Một năm sau thảm họa MH17: Bí mật không dám tiết lộ
Một năm đã trôi qua nhưng gia đình của Lee Why Keong, một hành khách trên chuyến bay định mệnh vẫn chưa dám nói với người mẹ già về cái chết của anh.
Chúng tôi không dám cho mẹ biết hung tin đó vì mẹ tôi tuổi đã cao và hơn nữa Keong là đứa con trai mà bà yêu quý nhất. Bây giờ, anh em chúng tôi thay phiên nhau chăm sóc mẹ. Chúng tôi nói dối rằng Keong vẫn đang bận rộn với việc kinh doanh. Đó là lý do tại sao nỗi đau của chúng tôi vẫn chưa nguôi cho tới tận ngày hôm nay”, Lee Wai Hong, anh trai của Keong cho biết.
Mona Lee Cheng Sim, vợ của Keong cũng có mặt trên chuyến bay xấu số MH17.
Gia đình các nạn nhân thắp nến cầu nguyện cho những người xấu số vào ngày 24/7/2014 tại Bangsar
Bài liên quan:
Video đang HOT
Hong cũng cho biết nỗi đau mất đi những người thân yêu vẫn còn trong trái tim của các thành viên gia đình nhưng mọi người phải cố gắng vượt qua để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.
Hong luôn tự hỏi “Liệu chúng tôi có thể làm được gì để giúp thực hiện những điều hai vợ chồng em tôi muốn làm khi còn trẻ? Hai cuộc đời đã bị lấy đi và họ không thể thực hiện những ước nguyện đó. Chúng tôi chỉ có thể cầu nguyện cho em tôi được yên nghỉ”.
Keong và vợ đã di cư đến Úc cách đây 20 năm. Năm ngoái họ đến Hà Lan trong một kỳ nghỉ. Keong dự định tới nhà của Hong ở Johor Baru sau khi đến Malaysia. Vợ chồng anh cũng đã lên kế hoạch ở lại Malaysia một tuần để thăm các thành viên khác trong gia đình. Nhưng tất cả dự định đó đều không thành hiện thực.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Hong cho biết anh không muốn “gây thêm đau đớn sau những gì mà các thành viên trong gia đình đã phải trải qua”. Anh cũng nói thêm rằng gia đình đã tiến hành các nghi lễ Phật giáo cần thiết để tưởng nhớ những người thân yêu của họ.
“Nỗi đau vẫn còn đó và nước mắt vẫn rơi khi chúng tôi nhìn lại những gì đã xảy ra. Bây giờ chúng tôi chỉ giữ những kỷ niệm về họ trong trái tim và để cho chính phủ làm phần việc của mình. Cuộc sống phải tiếp tục vì người mẹ già của chúng tôi”, Hong nói.
Gia đình anh đã không liên lạc với hãng Malaysia Airlines và không đến sân bay quốc tế tại Kuala Lumpur tại thời điểm xảy ra thảm kịch bởi vì họ sợ rằng sẽ không được vào do Keong không còn là công dân Malaysia.
Ngày 17/7/2014, chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia khởi hành từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã bị bắn hạ trên bầu trời Ukraine. Tất cả 298 hành khách và thành viên phi hành đoàn đều tử nạn. Bốn điều đáng nhớ về thảm kịch: 1. Thống nhất thành lập một tòa án quốc tế Ngày 8/7, Malaysia đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc một dự thảo nghị quyết về thành lập một tòa án quốc tế để truy tố những người chịu trách nhiệm việc bắn rơi máy bay MH17. Đây là đề xuất chung của Malaysia, Australia, Hà Lan, Bỉ và Ukraina. Malaysia sẽ là một trong 15 thành viên của Hội đồng này. Họ hy vọng nghị quyết sẽ được thông qua vào cuối tháng 7/2015. 2. Hành khách và phi hành đoàn Có khoảng 2/3 số hành khách là người Hà Lan. Ngoài ra còn có nhiều người Úc và Malaysia. Tất cả 15 thành viên phi hành đoàn đều là người Malaysia. Tất cả các thành viên của ít nhất 20 gia đình đã cùng đi trên chuyến bay xấu số và có 80 hành khách là trẻ em dưới 18 tuổi.
