Một năm sau chỉ trích, Trump sẽ ca ngợi quan hệ với Triều Tiên ở LHQ
Cách đây một năm, trong bài phát biểu đầu tiên tại Liên Hợp Quốc, ông Trump mạnh mẽ công kích lãnh đạo của Iran và Triều Tiên bằng những từ ngữ đậm mùi hăm dọa.
12 tháng kể từ lần ra mắt “bùng nổ” trên sân khấu ngoại giao lớn nhất thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump quay lại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24/9 để thông báo sự thay đổi trong mối quan hệ với kẻ thù số 1 hồi năm ngoái: nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên.
Song dù quan hệ giữa ông Trump và ông Kim đã được cải thiện đáng kể, các nhà lãnh đạo tham dự kỳ họp thường niên tại trụ sở LHQ ở New York sẽ được nghe chuyện vì sao đối với tổng thống Mỹ, một kẻ thù khác là Tổng thống Hassan Rouhani của Iran vẫn hành xử theo cách không thể chấp nhận được.
Tổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần đầu tiên vào ngày 19/9/2017, chỉ trích thậm tệ Iran và Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai?
Trở lại quê nhà hôm 23/9, ông Trump có lịch trình dày đặc trong vài ngày tới, khởi động bằng bài phát biểu về vấn đề ma túy trên toàn cầu vào ngày 24/9.
Bên cạnh bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ vào ngày 25/9, ông Trump cũng có một loạt cuộc gặp song phương với các đồng minh như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Theresa May và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người ông đã gặp tối 23/9.
Một trong những sự kiện được theo dõi chặt chẽ nhất sẽ là cuộc gặp giữa ông Trump với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In vào ngày 24/9. Ông Moon dự kiến thông báo cho tổng thống Mỹ về kết quả hội nghị thượng đỉnh liên Triều vừa diễn ra tại Bình Nhưỡng.
Trong bài phát biểu 41 phút tại Đại hội đồng LHQ năm 2017, ông Trump nói ông muốn quay ngược thời gian trở về thời kỳ phát triển các luật lệ toàn cầu trong nửa thế kỷ vừa qua, muốn các thể chế quay lại trạng thái ban đầu của quốc gia – dân tộc.
Sau nhiều tháng leo thang căng thẳng vì chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, ông Trump khi đó cảnh báo nhà lãnh đạo Kim rằng Washington sẽ “phá hủy hoàn toàn” Triều Tiên nếu Mỹ hay đồng minh của Mỹ bị tấn công.
Việc tổng thống Mỹ gọi ông Kim là “gã tên lửa” đang tiến hành một “nhiệm vụ tự sát” đã khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên phản ứng giận dữ, gọi ông Trump là “gã loạn trí”.
Trong khi ông Kim một lần nữa vắng mặt tại New York, giới quan sát sẽ tìm kiếm những chỉ dấu hướng đến hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa lãnh đạo Mỹ – Triều, sau hội nghị lịch sử tại Singapore hồi tháng 6.
Dù ông Trump bày tỏ sự thất vọng trong những tháng qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói những nỗ lực nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa đang tiến triển.
Video đang HOT
Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un trong cuộc gặp lịch sử tại Singapore hồi tháng 6. Ảnh: AP.
TT Trump sẽ gặp Rouhani?
“Chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể mang đến kết quả này cho thế giới”, ông Pompeo nói trong chương trình Fox News Sunday.
Ngoại trưởng Mỹ, người đã đến Bình Nhưỡng 3 lần, sẽ chủ trì một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày 27/9. Tại đây, ông sẽ nói với các thành viên về việc làm sao chính quyền Mỹ có thể thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông cũng sẽ bảo vệ việc chính quyền Trump sử dụng các biện pháp trừng phạt để ép buộc Bình Nhưỡng thay đổi. Các biện pháp này đã chứng kiến các công ty Nga và Trung Quốc bị trừng phạt vì làm ăn tại Triều Tiên.
