Một năm nhiều sóng gió của Tổng thống Ai Cập Morsi

Theo dõi VGT trên

Hôm nay Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đánh dấu tròn một năm lên nắm quyền. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song vị Tổng thống dân sự đầu tiên trong lịch sử Ai Cập vẫn không thể xóa tan bầu không khí ngột ngạt và căng thẳng đang chia rẽ đất nước.

Một năm nhiều sóng gió của Tổng thống Ai Cập Morsi - Hình 1

Ai Cập như đang bị xẻ làm đôi khi cả phe Hồi giáo và đối lập cùng dự định biểu tình rầm rộ trong ngày hôm nay.

Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức ngày 30/6 năm ngoái, vị Tổng thống dân sự được bầu đầu tiên trong lịch sử đất nước Kim Tự Tháp luôn là tâm điểm chú ý của dư luận trong nước cũng như quốc tế với hàng loạt quyết định, chính sách gây tranh cãi.

Nhìn lại một năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Hồi giáo này, “di sản” lớn nhất mà ông để lại là một nền chính trị bế tắc, một bản Hiến pháp gây chia rẽ, các thể chế nhà nước dang dở, kinh tế lao dốc và bất ổn an ninh ngày càng đáng lo ngại.

Và hậu quả tất yếu của những điều này là một xã hội bị phân hóa hơn bao giờ hết, cùng làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng.

Về mặt chính trị, sau “thời kỳ trăng mật” ngắn ngủi kéo dài 4 tháng với cuộc “đảo chính mềm” nhằm thâu tóm mọi quyền hành pháp và lập pháp từ tay Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) cầm quyền, tham vọng độc chiếm quyền lực cùng quan điểm không nhượng bộ đã nhanh chóng đẩy ông Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáo của ông vào thế đối đầu căng thẳng với các lực lượng còn lại. Giới tư pháp, phe đối lập chính trị, các lực lượng cách mạng, thậm chí cả những đồng minh Hồi giáo từng chung hàng ngũ trước đây như đảng Salafist Nour, giờ đều đã bị ông đẩy sang đứng ở bờ bên kia chiến tuyến.

Điểm lại, những ngày tháng sóng gió của ông Morsi bắt đầu từ tháng 11/2012, khi ông bất ngờ ban hành Tuyên bố Hiến pháp sửa đổi nhằm thâu tóm toàn bộ quyền tư pháp.

Bản Tuyên bố này chứa các điều luật, sắc lệnh cho phép Tổng thống Morsi được “miễn dịch” trước mọi phán quyết của tòa án. Ông cũng được quyền sa thải và bổ nhiệm Tổng công tố, ngăn chặn mọi quyết định bất lợi của các cơ quan tư pháp đối với Hội đồng Lập hiến và Hội đồng Shura (Thượng viện) do phe Hồi giáo kiểm soát.

Đây được coi là quyết định gây tranh cãi nhất và bị phản đối nhiều nhất trong một năm điều hành đất nước của ông Morsi, và nó được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông làm trung gian thành công cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine ở Dải Gaza.

Ngay sau khi được ban hành, Tuyên bố Hiến pháp sửa đổi đã lập tức làm bùng nổ làn sóng đình công rộng rãi, cũng như các hành động chống đối ra mặt của giới thẩm phán.

Suốt hai tuần lễ, Ai Cập đã rung chuyển trong các cuộc biểu tình nổ ra đồng loạt trên cả nước để phản đối Tuyên bố Hiến pháp, dự thảo Hiến pháp và cuộc trưng cầu dân ý về văn kiện này. Biển người biểu tình đã vây kín Phủ Tổng thống và quảng trường Tahrir -trung tâm của làn sóng chính biến đầu năm 2011 lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak.

Trước sức ép mạnh mẽ từ đường phố và làn sóng chỉ trích của công chúng, ông Morsi đã buộc phải rút lại bản Tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi, song vẫn tiếp tục thúc đẩy cuộc trưng cầu dân ý về văn kiện này, bất chấp sự tẩy chay của phe đối lập và giới thẩm phán.

