Một năm sau siêu bão Sandy, hàng nghìn người Mỹ vẫn chơ vơ
Đã tròn một năm kể từ khi siêu bão Sandy quét qua các bang Đông Bắc nước Mỹ, hàng nghìn người dân tại New York, New Jersey vẫn chơ vơ, không nhà cửa. Họ phải đấu tranh với các công ty bảo hiểm và sự quan liêu của chính quyền để nhận tiền cứu trợ.
Cơn bão cực mạnh quét qua nước Mỹ ngày 29/10/2012 đã khiến khoảng 160 người thiệt mạng và phá hủy hơn 650.000 ngôi nhà, trong đó riêng tại hai bang New York, New Jersey 366.000 công trình bị bão làm hư hại. Hàng nghìn người đã phải di tản trong khi hoạt động kinh doanh bị đóng cửa nhiều tuần. Ước tính thiện hại do cơn bão lên tới hàng tỷ USD.
Một khu vực của thành phố New York tan hoang sau bão Sandy
Đến nay tình trạng tái thiết diễn ra mỗi nơi một khác. Tại một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều ngôi nhà chỉ còn là ô đất trống. Những khu dân cư “rách nát” vì bão nay vắng lặng với những tấm biển rao bán nhà.
Một vài gia đình cố gắng vượt lên để tiếp tục sống tại nơi ở cũ thì quá trình xây dựng cũng diễn ra chậm chạp và tốn kém. Không ít người chấp nhận về ở dù ngôi nhà mới chỉ được sửa sang một phần.
Những người khác không có đủ tiền để xây lại nhà, bao gồm cả những người đang tranh đấu đòi tiền bảo hiểm, hoặc chờ tiền cứu trợ của chính phủ, thì phải tá túc cùng người thân hoặc sống trong những căn nhà tạm.
Kieran Burke, 41 tuổi, người đang sống với gia đình mình tại một căn hộ tại khu vực Yonkers, New York cho biết, phần lớn thời gian một năm qua ông lo tranh đấu để xin giấy phép xây dựng và đòi tiền bảo hiểm để dựng lại ngôi nhà cũ mình. Đến nay, dù hầu như toàn bộ tiền bảo hiểm đã được chi trả nhưng Burke vẫn tỏ ra giận dữ khi kể lại những khó khăn mình gặp phải.
Công tác tái thiết diễn ra chậm chạp bởi sự quan liêu
“Tôi đã ở đây khi ngọn lửa lan tới”, Burke, một chỉ huy lực lượng cứu hỏa và cha của 2 bé trai nói. “Và thành thực mà nói, việc đối phó với quá trình xin giấy phép và đòi tiền bảo hiểm còn khó gấp 10 lần đối phó với bất kỳ vụ hỏa hoạn nào”.
Video đang HOT
Với hầu hết những người mất nhà cửa vì bão Sandy – trong đó có ít nhất 27.000 hộ gia đình tại New York và New Jersey theo số liệu của chính quyền bang và địa phương – tiền là trở ngại chính khiến họ chưa thể về nhà.
Cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp liên bang đã chi ra hơn 1,4 tỷ USD hỗ trợ cho hơn 182.000 người sống sót sau thảm họa tại 5 bang của nước Mỹ. Nhưng các bang lại chậm chạp trong việc phân bổ những khoản trợ cấp 150.000 USD và 300.000 USD thiết yếu, do Bộ nhà ở và phát triển đô thị cấp cho những hộ gia đình thiếu tiền dựng lại nhà.
Đến nay, với nhiều nạn nhân của siêu bão Sandy, đường về nhà vẫn còn mờ mịt.
Một ngày thứ Bảy gần đây, Joe và Lori Argentina đã tìm lại khu nền móng đã bị nhấn chìm, nơi vốn là căn nhà cũ của họ. Nước lũ trong cơn bão đã cuốn phăng ngôi nhà 5 phòng ngủ họ sống 9 năm qua đi xa hơn 60m ra vùng đất lầy.
Nhiều ngôi nhà nay chỉ còn là nền đất trống
“Một năm qua hoàn toàn không có gì cả. Không một thứ gì”, Joe, 68 tuổi và đã về hưu, giờ đang sống trong ngôi nhà một phòng ngủ với vợ là Lori, 50 tuổi, cùng hai con gái nhỏ. Một cô con gái nữa của họ đang học đại học dự định cũng sớm trở về sau khi tốt nghiệp. Gia đình họ không có tiền xây nhà bởi ngân hàng yêu cầu họ dùng tiền bảo hiểm lũ lụt để trả tiền vay mua nhà trước đó.
Vậy là họ nhanh chóng mắc nợ và không đủ điều kiện để nhận khoản vay ưu đãi từ chính quyền liên bang cho các nạn nhân thảm họa. Họ đã 2 lần bị từ chối.
Lori, một phụ tá giàu kinh nghiệm cho phòng giáo dục thành phố New York cho biết gia đình họ giờ chỉ còn biết trông cậy vào khoản hỗ trợ 150.000 USD của cơ quan nhà ở và phát triển đô thị của bang. Bà đã nộp đơn cuối tháng 5 và sơ bộ được chấp nhận hồi đầu tháng 7, nhưng không biết khi nào mới được nhận tiền và được bao nhiêu.
