, tại Hội nghị cấp cao APEC, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố thông tin Trung Quốc sẽ tổ chức Diễn đàn cấp cao "vành đai - con đường" lần thứ 2 và nói rất hoan nghênh các bạn trong giới công thương châu Á - Thái Bình Dương tích cực tham dự. Lần này, tại Hội nghị G20, ông Tập Cận Bình tiếp tục "tấn công" các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Ông Donald Trump và Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman.
Khi ông Tập Cận Bình hội đàm với ông Vladimir Putin, cùng tham gia có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đinh Tiết Tường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng công tác ngoại sự trung ương Dương Khiết Trì và Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Còn khi ông Tập Cận Bình gặp gỡ Thủ tướng Nhật Sinzo Abe, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi và Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman thì tham gia cùng 3 người trên còn có thêm Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Hà Lập Phong. Dư luận đặt dấu hỏi về việc vì sao ông Hà Lập Phong lại vắng mặt trong cuộc gặp gỡ với ông Vladimir Putin.
Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Thái tử Ả rập Xê-út tươi cười và lạnh lùng
Ngoài "Mỹ - Nga đấu pháp", Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một vấn đề nóng nữa nổi lên tại Hội nghị cấp cao G20 là sự có mặt của Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman. Đây là lần đầu tiên ông này xuất hiện trở lại trước một diễn đàn quốc tế kể từ sau khi nhà báo Ả rập Xê-út Jamal Khashoggi bị ha sat một cách bí ẩn trong Lãnh sự quán nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Mohammed bin Salman tựa hồ không bị ảnh hưởng bởi sự kiện này. Khi trò chuyện với ông Putin, ông tươi cười bắt tay, chuyện trò vui vẻ, thậm chí còn một lần vỗ tay tán thưởng. Trong hội nghị cấp cao G20, hai ông ngồi cạnh nhau. Khi ngồi xuống, ông Mohammed bin Salman còn 3 lần đập vào tay ông Vladimir Putin.
Thái tử Mohammed bin Salman và ông Vladimir Putin.
Ngoài chuyện trò với ông Putin, ông Salman khi hội đàm với ông Tập Cận Bình cũng cười rất tươi. Đối với ông Trump, Thái tử Ả rập Xê-út cũng thể hiện rất tốt. Khi chụp ảnh chung, ông Trump đi ngang qua, hai người nhìn nhau và... cũng rất tươi cười.
Người bị ông Mohammed bin Salman lạnh nhạt là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Khi ông Erdogan đi ngang Mohammed bin Salman. Thái tử đã tỏ vẻ lạnh lùng ghét bỏ. Xem xét sự "cao giọng" của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ án nhà báo Jamal Khashoggi thì việc ông Mohammed bin Salman tỏ thái độ như thế với ông Recep Tayyip Erdogan cũng không phải là khó hiểu.
Một người khác cũng rất quan tâm đến vụ hạ sát nhà báo Jamal Khashoggi là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Có nhà báo đã nắm được nội dung đối thoại bên lề phòng họp của thủ tướng Pháp và thái tử Ả rập Xê-út. The Guardian đưa tin, ông Macron nói với Thái tử Ả rập Xê-út là ông rất lo ngại vè vụ này. Đối phương đáp ngay: "Vâng ông cũng đã nói với tôi rồi, rất cám ơn ông". Macron nói tiếp: "Ông chẳng bao giờ chịu nghe tôi cả". Thái tử đáp lại: "Tôi đương nhiên lắng nghe ý kiến người khác".
Đoạn hội thoại này không được ghi âm lại một cách rõ nét, có đoạn nghe rất rõ, có đoạn khá mơ hồ. Thấy có câu thái tử nói: "Không sao, tôi ứng phó được vụ việc". Sau một hồi đối thoại, thấy ông Macron nói "Tôi là người giữ lời".
Xem giày của ai đẹp hơn nào...
Đã dự thảo xong Tuyên bố chung
Reuters cho biết, các nước thành viên G20 đã đạt được nhất trí về cam kết cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong bản dự thảo Tuyên bố chung sẽ được công bố sau khi hội nghị bế mạc ngày 1.12 (theo giờ địa phương). Một quan chức châu Âu cho biết, trong bản dự thảo, các ngôn từ về vấn đề di dân và nạn dân được dùng với mức nhẹ nhất; nhưng những từ ngữ nói về biến đổi khí hậu đều không có bất cứ sự thụt lùi nào.
Tuy nhiên, văn bản Tuyên bố chung này còn phải được lãnh đạo các nước thành viên chấp thuận.
Theo VietTimes
Sức mạnh quyền lực của ông Tập Cận Bình trước thách thức bủa vây Trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với không ít thách thức cả ở trong và ngoài nước, nhiều ý kiến đã tỏ ra hoài nghi về sức mạnh quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình giữa lúc đương đầu với sóng gió. Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Donald Trump tại Bắc Kinh năm 2017 (Ảnh: New...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình

Ukraine sa thải quan chức tập hợp binh sĩ trao thưởng khiến Nga tấn công

Bitcoin Hy vọng mới cho nền kinh tế đang khủng hoảng của Bhutan

Mỹ họp bàn về thỏa thuận hạt nhân với Iran

Nga lên tiếng trước cảnh báo của EU về lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng

New York Times: Mỹ có thể cắt gần như toàn bộ tài trợ cho NATO

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với đồng minh thân cận của Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Bỉ cảnh báo tăng chi tiêu quốc phòng có thể ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội

Đồng Euro trở thành nơi trú ẩn an toàn giữa 'bão thuế quan'

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi Tây Ban Nha tăng chi tiêu quốc phòng

Anh đào khoe sắc tại công viên hoàng gia Greenwich (Anh)

Anh và Pháp đàm phán thỏa thuận hồi hương người di cư
Có thể bạn quan tâm

Vụ ồn ào đấu tố Chị đẹp: Lộ chuyện 1 sao nữ sai trang phục khiến ekip ngừng ghi hình, người trong cuộc nói gì?
Sao việt
23:44:51 16/04/2025
Nhan sắc thật của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á khiến dân tình sốc nặng
Sao châu á
23:41:29 16/04/2025
Clip hot: 1 sao nữ Vbiz bỏ chạy khỏi thảm đỏ khiến cả ekip nháo nhào
Hậu trường phim
23:38:37 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Bảo vệ rủ bạn tù gây 9 vụ trộm tại công ty
Pháp luật
21:42:30 16/04/2025