Tuy cuối cùng bản Hiến pháp cũng đã được thông qua với sự ủng hộ của phe Hồi giáo, nhưng cùng với đó là sự gia tăng lo lắng của cử tri về nguy cơ bất ổn kéo dài. Đây cũng là lý do vì sao kế hoạch tổ chức bầu cử Quốc hội của ông Morsi nhằm nhanh chóng hoàn thiện các thể chế nhà nước vẫn bị trì hoãn vô thời hạn. Tính tới nay, dù đã qua nhiều lần sửa đổi, dự luật bầu cử Quốc hội vẫn tiếp tục bị các cấp tòa án hủy bỏ với lý do có nhiều điều khoản “vi hiến”.

Trong khi đó, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Tổng thống và phe đối lập vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt, không khoan nhượng trong suốt nửa năm qua.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, chính quyền đã phớt lờ các yêu sách của phe đối lập như thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc, sửa đổi Hiến pháp, sa thải Tổng công tố và Bộ trưởng Nội vụ…Không chỉ thế, Tổng thống Morsi còn từng bước đẩy mạnh củng cố quyền lực qua mỗi lần cải tổ nội các và bổ nhiệm tỉnh trưởng mới.

Đáp lại, phe đối lập thẳng thừng tẩy chay các vòng đối thoại dân tộc được tổ chức theo kêu gọi của Tổng thống Morsi với cáo buộc các cuộc đối thoại này “không thực chất”.

Trên lĩnh vực an ninh, bên cạnh các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc và các cuộc đụng độ bạo lực đẫm máu giữa những người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống và lực lượng chống chính phủ, nguy cơ bất ổn đang ngày càng hiện rõ tại bán đảo Sinai, với sự nổi lên của các nhóm Hồi giáo cực đoan, các mạng lưới khủng bố và các băng đảng buôn lậu vũ khí.

Video đang HOT

Kể từ sau vụ tấn công nhằm vào đồn biên phòng gần biên giới với Dải Gaza của Palestine khiến 16 binh sĩ thiệt mạng, lực lượng an ninh Ai Cập đóng quân tại khu vực này thường xuyên trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công hay bắt cóc con tin.

Cuối tháng 1 vừa qua, bạo loạn cũng đã đột ngột bùng phát tại 3 thành phố nằm dọc kênh đào Suez chiến lược, khiến hơn 60 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, buộc ông Morsi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Về kinh tế, sau một năm dưới sự chèo lái của ông Morsi, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến, nếu không muốn nói đời sống người dân ngày càng khó khăn hơn.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tài khóa 2012-2013 (từ 7/2012 – 6/2013) chỉ đạt 2,2%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên 7% trước thời điểm xảy ra làn sóng biểu tình lật đổ ông Mubarack. Bất ổn an ninh khiến du lịch thiệt hại nặng nề và các nhà đầu tư tháo chạy được cho là nguyên nhân chính dẫn đến kết cục này.

Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ của Ai Cập hiện chỉ còn chưa tới một nửa so với thời điểm đầu năm 2011. Đồng nội tệ cũng đã mất giá hơn 10% kể từ cuối năm ngoái. Tình trạng cắt điện, thiếu hụt nhiên liệu và khí đốt diễn ra thường xuyên do chính phủ không còn đủ tiền để nhập khẩu. Giá cả tăng gấp đôi so với hồi cuối năm ngoái, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng tới mức đáng báo động là 13%.

Trước những “thành tích” nghèo nàn trên cả ba lĩnh vực trụ cột, uy tín của Tổng thống Morsi ngày càng tụt dốc. Kết quả thăm dò dư luận mới đây do Viện nghiên cứu Zogby tiến hành cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Morsi chỉ còn 28% so với 57% cách đây một năm. Tỷ lệ ủng hộ đảng Tự do và Công lý (FJP) cầm quyền cũng chỉ còn 26% sau khi giành được 47% số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi năm ngoái.