Cách đó khoảng một giờ xe chạy về phía Nam, tại Manahawkin, bang New Jersey, gia đình của Jackie Terefenko và chồng là Mike cũng đã cạn tiền để sửa nhà. Sống trên tầng hai của ngôi nhà, họ phải dùng phòng tắm làm nhà bếp và ngồi ăn trên một chiếc bàn đánh bài đặt trong phòng ngủ. Tầng một vẫn không có điện, hệ thống lò sưởi hay cách nhiệt.
“Chúng tôi đang sống trong địa ngục”, Jackie nói.
Bà Jackie ngán ngẩm trong ngôi nhà vẫn ngổn ngang
Gia đình họ vẫn đang phải đấu tranh với công ty bảo hiểm bởi họ mới chỉ được chi trả 84.000 USD so với mức đền bù 250.000 USD, Jackie cho biết. Trong khi đó họ đã chi tổng cộng 139.000 USD từ tiền bảo hiểm, tiền tiết kiệm và hỗ trợ của chính phủ. Jackie ước tính, khi xong xuôi họ cần tới hơn 220.000 USD.
Hiện họ vẫn đang phải chờ xem mình có thuộc diện được trợ cấp từ cơ quan nhà ở và phát triển đô thị của bang hay không. Quá trình này rất rắc rối, cặp vợ chồng cho biết. Họ đã nghe tư vấn suốt từ khi cơn bão đi qua. “Chúng tôi thực sự không thể giải quyết những gì đang xảy ra với mình”, Jackie ngậm ngùi.
Tương tự, gia đình nhà Michael và Elizabeth Carlson cùng con trai 18 tháng tuổi cũng đã phải chuyển nhà tới 3 lần trong năm qua, và phải đợi nhiều tháng trời mới được hướng dẫn để dựng lại nhà theo quy định mới về phòng chống lụt. Trong khi đó cuộc chiến với công ty bảo hiểm để đòi bồi thường vẫn đang tiếp tục, Michael cho biết.
Theo Dantri
Tượng Nữ thần Tự do "tái xuất" đúng ngày Quốc khánh Mỹ
Tượng Nữ thần Tự do nổi tiếng ở New York, vốn bị đóng cửa hồi năm ngoái sau một trận bão lớn, đã được mở cửa trở lại với công chúng hôm qua, đúng ngày Quốc khánh Mỹ (4/7).
Du khách xếp hàng tới thăm tượng Nữ thần Tự do.
Các đám đông lại đổ tới đảo Tự do để chiêm ngưỡng tượng đài cao 46m, vốn bị ngập do thủy triều dâng trong siêu bão Sandy hồi tháng 10 năm ngoái.
Tượng Nữ thần Tự do đã mở cửa trở lại vào sáng qua trong một buổi lễ có sự tham dự của Thị trưởng New York Michael Bloomberg.
Hầu hết đảo Tự do, ngoài khơi khu Manhattan hạ, đã bị ngập do ảnh hưởng của bão Sandy. Mặc dù bản thân Tượng nữ Thần tự do 127 tuổi không bị ảnh hưởng, nhưng khu vực rộng 5 héc-ta xung quanh nó đã bị thiệt hại nặng nề.
Các rào chắn, ghế và đá lát đã bị vỡ, trong khi hệ thống điện và thoát nước bị ảnh hưởng. Hàng trăm công nhân của Cơ quan công viên quốc gia Mỹ đã tham gia dọn dẹp bùn đất và các đống đổ nát, và một số hạng mục sửa chữa vẫn đang được tiến hành.
Đảo Ellis gần đó, từng là điểm đến đông đúc nhất và nơi có một bảo tàng nhập cư nổi tiếng, còn bị thiệt hại nặng hơn do bão Sandy và hiện vẫn đóng cửa.
Thiệt hại do bão Sandy gây ra đối với 2 hòn đảo ước tính lên tới 59 triệu USD.
"Việc mở cửa trở lại đảo Liberty đối với chúng tôi như sự tái sinh", Heather Leykam, người từ Brooklyn tới thăm tượng Nữ thần Tự do cùng chồng và 3 con, cho biết. "Đó là cảm giác đổi mới cho thành phố và đất nước".
Ngoài việc mở cửa trở lại tượng Nữ thần Tự do, thành phố New York cũng tổ chức một loạt các hoạt động khác mừng ngày quốc khánh, với tâm điểm là màn bắn pháo hoa thường niên trên sông Hudson và màn trình diễn của Taylor Swift và các ca sĩ nổi tiếng khác.
Các sự kiện lớn cũng được tổ chức tại Boston, Washington, Atlanta, Philadelphia và New Orleans để mừng Quốc khánh Mỹ.
Các biện pháp đề phòng an ninh đã được tăng cường tại các cuộc diễu hành lớn và các màn bắn pháo hoa.
Tại Washington một "bữa tiệc" pháo hoa kéo dài 17 phút sẽ diễn ra tại Công viên quốc gia, với các màn trình diễn của Barry Manilow và Neil Diamond.
Theo Dantri
Châu Á bị "nói xấu" trong phim Mỹ? Một Thái Lan bạo lực, một Myanmar nghèo khổ, một Iran bất ổn... đều từng xuất hiện trong phim Mỹ. Ngay đến Trung Quốc cũng tức giận với điện ảnh Mỹ, khi một bộ phim khắc họa những người lính Trung Quốc thô lỗ, khát máu và hiếu chiến. Hollywood ngày càng chú ý tới thị trường Châu Á để "bành trướng" sức...