Một năm nuôi 20 tấn cá rô đồng, kéo mẻ lưới cả làng đến xem
Con đường ngoằn nghèo từ trung tâm xã dẫn chúng tôi đến mô hình chuyển đổi nuôi cá rô đồng của ông Bùi Thọ Thính xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng ( Thái Bình). Với 3ha mặt nước nuôi loài cá rô đồng, mỗi năm gia đình ông Thính bắt tới 20 tấn cá rô, thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngay con đường vào nhà ông Bùi Thọ Thính là các ao nuôi cá rô đồng được bố trí bài bản với diện tích nuôi 3 ha. Khu nuôi cá rô đồng được ông Thính xây dựng thành từng bể, trong đó có 3 bể nhỏ, diện tích mỗi bể khoảng 30m2, còn lại 5 bể khác, xung quanh ông trồng một số loại cây ăn quả…Cảnh quan và thiết kế ao nuôi đã tạo sức hấp dẫn đối với những ai đến tham quan mô hình nuôi cá rô đồng của ông Thính.
Kéo lưới thu hoạch cá rô đồng nuôi trong một bể nuôi của gia đình ông Thính.
Mô hình nuôi cá rô đồng được ông Bùi Thọ Thính xây dựng từ năm 2001. Mô hình được chuyển đổi từ vùng đất cấy lúa kém hiệu quả của địa phương. Ông Thính chia sẻ: “Có thể nói vùng đất này là vùng đất chua nhất của khu Phương, Sơn, La, Cường, Xá của huyện Đông Hưng. Đất ở đây rất chua, tôi phải kết hợp nuôi vịt để tự cải tạo ao trong khi mình chưa nuôi được cá. Tôi sử dụng vôi trên mặt bờ ao thường xuyên. Quá trình cải tạo đất, môi trường nước đòi hỏi phải rất kỳ công mới trở thành nước ngọt như thế này….”.
Để nuôi thành công con cá rô đồng, gia đình ông Thính phải mất đến 10 năm cải tạo đất. Cho đến năm 2013, ông mới xây dựng được 8 ao nuôi cá rô đồng. Hiện mô hình nuôi cá rô đồng của ông có diện tích 3 ha, nuôi từ 200-300 vạn con cá rô đồng, vừa nuôi cá đẻ, nhân bán cá rô giống, vừa bán cá rô thịt.
Cá rô đồng thu hoạch trong ao nuôi của gia đình ông Thính. Khi ngoài đồng ruộng, cá rô đồng khan hiếm dần thì việc nuôi cá rô đồng trong ao mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi giá bán cá rô đồng duy trì ở mức cao.
Khi được hỏi tại sao lại chọn con cá rô đồng để phát triển kinh tế, ông Thính cho rằng cá rô đồng dễ nuôi, chịu được môi trưởng nước khắc nghiệt; phù hợp với vùng đất này, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để đạt hiệu quả thì đòi hỏi người chăn nuôi phải có kinh nghiệm nuôi cá rô đồng.
Video đang HOT
Ông Thính chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá rô đồng: “Chọn con cá rô giống tốt ở cơ sở tin cậy. Con cá rô đồng mẹ phải khỏe, vảy thưa. Cá rô mẹ khỏe thì sinh sản ra cá rô con cùng rất khỏe, nuôi rất chóng lớn. Chăm sóc cá rô đồng thì không đòi hỏi kỹ thuật nhiều, nhưng chủ yếu là phòng bệnh, vệ sinh ao nuôi định kỳ. Trước khi thả cá rô đồng giống thì phải sát trùng ao nuôi, xử lý môi trường như tầng đáy, xử lý nước. Khi nuôi cá rô đồng cần chú trọng mùa vụ để hiệu quả kinh tế cao”.
Hệ thống ao nuôi cá rô đồng của gia đình ông Thính.
Một năm, từ mô hình nuôi cá rô đồng, ông Bùi Thọ Thính thu hoạch 2 vụ cá vào tháng 6 và tháng 10. Mỗi năm, gia đình ông Thính thu hoạch đến 20 tấn cá rô đồng và được xuất bán cho thị trường Hà Nội, Hải Dương. Theo tính toàn nhanh của ông Thính, cứ 1 kg cá rô thịt được bán với giá 40-45.000 đồng, cá rô đồng giống bán với giá 25.000 đồng/kg. Như vậy, tổng thu nhập một năm ông Thính cũng đã chạm ngưỡng 700 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Ngạc- Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cho biết: Ông Bùi Thọ Thính là một trong những hộ rất tích cực tìm tòi các vật nuôi mới, nhất là cá rô đồng. Đến nay mô hình nuôi cá rô đồng của nhà ông Thính đã sản xuất tương đối ổn định, tạo thu nhập cao cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. Là người đầu tiên trong xã mạnh dạn đưa cá rô đồng vào chăn nuôi, qua 17 năm lăn lộn với vùng đất chua trũng, vui có, buồn có, thất bại cũng có nhưng chưa bao giờ ông Thính nản chí.