Bế tắc chính trị, khó khăn kinh tế và suy giảm lòng tin đối với nhà lãnh đạo đất nước khiến làn sóng biểu tình bùng nổ liên miên ở đất nước Kim Tự Tháp. Có thể khẳng định rằng không quốc gia nào trên thế giới có thể sánh ngang với “đất nước các Pharaon” về số lượng các cuộc biểu tình trong năm qua.

Theo một báo cáo của Trung tâm Phát triển Quốc tế (IDC), tổng cộng đã có 9.427 cuộc biểu tình lớn, nhỏ nổ ra tại quốc gia Bắc Phi này trong thời gian từ ngày 1/7/2012 đến 20/6/2013. Từ đầu năm nay, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.140 cuộc biểu tình.

Đáng lưu ý, những cuộc biểu tình đó vẫn tiếp diễn tới tận ngày hôm nay, ngày Tổng thống Morsi kỷ niệm đúng một năm cầm quyền. Thế đối đầu căng thẳng này đang có nguy cơ đẩy Ai Cập vào vòng xoáy bạo lực mới và bất ổn kéo dài khiến ước mơ “bánh mỳ, tự do và công bằng xã hội” của hơn 84 triệu người nước này ngày càng xa vời.

Theo Dantri

Ai Cập: Khó thay hai chữ bình yên

Với quyết định hủy bỏ tuyên bố hiến pháp ban hành hôm 22/11, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã đẩy lùi một bước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang nhấn chìm đất nước. Nhưng sự nhượng bộ của ông chưa đủ làm hài lòng phe đối lập và người dân.

Ai Cập: Khó thay hai chữ bình yên - Hình 1

Người biểu tình thuộc cả hai phe ủng hộ và phản đối Tổng thống Morsi vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình sau quyết định hủy bỏ Tuyên bố hiến pháp hôm 22/11.

Trong động thái được xem là có thể giúp tạm thời đẩy lùi cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Ai Cập, Tổng thống Mohamed Morsi đã ban bố sắc lệnh mới hủy bỏ Tuyên bố hiến pháp ban hành hôm 22/11.

"Tổng thống Morsi đã ban hành sắn lệnh mới nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay", Thủ tướng Ai Cập Hisham Qandil loan báo hôm 9/12.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng Qandil, cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp mới (được Hội đồng Lập hiến thân phe Hồi giáo thông qua đêm 29/11) vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch.

"Tổng thống Morsi chấp thuận đề xuất của các lực lượng chính trị về việc hủy bỏ sắc lệnh 22/11 và thành lập Ủy ban sửa đổi hiến pháp với điều kiện cuộc trưng cầu dân ý vẫn sẽ được tiến hành theo lịch định vào ngày 15/12 tới", ông Quadil nói.

Dự kiến, Ủy ban sửa đổi hiến pháp gồm có cựu ứng cử viên Tổng thống của phe Hồi giáo Selim Al-Awa, Lãnh đạo đảng Hồi giáo Al-Wasat Mohamed Mahsoob, Chủ tịch đảng Tương lai Cách mạng Ayman Nour, chuyên gia hiến pháp Tharwat Badawi, Giáo sư luật Ahmed Kamal Aboulmajd và thành viên Hội đồng Lập hiến Gamal Gibril.

Giới phân tích Ai Cập nhận định việc hủy bỏ sắc lệnh 22/11 chẳng qua chỉ là giải pháp tạm thời của Tổng thống Morsi trong bối cảnh quân đội đã chính thức ra mặt, vì vậy sẽ khó lòng nhận được sự hưởng ứng của phe đối lập.

Quân đội Ai Cập ra tối hậu thư

Quyết định hủy bỏ sắc lệnh 22/11 được Tổng thống Morsi đưa ra chỉ một ngày sau khi giới quân sự Ai Cập ra tối hậu thư yêu cầu chính phủ của Tổng thống Morsi và phe đối lập phải ngồi vào bàn đàm phán. Đây là lần đầu tiên quân đội Ai Cập "ra mặt" can thiệp kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình phản đối sắc lệnh thâu tóm quyền lực của Tổng thống Morsi kéo dài suốt hai tuần qua.