Những người tiền nhiệm gần đây của ông Trump đều không thể mang đến cải thiện lâu dài trong quan hệ với Triều Tiên và vẫn có những hoài nghi về việc liệu ông Kim đã tiến hành bất kỳ bước đi nào cụ thể. Song điều đó dường như không thể ngăn ông Trump theo đuổi cuộc gặp thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
“Dường như không phải cuộc gặp với ông Moon Jae In có tác dụng nhiều hơn là tiếp tục bầu không khí và những hào nhoáng bên ngoài dẫn đến hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của Tổng thống Trump”, ông Mike Green, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, đánh giá.
Trong khi ông Trump sẽ bớt chỉ trích ông Kim, dường như không nhiều triển vọng rằng ông sẽ làm vậy với ông Rouhani.
Mỹ đã làm phật lòng nhiều đồng minh ở châu Âu với việc rút khỏi thỏa thuận mà họ cùng nhau đàm phán thành công với Iran năm 2015. Thỏa thuận quy định cấm vận với Tehran sẽ được gỡ bỏ, đổi lại việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia, tỏ ra vui vẻ với lập trường của ông Trump.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters.
Một số trợ lý hàng đầu của tổng thống Mỹ sẽ phát biểu tại một hội nghị có tên “Hội nghị Đoàn kết Chống lại Iran có Hạt nhân”, diễn ra vào ngày 26/9. Hội nghị cũng có sự tham gia của diễn giả từ các nước Arab.
Cùng lúc, ông Rouhani sẽ tổ chức một cuộc họp báo.
Nhà Trắng vẫn chưa hoàn toàn loại trừ khả năng về một cuộc gặp giữa ông Trump và ông Rouhani. Với những gì xảy ra giữa ông Trump và ông Kim, có lẽ không điều gì là không thể.
Tuy nhiên, trong một bài xã luận cuối tuần trên Washington Post, ông Rouhani cáo buộc đề nghị đối thoại của ông Trump là không “thành thật” và đi cùng một danh sách “điều kiện tiên quyết mang tính xúc phạm một cách công khai”.
Đông Phong
Theo Zing/AFP
Cuộc gặp thượng đỉnh đánh dấu những "lần đầu tiên" trong lịch sử Hàn - Triều
Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày mai được xem là sự kiện lịch sử, đánh dấu những "lần đầu tiên" trong quan hệ giữa hai nước.
Tổng thống Moon Jae-in (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: AP)
Theo giới quan sát, cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ thiết lập nhiều kỷ lục mới trong lịch sử quan hệ song phương. Hội nghị thượng đỉnh này sẽ được tổ chức vào ngày mai 27/4 tại Nhà Hòa Bình ở làng đình chiến Panmunjom, thuộc phía lãnh thổ Hàn Quốc. Như vậy, đây là lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức trên đất Hàn Quốc. Hai hội nghị trước đây đều được tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào các năm 2000 và 2007.
Cuộc gặp giữa ông Moon và ông Kim lần này cũng đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên đặt chân tới lãnh thổ Hàn Quốc, ít nhất kể từ sau cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953). Em gái ông Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong, từng tới Hàn Quốc hồi tháng 2 nhân dịp Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang. Trước bà Kim Yo-jong, chưa có thành viên nào trong gia đình lãnh đạo Kim từng đi tới quốc gia láng giềng.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ duyệt đội danh dự của quân đội Hàn Quốc trước khi bắt đầu hội đàm song phương. Theo đó, ông Kim Jong-un sẽ là nhà lãnh đạo Triều Tiên thực hiện nghi thức này tại Hàn Quốc.
Trong bối cảnh cả thế giới dường như dõi theo từng diễn biến mới nhất trong quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, các phóng viên nước ngoài sẽ được mời tham gia đoàn báo chí để đưa tin về hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo tại Khu Phi Quân sự liên Triều - một trong những khu vực được vũ trang dày đặc nhất thế giới.
"Lần đầu tiên trong lịch sử của các hội nghị thượng đỉnh liên Triều, các phóng viên nước ngoài sẽ được tham dự với tư cách cá nhân", thông cáo báo chí của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết.
