Một năm sau đám cháy, nhà thờ Đức Bà ngừng sửa chữa vì COVID-19
Tương lai của công trình văn hóa 850 năm tuổi bị đặt dấu hỏi sau đám cháy thảm họa khiến những phần biểu tượng nhất của nhà thờ Đức Bà bị phá hủy.
Tháng 4/2019, đám cháy nhà thờ Đức Bà khiến cả thế giới sững sờ. Sự cảm thông và quyên góp đến từ khắp nơi trên thế giới để công trình sớm được tu sửa. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 ập đến với các lệnh phong tỏa khiến nỗ lực khôi phục nhà thờ bị gián đoạn.
Các công việc sửa chữa tại nhà thờ bị đình chỉ kể từ ngày 16/3, khi Pháp đưa ra các biện pháp hạn chế kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Nhà thờ Đức Bà một năm sau đám cháy thảm họa phá hủy phần tháp nhọn và mái vòm. (Ảnh: Getty)
Tướng quân đội Pháp Jean-Louis Georgelin, phụ trách đặc biệt của Tổng thống Emmanuel Macron cho việc tái thiết, nói trước Thượng viện Pháp vào cuối tháng 1 rằng còn quá sớm để kết luận liệu nhà thờ có thể cứu được hay không.
Video đang HOT
Ông báo cáo rằng cần thực hiện một số nhiệm vụ khó khăn và cẩn trọng để xác định đầy đủ tình trạng của cấu trúc nhà thờ, bao gồm cả việc tiếp cận phần trần để kiểm tra và loại bỏ giàn giáo được dựng lên trước đám cháy, giờ đã tan chảy một phần.
Ông Georgelin cũng nói rằng một lượng lớn bụi chì tại địa điểm này đang gây ra nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.
Giám đốc Aline Magnien thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu di tích lịch sử (LRMH), được giao nhiệm vụ đánh giá tàn tích, nhận định lạc quan vào tháng trước rằng “trái tim của nhà thờ Đức Bà đã được cứu.”
“Điều cần lưu ý không phải là mái nhà và khung vòm hay thánh đường bên trong. Nhà thờ Đức Bà sẽ được phục hồi. Tác phẩm nghệ thuật, đá và kính màu của nó sẽ được làm sạch, nó sẽ sáng hơn và đẹp hơn trước.”
Nhà thờ Đức Bà là biểu tượng văn hóa, tinh thần lâu đời của nước Pháp. (Ảnh: Getty)
Việc tháo dỡ giàn giáo dự định được hoàn thành vào tháng 6. Dù vậy, Bộ Văn hóa Pháp vẫn chưa trả lời câu hỏi của CNN về việc sự đình trệ do dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến thời gian phục hồi nhà thờ như thế nào, hay kế hoạch mở cửa nhà thờ trở lại vào năm 2024 của Tổng thống Macron có còn thực tế hay không.
Các ưu tiên của Tổng thống hiện đang tập trung vào đại dịch, và ông mới thông báo rằng việc phong toả toàn quốc sẽ được tiếp tục trong một tháng nữa.
Hiện chưa rõ sẽ có bao nhiêu trong số 850 triệu euro (928 triệu USD) tiền quyên góp cho Nhà thờ Đức Bà sẽ thực sự “hiện ra” vì một số mới chỉ là lời cam kết. Phần lớn số tiền thu được cũng đã được sử dụng.
Dù vậy, Nhà thờ Đức Bà cũng không im lặng hoàn toàn trong đại dịch. Tổng giám mục Paris Michel Aupetit cùng với một số người mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang đã ghi hình một nghi lễ Thứ sáu Tốt lành tại một khu vực an toàn của nhà thờ vào tuần trước.
“Một năm trước, nhà thờ bị phá hủy. Hôm nay, cả đất nước bị đại dịch tàn phá. Luôn có một thông điệp của sự hy vọng, và nghi lễ kỉ niệm ở giữa nhà thờ này sẽ là dấu hiệu hy vọng của chúng tôi”, ông Aupetit cho biết.
PHƯƠNG ANH
Gần 15.000 ca tử vong, Tổng thống Pháp thừa nhận 'không chuẩn bị' cho Covid-19
Thông báo kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến 11/5, Tổng thống Emmanuel Macron thừa nhận Pháp "rõ ràng không chuẩn bị đầy đủ" cho đại dịch Covid-19.
Theo RT, phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Macron mô tả nước Pháp "đang sống trong những ngày khó khăn" và kêu gọi người dân hãy tiếp tục tôn trọng các quy định mà chính phủ đã đề ra, tiếp tục ở nhà và duy trì giãn cách xã hội để ngăn chặn virus corona chủng mới lây lan.
Một bệnh nhân Covid-19 được chữa trị tích cực tại bệnh viện IMM ở Paris ngày 6/4. (Ảnh: Reuters)
Ông Macron ca ngợi những người đang ở tuyến đầu cứu chữa cho các bệnh nhân và thông báo đẩy mạnh hỗ trợ kinh tế cho lao động các ngành vẫn phải đóng cửa vì dịch bệnh. Ông cũng cam kết có kế hoạch cụ thể cho các ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng và văn hóa.
Tổng thống Pháp khẳng định ngày 11/5 sẽ chứng tỏ "sự bắt đầu của một bước đi mới", mà sau đó các trường học, nhà trẻ và các cơ sở giáo dục khác sẽ hoạt động trở lại. Ông lý giải, khi đó, "đa số" người Pháp sẽ có thể quay lại với công việc mặc dù các nhà hàng, quán cafe và những nơi công cộng sẽ vẫn đóng cửa. Các lễ hội và hoạt động thu hút đông người sẽ tiếp tục dừng cho đến ít nhất giữa tháng 7. Biên giới với các nước không thuộc châu Âu sẽ tiếp tục đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Tình hình sẽ được đánh giá lại mỗi tuần và chính phủ của Tổng thống Macron hy vọng sẽ có sẵn khẩu trang cho tất cả mọi người vào ngày 11/5, và việc sử dụng khẩu trang cho các ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với công chúng sẽ là bắt buộc.
Đến nay, Pháp đã ghi nhận gần 137.000 người nhiễm virus corona chủng mới và gần 15.000 trường hợp tử vong, xếp thứ ba thế giới sau Mỹ, Tây Ban Nha và Italia.
Dịch bệnh đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Pháp. Ngân hàng nước này mới đây thông báo kết quả kinh doanh quý đầu tiên của năm 2020 tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2. Hai tuần cuối tháng 3 đặc biệt chứng kiến sự sụt giảm 32% trong hoạt động kinh tế. Ngân hàng cũng dự báo nền kinh tế Pháp tiếp tục thu nhỏ 1,5% cứ mỗi hai tuần mà nước này bị phong tỏa.
COVID-19 tiếp tục hoành hành, Pháp gia hạn lệnh phong tỏa Dịch COVID-19 hoành hành ở Pháp khi số ca nhiễm bệnh và thiệt mạng liên tục tăng, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố gia hạn lệnh phong tỏa đến 11/5. Bộ Y tế Pháp hôm 14/4 cho biết, nước này ghi nhận thêm 574 trường hợp thiệt mạng do virus corona chủng mới, nâng tổng số người chết do dịch bệnh tại Pháp...