Ai Cập: Khó thay hai chữ bình yên - Hình 2

Quân đội Ai Cập điều xe tăng bảo vệ Phủ Tổng thống sau khi xảy ra các vụ đụng đột gây chết người giữa người biểu tình và lực lượng an ninh làm 5 người thiệt mạng.

"Giải pháp cho cuôc khủng hoảng chính trị đang lan rông hiện nay phải phù hợp với hiên pháp và các quy định vê dân chủ, phải coi đôi thoại là biên pháp duy nhât nhằm đạt được thỏa thuân vì lợi ích quôc gia và lợi ích của người dân Ai Câp", tối hậu thư của quân đội nêu rõ.

Văn bản này cũng nhấn mạnh đến vai trò của quân đôi trong việc bảo vê lợi ích quôc gia và bảo đảm sự tôn tại của thê chê nhà nước, làm dấy lên hoài nghi về khả năng quân đội sẽ "xuất chinh tiếm quyền" như trước đây.

"Quân đội Ai Cập đang thúc giục phe đối lập tham gia đối thoại và yêu cầu ông Morsi phải cố gắng hơn nữa để có thể thuyết phục họ ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng cũng không loại trừ khả năng sẽ có sự can thiệp trực tiếp của quân đội trong các tiến trình chính trị hiện nay", chuyên gia Hassan Abu Taleb thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược al-Ahram của Ai Cập nhận định.

Một số nhà phân tích khác cũng nhận định về khả năng quân đội sẽ tạm thời can thiệp để giải cứu Ai Cập khỏi cuộc xung đột dân sự hiện nay, nếu tình hình trở nên cấp bách.

"Tối hậu thư của quân đội thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Morsi, song cũng báo hiệu việc quân đội sẽ lại can dự vào cuộc xung đột chính trị tại Ai Cập", ông Mahmoud Ghozlan, người phát ngôn của tổ chức Anh em Hôi giáo, lực lượng đang chi phối mạnh mẽ chính trường Ai Câp, nhân định.

Nguy cơ tái khủng hoảng

Bất chấp việc hủy bỏ sắc lệnh 22/11 và những động thái can dự của quân đội, sức nóng biểu tình trên đường phố Cairo vẫn chưa chấm dứt khi cả hai phe ủng hộ và phản đối Tổng thống Morsi chưa từ bỏ ý định kêu gọi người dân xuống đường biểu tình.

Đa số người biểu tình phe đối lập cho rằng họ vẫn không hài lòng về sắc lệnh mới của Tổng thống Morsi.Mặt trận Cứu quốc (NSF), tổ chức đối lập hàng đầu quy tụ nhiều chính đảng tự do và cánh tả ở Ai Cập, còn ra tuyên bố bác bỏ hoàn toàn cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp.

"NSF quyết định không công nhận cuộc trưng câu ý dân sắp tới cũng như bản dự thảo Hiến pháp lô bịch", tuyên bố của NSF nói rõ.

NSF cho rằng việc tổ chức trưng cầu ý dân vào lúc này sẽ chỉ làm chia rẽ thêm xã hội Ai Cập và đẩy đất nước vào tình trạng đối đầu bạo lực. Cũng theo NSF, bản dự thảo Hiến pháp hiện nay không phản ánh hy vọng cũng như nguyện vọng của người dân Ai Cập sau cuộc cách mạng đâu năm 2011, đồng thời làm tăng sự "độc tài" của Tổng thống. Tổ chức đối lập này còn kêu gọi tổ chức biểu tình trong ngày 11/12 trên phạm vi cả nước để phản đối Tổng toonsg Morsi.

Ai Cập: Khó thay hai chữ bình yên - Hình 3

Hàng triệu người hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình của NSF để phản đối dự thảo Hiến pháp và cuộc trưng cầu ý dân.

Trong khi đó, Liên minh các lực lượng Hồi giáo, tổ chức quy tụ nhiều chính đảng và phong trào Hồi giáo ủng hộ Tống thống Morsi, cũng kêu gọi tổ chức biểu tình quy mô lớn ở thủ đô Cairo, thành phố Alexandria và tỉnh Assiut.