Nhìn lại chặng đường đầy gian nan thử thách đó, càng khiến ông Thính quyết tâm hơn để thực hiện ước mơ xây dựng thương hiệu cá rô đồng cho chính bản thân mình. Thực tế cho thấy, tiềm năng để phát triển nguồn thuỷ sản nước ngọt ở các địa phương là khá lớn, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Thọ Thính là gợi mở tốt để các hộ nông dân trong huyện tìm hiểu, áp dụng làm theo.
Theo Danviet
Thủ tướng đối thoại với ND: Rác thải thuốc BVTV hủy hoại môi trường
Rác thải tràn lan chất đống như núi khắp nơi. Tình trạng lạm dụng, phun thuốc trừ cỏ la liệt... đang tàn phá nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của những người đang sống ở nông thôn.
Nhân hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân (được tổ chức ngày 10/12 tới tại TP. Cần Thơ sắp tới), bà con nông dân tại các tỉnh, thành rất mong được người đứng đầu Chính phủ tháo gỡ, xử lý triệt để nhằm giúp tam nông phát triển bền vững theo hướng xanh - sạch - đẹp.
Rác thải tràn lan khắp nơi
Những đống rác thải chất cao cạnh những thửa ruộng tại Yên Khánh (Ninh Bình). Ảnh: T.Q
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại cánh đồng xã nông thôn mới Khánh Công, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) lâu nay đang tồn tại một bãi rác "khủng" với đủ các loại rác thải, cả xác động vật, lợn chết... bị vứt chất đống cao như núi, bốc mùi hôi thối nồng nặc khắp cả cánh đồng đang khiến người dân ở địa phương này rất bức xúc. Từ ngày địa phương quy hoạch đưa rác về khu đồng giáp nghĩa trang của xóm 7 xã Khánh Công đổ đến nay đã hơn 5 năm và bằng ấy thời gian người dân làm đồng ở khu vực này phải chịu cảnh ô nhiễm nghiêm trọng.
Để ra được đến ruộng, nhiều người dân ở đây phải trang bị đủ các đồ bảo hộ từ mũ, nón, khẩu trang, găng tay, giầy, ủng... nhưng bà con vẫn bị mùi xú uế ở bãi rác này bay đến "tra tấn". Hiện bãi rác này là bãi chứa rác chính của xã nhà và hàng ngày toàn bộ lượng rác trên địa bàn các thôn được các xe tải đưa về đây đổ, vào lúc cao điểm nhiều rác khoảng 2 - 3 ngày lại có người ra xử lý bằng cách đốt, tiêu hủy trực tiếp làm cho khói bụi, mùi hôi thối bay khắp cánh đồng, các khu dân cư khiến bà con rất bức xúc.
Cùng trong tình trạng đó tại xã Tây Đô, huyện Đông Hưng (Thái Bình) bà con trồng lúa ở đây cũng đang vô cùng bức xúc và bất bình về việc tồn tại một bãi rác ngay giữa khu vùng sản xuất lúa. Điều đáng nói là bãi rác này nằm ngay tại con mương dẫn nước vào các khu ruộng phục vụ chăm sóc lúa cho nhân dân vùng này nhưng sự việc trên đã kéo dài nhiều năm nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất của nhân dân.
Thông qua Báo NTNN, bà con tại các địa phương rất muốn gửi ý kiến đề đạt lên Thủ tướng Chính phủ mong được giải quyết triển để các vấn đề về môi trường rác thải, môi trường sản xuất.
