Một năm sau khủng hoảng: Nga, phương Tây còn cửa ngỏ
Cuộc khủng hoảng Ukraina đã diễn ra tròn một năm, quan hệ giữa phương Tây và Nga vẫn đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng không phải mọi cánh cửa đều khép.
Tổng thống Nga Putin và các nhà lãnh đạo phương Tây. (Ảnh: guardian)
Việc Washington và Brussels áp dụng các biện pháp trừng phạt đã làm thay đổi đáng kể mối quan hệ với Moscow trong khi Tổng thống Nga Putin luôn phủ nhận cáo buộc Nga dính líu tới bất ổn ở miền đông Ukraina.
Một lệnh ngừng bắn hiện đã được ký kết tại Ukraina kể từ tháng 2 nhưng bất chấp lời kêu gọi của một số nước châu Âu muốn cải thiện quan hệ với Moscow, phương Tây và Nga vẫn đang ở trong tình trạng đóng băng.
“Ở đây không có niềm tin”, Judy Dempsey của Viện nghiên cứu Carnegie Europe nói.
Phản ứng của Moscow với cuộc khủng hoảng Ukraina đã khiến phương Tây phải thay đổi mọi giả định của cả hai thập niên qua về Nga. Việc Nga sáp nhập Crưm đã khiến phương Tây nổi đóa.
Họ liên tiếp áp dụng các hình thức cấm vận kinh tế với quy mô ngày một rộng hơn.
NATO trong khi đó đã dừng mọi hợp tác với Nga, tăng cường tuần tra trên không và trên biển, nhất trí lập đội phản ứng nhanh để bảo vệ các đồng minh ở sườn phía đông.
Về phần mình, ông Putin đã cáo buộc NATO hành động như một “quân đoàn nước ngoài” ở miền đông Ukraina.
Video đang HOT
Kể từ khi bắt đầu, cuộc xung đột đã cướp đi hơn 6.000 sinh mạng.
Cấm vận và thực tế
Ở châu Âu có những mâu thuẫn giữa phái diều hâu và bồ câu trong khối 28 quốc gia. Theo một số nhà phân tích, cuộc khủng hoảng Ukraina đã làm trầm trọng thêm hố sâu ngăn cách Đông – Tây.
“Nga nhiều năm đã đề xuất cả NATO và EU cùng nhau làm gì đó, để đối thoại về các vấn đề”, nghị sĩ Nga Konstantin Kosachev nói. “Nhưng câu trả lời là không, Nga bị loại khỏi cuộc đối thoại”.
Vivien Pertusot, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu IFRI ở Brussels nói rằng, Mỹ trở nên “quán triệt” về quan điểm với Nga. “Nút tái khởi động năm 2009 đã bị chôn vùi”, Pertusot đề cập tới mong muốn của Tổng thống Mỹ Obama nhằm tái thiết quan hệ với Nga khi ông lên nắm quyền.
Trong khi đó, EU tại một hội nghị thượng đỉnh tháng trước đã ám chỉ sẽ duy trì cấm vận cho đến hết năm.
Tuy nhiên, Washington cũng đã nhận thấy các tín hiệu báo động ở một số nước châu Âu – nơi chịu tác động nặng nề trong giao thương với Nga.
Thủ tướng mới của Hy Lạp Alexis Tsipras tuyên bố phản đối trừng phạt Nga. Giới phân tích coi đây là dấu hiệu rạn nứt trong EU. Thủ tướng Italia Matteo Renzi cũng đã tới thăm Moscow.
Người phụ trách đối ngoại EU – cựu Ngoại trưởng Italia Federica Mogherini nhấn mạnh: Tôi không từ bỏ ý tưởng rằng, chúng ta đã vượt qua Chiến tranh Lạnh. “Chúng ta là láng giềng và chúng ta không thể thay đổi địa lý”.
Bà trích dẫn thực tế rằng, Nga và phương Tây vẫn có thể hợp tác với nhau về các vấn đề như chương trình hạt nhân Iran hay Syria.
Theo Pertusot, Đức cũng rất thực tế. “Merkel bất mãn về Putin, nhưng giao dịch của Đức với Nga về cơ bản không giảm, Pertusot nói.
Theo Thái An/Zeenews
Vietnamnet
Kỳ lạ hiện tượng sóng biển đột ngột đóng băng
Cư dân ở bang Massachusetts Mỹ mới đây đã hết sức kinh ngạc khi lần đầu tiên chứng kiến cảnh tượng sóng biển đột ngột đóng băng vì nhiệt độ xuống thấp.
CNN dẫn tin tức thời dự báo thời tiết ở Mỹ cho biết đợt lạnh kỷ lục sẽ khiến nhiệt độ xuống thấp -40 độ C ở nhiều vùng thuộc North Dakota và bang Minnesota.
Sóng biển đột ngột đóng băng ở Mỹ.
Không khí lạnh từ Bắc Cực đang ồ ạt tấn công nước Mỹ, tiếp tục di chuyển về phía đông nước này, theo ước tính, khoảng 70% diện tích nước Mỹ sẽ phải hứng chịu đợt giá rét với nhiệt độ dao động từ âm 10 đến âm 35 độ C.
Nhiệt độ ngoài trời -7 độ C đã tạo nên cảnh tượng kỳ lạ này.
Nhiệt độ giảm nhanh khiến cho tháng 2 trở thành một trong những tháng lạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ và nó cũng là nguyên nhân tạo ra cảnh tượng sóng biển đột ngột đóng băng.
Tay lướt sóng Jonathan Nimerforh đã may mắn chụp lại được những bức ảnh đáng kinh ngạc về sóng biển này ở khu vực ngoài khơi quận Nantucket, bang Massachusetts, Mỹ.
Jonathan phát hiện đường chân trời trông rất kỳ lạ nên đã lấy máy ảnh ra chụp lại. Những con sóng bắt đầu được hình thành cách bờ biển khoảng 300 m dần dần bị đóng băng.
Người dân Mỹ cho biết họ chưa từng chứng kiến cảnh tượng như vậy.
Nước biển đuổi theo các con sóng trước, nhiệt độ làm phần thân con sóng đóng băng, phía ngọn sóng vẫn tan thành bọt nước. "Đây là một cảnh tượng chỉ cóthể thấy trong mơ", Jonathan chia sẻ.
Những bức ảnh độc đáo này được một tay lướt sóng nghiêp dư Jonathan Nimerforh ghi lại.
Nước mặn cũng có thể đóng băng như nước ngọt nhưng ở nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ đóng băng của nước biển vào khoảng -2.2 độ C. Đồng thời, khi chụp những bức ảnh này, Jonathan cho biết nhiệt độ trên đảo là -7 độ C.
Cho đến sáng ngày hôm sau, người dântrong khu vực vẫn thấy những con sóng bị đóng băng. Các ngư dân và những người đến lướt sóng đều cho rằng họ chưa từng nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ như vậy bao giờ.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đóng băng chiến đấu cơ tàng hình để thử nghiệm Nhà sản xuất đưa F-35 vào các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt để đảm bảo mẫu chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Lockheed Martin F-35 Lightning II là tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5 của quân đội Mỹ. Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của F-35, các...