Ngoài ra, nhiều tổ chức Hồi giáo cực đoan Salafi cũng hiệu triệu người ủng hộ tham gia cuộc biểu tình trước Trung tâm Truyền thông ở Cairo với yêu cầu hủy các chương trình đối thoại trên truyền hình và kêu gọi tẩy chay các tờ báo bị cho là có quan điểm chông lại người Hồi giáo.

Trước bối cảnh đó, Tổng thống Morsi đã phải ban hành điều luật cho phép quân đội bắt giữ người biểu tình quá khích. Điều luật này được áp dụng đến hết ngày 15/12.

Theo các nhà phân tích, tình trạng đối đầu giữa Tổng thống Morsi và phe đối lập có nguy cơ đẩy quốc gia với hơn 90 triệu dân rơi trở lại vòng xoáy phức tạp và nguy hiểm của một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội mới. Giới quan sát cũng cho rằng việc Tổng thống Morsi chịu nhượng bộ phe đối lập là một bất ngờ nhưng chưa đủ để dẫn đến đột phá trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.

Cộng đồng quốc tế quan ngại

Những diễn biến ở Ai Cập hiện nay khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt quan ngại, nhất là khi nội dung dự thảo Hiến pháp mới của Ai Cập có nhiều chi tiết khiến nhiều nhà luật học và tổ chức nhân quyền phải bận tâm.

Ai Cập: Khó thay hai chữ bình yên - Hình 4

Người biểu tình chống ông Morsi giơ dấu hiệu chiến thắng trước lực lượng an ninh đang chặn đường dẫn đến Phủ Tổng thống ở thủ đô Cairo ngày 6/12.

Theo ông Mustafa el Labbad, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề khu vực và chiến lược al Sharq, nhiều người khó có thể chấp nhận nôi dung của bản dự thảo Hiến pháp khi mà nó được thông qua một cách vội vã bởi một ủy ban không được ngành tư pháp hậu thuẫn.

"Ủy ban Lập hiến do phe Hồi giáo kiểm soát đã vội vã thông qua bản dự thảo này trong phiên họp suốt đêm 29/11. Nhưng tính chất hợp pháp của ủy ban này lại là điều đáng phải bàn cãi", ông Mustafa el Labbad nói.

Ông Labbad cho rằng nếu được đưa ra trưng cầu dân ý vào thứ 7 này, đa số dân chúng ở Ai Cập sẽ bỏ phiếu tán thành Hiến pháp mới. Nhưng một bản hiến pháp không thể chỉ dựa vào ý chí của đa số.

"Ai Cập có thể soạn thảo, ban hành Hiến pháp mới dựa trên sự thỏa hiệp của phần đông phe nhóm và đảng phái. Nhưng không thể chỉ vì chiếm thế đa số với mức chênh lệch chút ít mà giới chức cầm quyền có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn", ông El Labbad nói thêm.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 6 vừa qua, ông Morsi của tổ chức Anh em Hồi giáo đã giành được hơn 50% phiếu bầu trong tổng số khoảng một nửa cử tri tham gia bỏ phiếu. Nếu xét về kết quả bầu cử, ông Morsi đã giành chiến thắng để trở thành tổng thống dân cử đầu tiên ở Ai Cập thời hậu Hosni Mubarrack. Tuy nhiên, nếu xét về sự ủng hộ của dân chúng, ông chỉ giành được lá phiếu của 1/4 số cử tri trong cả nước.

Vì vậy, điều tối quan trọng đối với Tổng thống Morsi là ông phải biết cân bằng lợi ích giữa các thành phần khác nhau và phải đưa ra được những quyết định đại diện cho người dân Ai Cập.

"Nó có một số yếu tố tích cực, một số yếu tố tiêu cực. Nó cũng có những điều thiếu sót và cả cạm bẫy", Giáo sư chính trị xã hội học Said Sadek của trường Đại học American ở thủ đô Cairo đánh giá về bản dự thảo Hiến pháp mới sắp được thông qua.