Một mảnh vỡ của chiếc máy bay MH17 Có khoảng 60 đại biểu đang trên đường đến tham dự một hội nghị quốc tế về AIDS tại Melbourne, Australia, cũng có mặt trên chuyến bay, bao gồm nhà nghiên cứu tiên phong về HIV Joep Lange. 3. Các Hãng hàng không tránh không phận đông Ukraine Một vài hãng hàng không bao gồm Korean Air, Asiana Airlines và British Airways đã bắt đầu tránh bay qua không phận Ukraine từ tháng 3/2014 trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng chính trị leo thang tại bán đảo Crimean năm 2014. Trong tháng 4/2014, tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã gửi cảnh báo đến các hãng hàng không về các đường bay nguy hiểm qua không phận Ukraine. Cục Hàng không Liên bang Mỹ cũng đã ban hành quy định về việc hạn chế các chuyến bay qua vùng bán đảo Crimea – phía nam đường bay của MH17. Cảnh báo cũng nêu rõ các hãng hàng không phải cân nhắc rất cẩn thận khi bay qua một số vùng của Ukraine. Singapore Airlines xác nhận rằng họ đã tránh bay qua một số vùng của không phận Ukraine trước cả khi thảm kịch MH17 xảy ra. Nhưng các máy bay thương mại của hãng này vẫn bay qua các vùng khác của đất nước đang xảy ra chiến tranh, bao gồm cả các khu vực mà bay MH17 bị bắn hạ. Khu vực MH17 bị rơi không hề bị cảnh báo hạn chế đối với các chuyến bay thương mại. 4. Báo cáo điều tra kỹ thuật cuối cùng Một báo cáo điều tra kỹ thuật cuối cùng do Hà Lan dẫn đầu sẽ được công bố trong tháng 10 sắp tới. Malaysia, Australia, Bỉ và Ukraina là các thành viên tham gia vào cuộc điều tra chung. Phát biểu tại lễ tưởng niệm các nạn nhân vào ngày thứ 7(11 /7), thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết các cuộc điều tra sẽ dựa trên nhiều nguồn thông tin độc lập khác nhau bao gồm các đoạn băng ghi âm buồng lái, các dữ liệu về chuyến bay và thông tin được cung cấp bởi các trạm kiểm soát không lưu. Ông Najib nói thêm rằng 5 quốc gia thành viên sẽ đảm bảo những người phải chịu trách nhiệm về vụ việc sẽ được đưa ra công lý.
Theo NTD
Hội thảo "Cộng đồng ASEAN sau 2015 - Cơ hội và thách thức"
Ngày 14/5, tại Đà Nẵng, trường Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Cộng đồng ASEAN sau 2015: Cơ hội và thách thức". Hội thảo có sự tham dự của các thành viên Hội các trường Đại học và Cao đẳng thuộc khối ASEAN. Ngày 14/5, tại Đà Nẵng, trường Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Cộng đồng ASEAN sau 2015: Cơ hội và thách thức". Hội thảo có sự tham dự của các thành viên Hội các trường Đại học và Cao đẳng thuộc khối ASEAN.
Diễn ra cùng thời điểm cuộc họp thành viên lần thứ IV Hội các trường Đại học và Cao đẳng thuộc khối ASEAN (P2A) tổ chức tại Đà Nẵng, Hội thảo "Cộng đồng ASEAN sau 2015: Cơ hội và thách thức" quy tụ gần như tất cả các thành viên trong P2A (gồm 45 trường Đại học thuộc 10 nước ASEAN) cùng tham gia.
Hội thảo nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các trường Đại học và Viện nghiên cứu trong khu vực ASEAN, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN sau năm 2015. Đồng thời công bố những kết quả nghiên cứu mới nhất của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về cộng đồng ASEAN sau năm 2015, những đóng góp của trường Đại học, Viện nghiên cứu trong tiến trình phát triển ASEAN, trong đó có sự tham gia tích cực của Việt Nam nhằm hiện thực hóa mô hình này.
Ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu ý kiến tại Hội thảo "Cộng đồng ASEAN sau 2015: Cơ hội và thách thức" Có trên 110 bài nghiên cứu từ 26 viện và trường đại học trong và ngoài nước đã gửi tới Hội thảo. Ban tổ chức đã lựa chọn 50 bài nghiên cứu chất lượng để đăng Kỷ yếu và báo cáo tại Hội thảo. Nhiều bài nghiên cứu ý nghĩa được báo cáo tham luận như: Bàn về tầm nhìn của Cộng đồng kinh tế ASEAN sau 2015 và một số vấn đề đặt ra của TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; "Cộng đồng kinh tế ASEAN: chỉ mới ở bước khởi đầu" của TS R.Murhadi, Đại học Surabaya, Indonesia; "Xây dựng bản sắc ASEAN: Quá trình và những kết quả bước đầu" của TS Trần Xuân Hiệp, Trưởng khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Duy Tân...
Tại Hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Phùng Tấn Viết đánh giá rất cao vai trò Hội các trường Đại học và Cao đẳng thuộc khối ASEAN (P2A) trong việc kết nối, hợp tác nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội... thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng ASEAN nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Trên tinh thần ấy, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng hứa sẽ tạo mọi điều kiện để trường Đại học Duy Tân cũng như các thành viên trong P2A có những hoạt động hợp tác bổ ích, thiết thực để P2A ngày càng phát triển, vì sự phát triển của P2A cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Thành phố.
Đăng Khoa
Theo_Thể thao văn hóa
Chuyến bay định mệnh và sự trùng hợp kỳ lạ Ở nơi cách vị trí máy bay Airbus A320 của Đức gặp nạn ngày 24/3/2015 chỉ vài km, 62 năm trước đây đã từng xảy ra một vụ tai nạn máy bay có nhiều chi tiết tương đồng với vụ rơi máy bay vừa xảy ra. Máy bay rơi khi chưa đến trạm tiếp nhiên liệu Vào khoảng 23h30 ngày 1/9/1953, chiếc máy...