Thuốc trừ sâu "đầu độc" ruộng đồng
Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường từ rác thải, việc sử dụng thuốc BVTV tràn lam, lạm dụng cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Là một trong những hộ trồng quất, cam cảnh nhiều nhất, nhì ở Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, anh Phạm Văn Ngọc cho biết, sang đến tháng 10, tháng 11 âm lịch là thời điểm cần thiết để đánh thuốc "mắt trâu" (thuốc Score-có hình dạng giống mắt trâu) với mật độ 3 lần/tháng. Tổng số thời gian đánh thuốc khoảng trên 20 lần/năm, không được bỏ tháng nào. Anh Ngọc thống kê chi tiết: Thuốc phun cho 4.000 cây quất mất 65 triệu, 170 cây cam mất 12 triệu, 40 cây bưởi mất 8 triệu, tổng cộng 85 triệu, vẫn ít hơn năm 2015 tới 10 triệu. Gần 1ha cây cảnh có múi của gia đình anh Đại tốn mỗi năm 85 - 95 triệu tiền thuốc BVTV, vị chi chỉ tính riêng khoảng 300ha cây cảnh có múi của huyện Văn Giang đã mất mỗi năm cỡ 30 tỷ tiền thuốc BVTV.
Theo như anh Ngọc, nhà nông lấy công làm lãi, biết là phun thuốc sâu rất độc hại nhưng vẫn trực tiếp làm chứ không mấy ai chịu đi thuê. Hơn 2 mẫu đất (gần 1 ha) nhà anh Ngọc mỗi lần sẽ đánh 12 thùng, phun mất khoảng 2 ngày. Do đất nhà ai nhà nấy canh tác, mỗi gia đình lại có riêng một kiểu chăm sóc, phun thuốc nên cánh đồng quê anh nhiều lúc mù mịt như sương rất ô nhiễm nhưng không ai có thể bảo ai vì cả làng đều thế.
Theo PGS - TS Phạm Thị Vượng - Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam, hiện, chúng ta đang sử dụng khoảng 100 nghìn tấn/năm. Trong đó, việc đầu tiên cần phải tập trung vào nhóm thuốc trừ cỏ; nhóm thuốc trừ sâu, trừ bệnh, nhóm có độc tố cao mà được sản xuất từ những năm trước và đến bây giờ không còn phù hợp với sinh thái; nhóm thuốc sử dụng rất nhiều trên một đối tượng cây trồng. "Việc lạm dụng thuốc BVTV giống như là dùng con dao hai lưỡi, không chỉ làm tăng giá đầu tư, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người nông dân mà còn tạo ra các sản phẩm không an toàn", bà Vượng khẳng định.
Để giải quyết tình trạng này, bà Vượng kiến nghị Chính phủ, Bộ NNPTNT cần phải kiểm soát chặt thuốc nhập lậu qua biên giới. Song song với đó, phải chấn chỉnh mạng lưới thuốc BVTV. Phải minh bạch và phải quản lý thông qua các chi cục BVTV địa phương...
Hơn 2.000 câu hỏi gửi đến Thủ tướng Chính phủ
Theo Ban tổ chức, trước thềm diễn ra Hội nghị "Thủ tướng đối thoại với nông dân" - sự kiện do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp với UBND TP.Cần Thơ chủ trì; Báo NTNN/Dân Việt tổ chức, đã có hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân, các chuyên gia, doanh nghiệp cả nước gửi đến người đứng đầu Chính phủ.
Các câu hỏi được bà con gửi trực tiếp qua hệ thống tiếp nhận thư điện tử của báo điện tử Dân Việt, qua Hội ND các tỉnh, thành phố và qua các hệ thống khác. Hơn 2.000 câu hỏi mà bà con nông dân gửi đến Ban tổ chức bao gồm rất nhiều vấn đề nóng, bức thiết cần tháo gỡ, từ chuyện có nông dân mua phải phân bón giả đến chuyện khó khăn về vốn, đất đai, tiêu thụ nông sản.
Trong số trên, bà con nông dân tập trung vào các nội dung nổi bật, đó là: Vấn đề tiêu thụ nông sản, xây dựng hệ thống thương mại; vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu, môi trường nông thôn; vấn đề về đất đai, vốn, khoa học công nghệ... Đại diện Ban tổ chức cho biết, từ số lượng câu hỏi trên Ban tổ chức sẽ tổng hợp, báo cáo để gửi đến Thủ tướng và Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời các vấn đề nổi bật nhất đến bà con nông dân tại hội nghị sắp tới.
Sau hội nghị, các vấn đề này sẽ được các bộ, ngành tổng hợp báo cáo Thủ tướng để xem xét, quyết định.
Ngọc Lê
Theo Danviet
Hà Nội triển khai xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Anh Nhằm tăng cường thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa thành phố Hà Nội và thành phố Luân Đôn (Anh) nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Anh nói chung, từ ngày 20 đến 25 -10, Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức 'Tọa đàm xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch Hà Nội...