Theo Giáo sư Sadek, trong lúc Ai Cập đang bị chia rẽ về dự thảo Hiến pháp mới, cách thức tốt nhất là tạm thời phục hồi Hiến pháp cũ, với một số điều khoản tu chính đã được thông qua hồi năm ngoái.

"Nước Mỹ đã phải mất 10 năm. Nhiều nước khác cũng vậy. Nếu hiến pháp mới có thể đưa tới tai họa lớn hay sự chia rẽ sâu sắc cho đất nước thì chúng ta nên hoãn lại", Giáo sư Sadek cho biết.

Tuy nhiên, với cuộc trưng cầu dân ý sẽ được kiên quyết tổ chức vào thứ Bảy này, rõ ràng Ai Cập không có nhiều cơ hội để có được hai chữ bình yên cũng sự đồng thuận cần thiết trong một xã hội có nhiều đảng phái.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người nàyRùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
17:45:17 30/04/2025
Chuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở KurskChuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở Kursk
13:51:39 29/04/2025
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dàiPhó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài
15:08:30 29/04/2025
Phát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung QuốcPhát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung Quốc
05:53:12 30/04/2025
Kyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với MỹKyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
21:53:50 30/04/2025
Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạngNhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng
10:44:56 30/04/2025
Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiếnNa Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến
15:34:15 30/04/2025
Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạnĐảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn
18:45:12 29/04/2025

Tin đang nóng

1 chi tiết đặc biệt trong bức ảnh của Hà Tăng và chồng doanh nhân khi xem diễu binh, diễu hành 30/4 gây sốt1 chi tiết đặc biệt trong bức ảnh của Hà Tăng và chồng doanh nhân khi xem diễu binh, diễu hành 30/4 gây sốt
06:25:00 01/05/2025
Nghịch tử sát hại mẹ ruộtNghịch tử sát hại mẹ ruột
05:58:45 01/05/2025
HOT: Cindy Lư chính thức được Đạt G cầu hôn!HOT: Cindy Lư chính thức được Đạt G cầu hôn!
06:00:42 01/05/2025
Dàn nhóc tỳ Vbiz cực đáng yêu, hòa mình vào không khí hào hùng mừng Đại lễ 30/4Dàn nhóc tỳ Vbiz cực đáng yêu, hòa mình vào không khí hào hùng mừng Đại lễ 30/4
05:57:14 01/05/2025
Hoa hậu nổi tiếng cả nước, 37 tuổi chưa lấy chồng: Giàu đến mức "ngột ngạt", vừa nói thẳng 1 điềuHoa hậu nổi tiếng cả nước, 37 tuổi chưa lấy chồng: Giàu đến mức "ngột ngạt", vừa nói thẳng 1 điều
06:53:24 01/05/2025
Khởi tố, bắt tạm giam tài xế xe đầu kéo tông 2 người tử vongKhởi tố, bắt tạm giam tài xế xe đầu kéo tông 2 người tử vong
06:06:03 01/05/2025
Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"
06:30:00 01/05/2025
Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thươngThiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương
06:13:18 01/05/2025

Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

07:13:38 01/05/2025
Ông Peskov khẳng định Nga ưu tiên giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột với Ukraine, và từng theo đuổi con đường này trước khi buộc phải dùng đến biện pháp quân sự, sau khi các đề nghị của Moskva bị từ chối.
Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

07:11:31 01/05/2025
Vụ cháy rừng xảy ra đúng dịp Israel bước vào ngày lễ lớn nhằm kỷ niệm 77 năm Quốc khánh. Vì lý do an toàn, tuyến đường cao tốc Số 1 đã bị chặn, đồng thời lễ kỷ niệm chính dự kiến diễn ra tối 30/4 tại Jerusalem cũng bị hủy bỏ.
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

22:16:08 30/04/2025
Động thái này phù hợp với mục tiêu của EU trong việc tăng cường năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu nội khối nhằm phục vụ cuộc đua toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.
Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