Tại hai hội nghị thượng đỉnh liên Triều trước đây, chỉ một số ít phóng viên địa phương được phép đưa tin và địa điểm tác nghiệp của họ chỉ giới hạn ở thủ đô Bình Nhưỡng. Tính đến nay đã có hơn 800 phóng viên nước ngoài đăng ký đưa tin về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều vào ngày mai. Họ có thể chọn vị trí tác nghiệp tại nơi tổ chức hội nghị hoặc tại trung tâm báo chí ở Goyang, cách biên giới Hàn - Triều khoảng 30 km về phía nam.
Theo thống kê của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, tổng cộng có 2.850 phóng viên, bao gồm phóng viên của các cơ quan báo chí địa phương, đăng ký đưa tin về sự kiện ngày mai. Đây là hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên được báo chí quan tâm nhiều và có đông phóng viên tác nghiệp như vậy.
Phi hạt nhân hóa
Căn phòng diễn ra hội nghị thượng đỉnh Hàn - Triều vào ngày 27/4 (Ảnh: Yonhap)
Triều Tiên và Hàn Quốc về mặt kỹ thuật vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh do hai nước mới chỉ ký thỏa thuận đình chiến, thay vì hiệp ước hòa bình sau chiến tranh liên Triều. Tổng thống Moon Jae-in cho biết cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử thế giới và "bước chuyển giao quan trọng" tiến tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Khác với những lần trước đây, hội nghị thượng đỉnh lần này được cho là sẽ chỉ tập trung vào chủ đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Để cuộc gặp diễn ra hiệu quả và tập trung vào chủ đề chính, phía Hàn Quốc đã gạt vấn đề hợp tác kinh tế ra khỏi chương trình hội nghị.
"Hợp tác kinh tế chỉ có thể khả thi sau khi tiến trình phi hạt nhân hóa được thực hiện, cùng với đó là việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế", một quan chức Hàn Quốc nói với Korea Times.
Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2000, cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã thông qua Tuyên bố chung 15/6. Tuyên bố này chủ yếu đặt ra những nguyên tắc chung về việc thống nhất bán đảo Triều Tiên và vấn đề nhân quyền. Sau hội nghị này, Triều Tiên và Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy hoạt động của Khu phức hợp Công nghiệp Gaeseong - khu công nghiệp chung của hai nước.
Tuyên bố chung 4/10 được hai nhà lãnh đạo Roh Moo-hyn và Kim Jong-il ký tại hội nghị thượng đỉnh năm 2007 cũng đi theo đường lối chung của tuyên bố ký năm 2000, trong đó hai bên nhất trí mở rộng trao đổi hợp tác về kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên, vấn đề hạt nhân vẫn chưa được đưa ra thảo luận tại các cuộc đàm phán liên Triều. Trong khi đó, đây lại là vấn đề then chốt trong cuộc gặp giữa ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un vào ngày mai.
Nếu hội nghị thượng đỉnh năm 2007 được tổ chức vào năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Roh Moo-hyun, hội nghị thượng đỉnh năm nay diễn ra khi cả Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống Donald Trump đều đang ở giai đoạn đầu của nhiệm kỳ lãnh đạo. Do vậy, giới quan sát đặt nhiều kỳ vọng vào những bước đột phá có thể đạt được trong thỏa thuận song phương Hàn - Triều.
Để đảm bảo duy trì kết quả của thỏa thuận song phương sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Tổng thống Moon Jae-in cho biết ông sẽ đề nghị Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn văn kiện này. Ngoài ra, Hàn Quốc được cho là đang lên kế hoạch thiết lập văn phòng liên lạc lâu dài tại biên giới để giới chức hai nước có thể thường xuyên liên lạc với nhau. Hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều cũng có thể trao đổi trực tiếp thông qua đường dây nóng được đặt tại văn phòng của họ từ ngày 20/4.
Thành Đạt
Theo Dantri
Cờ thống nhất tung bay trên bán đảo Triều Tiên trước hội nghị thượng đỉnh liên Triều Chính quyền địa phương và các tổ chức dân sự ở Hàn Quốc đã khởi động chiến dịch treo cờ thống nhất ở nhiều nơi trên đất nước, đặc biệt là ở khu vực biên giới với Triều Tiên, để thể hiện mong ước hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào ngày mai 27/4 sẽ thành công tốt đẹp. Lá cờ bán đảo...