22:14:18 30/04/2025
Phát biểu tại Đại hội quốc tế chống phát xít lần thứ ba, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sự thật lịch sử và chống lại tình trạng lan rộng các tư tưởng cực đoan.
Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

22:04:28 30/04/2025
Các rủi ro bên ngoài từ bất ổn địa chính trị, xung đột thương mại cho đến chính sách thuế quan mới từ Mỹ tiếp tục là những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế.
GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

21:59:35 30/04/2025
Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, đã giảm ở mức 0,3 phần trăm hàng năm trong ba tháng đầu năm - một sự đảo ngược kinh ngạc so với mức tăng trưởng mạnh vào cuối năm ngoái.
Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

21:52:47 30/04/2025
Ngoài ra, chính quyền Seoul cho biết nhằm cung cấp thông tin thực tế cho người nước ngoài đang cân nhắc du học hoặc chuyển đến Seoul, tập đầu tiên của một Vlog do sinh viên quốc tế và cư dân nước ngoài sống tại thủ đô Hàn Quốc tạo ra.
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

21:49:51 30/04/2025
Tổng thống Trump đã thông báo áp thuế 20% đối với phần lớn hàng hóa châu Âu từ ngày 2/4 trước khi tuyên bố tạm dừng trong 90 ngày, nhưng mức thuế cơ bản 10% trên toàn thế giới vẫn được duy trì.
Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

21:47:59 30/04/2025
Các công tố viên cáo buộc Jian G. đã thu thập hơn 500 tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu được phân loại là "đặc biệt nhạy cảm" và chuyển cho cơ quan tình báo Trung Quốc.
Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

21:46:35 30/04/2025
Nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận giảm thuế, tăng trưởng toàn cầu có thể phục hồi. Nhưng điều này phụ thuộc lớn vào tính nhất quán trong chính sách của Mỹ.
Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

21:44:09 30/04/2025
Trước những lời đe dọa trên, phái bộ Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) nêu rõ: Ngoại giao thực sự không thể tiến hành dưới sự đe dọa hoặc áp lực . Tehran nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán chỉ nên tập trung vào vấn đề hạt nhân và việc dỡ bỏ lệ...
Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

21:42:08 30/04/2025
Theo đó, trong một cuộc họp gần đây, chính quyền tại miền Đông Trung Quốc đã đề nghị một nhóm vận động doanh nghiệp nước ngoài thông báo về mọi tình huống cấp thiết do căng thẳng thuế quan gây ra để đánh giá từng trường hợp cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Đi sai nước cờ, NPH game vô tình tiếp tay cho đối thủ, "mất luôn" 150.000 người chơi

Đi sai nước cờ, NPH game vô tình tiếp tay cho đối thủ, "mất luôn" 150.000 người chơi

Mọt game

08:38:36 01/05/2025
Trong thế giới game nhập vai hành động, mọi thứ có thể thay đổi chỉ trong chớp mắt - và những gì đang diễn ra giữa Path of Exile 2 và Last Epoch là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.
Hyundai Tucson thế hệ mới lộ diện: Thiết kế khỏe khoắn, chỉ dùng động cơ hybrid

Hyundai Tucson thế hệ mới lộ diện: Thiết kế khỏe khoắn, chỉ dùng động cơ hybrid

Ôtô

08:35:13 01/05/2025
Đáng chú ý, xe mang dáng vẻ off-road hiện đại gợi liên tưởng đến các dòng xe của Land Rover cho thấy Tucson không chỉ nhắm đến người dùng đô thị mà còn mở rộng sang nhóm khách hàng thích khám phá, phiêu lưu.
5 cầu thủ yêu một nửa từ cái nhìn đầu tiên: Lỡ say một ánh mắt, nguyện bên nhau cả đời

5 cầu thủ yêu một nửa từ cái nhìn đầu tiên: Lỡ say một ánh mắt, nguyện bên nhau cả đời

Sao thể thao

08:32:03 01/05/2025
Dưới đây là câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc của 5 cầu thủ nước ngoài nổi tiếng, những người được cho là đã yêu từ cái nhìn đầu tiên với người bạn đời của mình.
Câu nói của vợ với anh trai chồng khiến tôi giật mình hiểu ra nên quyết định trả lương cho cô ấy 10 triệu/tháng nhưng bị từ chối phũ phàng

Câu nói của vợ với anh trai chồng khiến tôi giật mình hiểu ra nên quyết định trả lương cho cô ấy 10 triệu/tháng nhưng bị từ chối phũ phàng

Góc tâm tình

08:28:40 01/05/2025
Ngay từ lần đầu gặp mặt bạn gái tôi, bố mẹ đã không ưng mắt, ông bà chê cô ấy lười biếng không hợp với gia đình tôi và khuyên chia tay.
Giá xe côn tay Yamaha Exciter 155 VVA mới nhất hiện nay

Giá xe côn tay Yamaha Exciter 155 VVA mới nhất hiện nay

Xe máy

08:14:32 01/05/2025
Yên xe được làm từ vật liệu cao cấp, mang lại cảm giác êm ái khi vận hành và giúp người lái dễ dàng chống chân. Trên các phiên bản cao cấp và bản ABS, yên còn được trang trí bằng đường chỉ nổi, góp phần tăng thêm vẻ thể thao và cá tính.
Màn tổng kết cực oách hậu "concert quốc gia": Flex mạnh nào, nếu bạn cũng góp 1 tay

Màn tổng kết cực oách hậu "concert quốc gia": Flex mạnh nào, nếu bạn cũng góp 1 tay

Netizen

08:05:35 01/05/2025
Ngoài việc khoe những hình ảnh đáng nhớ, rất nhiều bạn trẻ đã khép lại hành trình đi concert quốc gia của mình bằng cảnh dọn dẹp thật sạch nơi đã đi qua, ngồi lại trong suốt quãng thời gian tham gia sự kiện
Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5

Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5

Trắc nghiệm

07:25:07 01/05/2025
Tử vi ngày mới 2/5 tiết lộ 3 chòm sao này gặp nhiều may mắn. Tháng 5 về: 5 con giáp càng chăm chỉ vận càng đỏ, tài lộc rực rỡ, mọi điều ấp ủ cũng nhanh thành hiện thực
Dàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khí

Dàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khí

Sao việt

07:06:18 01/05/2025
Tăng Thanh Hà, Lan Khuê, Châu Bùi, Quốc Trường và nhiều nghệ sĩ hoà chung vào không khí rộn ràng của đêm 30/4.
Clip thót tim: Chương Tử Di ngã nhào úp mặt giữa sóng trực tiếp, chấn thương nghiêm trọng hơn công bố?

Clip thót tim: Chương Tử Di ngã nhào úp mặt giữa sóng trực tiếp, chấn thương nghiêm trọng hơn công bố?

Sao châu á

07:03:33 01/05/2025
Hình ảnh Chương Tử Di đau đớn di chuyển bằng xe lăn tại ga tàu cao tốc đã bị chụp lại. Điều này làm dấy lên nhiều đồn đoán về mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà minh tinh gặp phải.
Thủ đoạn của 'ông trùm' bán thuốc hỗ trợ sinh lý giả, thu lợi 20 tỷ đồng

Thủ đoạn của 'ông trùm' bán thuốc hỗ trợ sinh lý giả, thu lợi 20 tỷ đồng

Pháp luật

06:10:31 01/05/2025
Ông trùm Chu Văn Diễn (SN 1996) chỉ đạo vợ đặt hàng sản xuất thuốc giả tại Hòa Bình, đồng thời lập hàng loạt Fanpage giả mạo cơ sở sản xuất hàng thật để tiếp cận và bán hàng giả cho người tiêu dùng.
3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng

3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng

Ẩm thực

05:35:06 01/05/2025
Mùa nắng nóng, mâm cơm nhà không chỉ cần ngon miệng mà còn nên có những món giúp giải nhiệt, mát gan để cơ thể luôn nhẹ nhõm và khỏe mạnh.