Một năm cuộc xung đột tại Ukraine – Bài 1: Cánh cửa hòa bình vẫn khép
Sau 1 năm nổ ra xung đột, Nga và Ukraine vẫn chưa thể ngồi vào bàn đàm phán, thậm chí có thêm nhiều ngòi nổ mới…
Những toà nhà bị phá hủy trong xung đột tại tại phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine ngày 21/3/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tại phiên họp khẩn cấp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), tổ chức nhân 1 năm cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh cuộc xung đột bùng phát ngày 24/2/2022 đã làm gia tăng bất ổn khu vực, căng thẳng và chia rẽ toàn cầu, giảm nguồn lực dành cho việc xử lý các cuộc khủng hoảng và vấn đề toàn cầu cấp bách khác. Sau 1 năm, Moskva và Kiev vẫn chưa thể ngồi vào bàn đàm phán, thậm chí có thêm nhiều ngòi nổ mới với các động thái can thiệp quân sự của đồng minh hai phía, tiếp tục là biến số gây quan ngại cho triển vọng thế giới năm 2023.
Hai tháng đầu năm 2023 ghi nhận việc các nước phương Tây gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Các cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều đưa ra những cam kết đẩy mạnh cung cấp khí tài, đạn dược, cam kết triển khai xe tăng hỗ trợ cho Kiev trên thực địa. EU cũng đã bàn tới gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Moskva liên quan đến cuộc xung đột dai dẳng tại Ukraine. Trong khi đó, phía Nga tuyên bố coi vũ khí của phương Tây ở Ukraine là mục tiêu tấn công. Những diễn biến mới trên khiến một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài 1 năm qua càng trở nên xa vời.
Xung đột chưa kết thúc nhưng đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, trước hết với Nga và Ukraine. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine năm ngoái đã giảm hơn 30%, trong khi các số liệu mới nhất do cơ quan thống kê Liên bang Nga công bố cho thấy, tăng trưởng của nền kinh tế này giảm 2,1%. Xung đột cũng gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn chưa từng có tại châu Âu kể sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Số liệu do Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) công bố vào tháng 1/2023 cho thấy hơn 18.000 người thiệt mạng, 7,9 triệu người phải sơ tán sang các nước châu Âu và 21,8 triệu người vào cảnh cần được hỗ trợ nhân đạo.
Không chỉ là cuộc xung đột cục bộ gây tổn thất lớn về người và của cho Nga và Ukraine, đây đã trở thành cuộc khủng hoảng đa tầng trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực.
Video đang HOT
Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng khi nguồn cung từ hai vựa lúa mì, ngũ cốc lớn sụt giảm; gián đoạn nguồn cung nhiên liệu liên quan đến các biện pháp trừng phạt và đáp trả lẫn nhau giữa Moskva và phương Tây khiến châu Âu trải qua một mùa Đông lạnh lẽo, đẩy giá năng lượng toàn cầu tăng cao, liên tục đưa lạm phát ở nhiều nước lên những mức kỷ lục, kéo theo nguy cơ bất ổn xã hội.
Việc các nước tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, xúc tiến gia nhập các tổ chức quân sự… được xem là những xu hướng gây quan ngại trong cấu trúc an ninh châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm thay đổi quan điểm sau Chiến tranh lạnh về một khu vực châu Âu hòa bình và thịnh vượng, chi tiêu quốc phòng giảm và không còn lo ngại về nguy cơ chiến tranh quân sự. Xung đột dai dẳng là lý do thúc đẩy những nước vốn giữ quy chế trung lập lâu nay như Thụy Điển và Phần Lan quyết định gia nhập NATO. Thậm chí, sau nhiều năm giảm chi tiêu quốc phòng, nhiều nước thành viên NATO tăng cường đầu tư và sẵn sàng chi mạnh tay cho nhu cầu quân sự, đặc biệt những nước ở sườn phía Đông của khối này đã tăng đáng kể ngân sách quốc phòng trong thời gian ngắn, từ 1% lên 1,5% và từ 2% lên 2,5%. Đằng sau đó là nguy cơ chạy đua vũ trang.
Một năm qua cũng chứng kiến sự chia rẽ và mâu thuẫn ngày càng bị đẩy cao. Xung đột bùng phát có thể coi là điểm nút của căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã âm ỉ từ năm 2014, đồng thời cũng là dấu mốc đẩy quan hệ giữa Moskva và phương Tây “chạm đáy”. Bản thân trong nội bộ châu Âu cũng đầy chia rẽ và có sự dịch chuyển về cán cân quyền lực. Vai trò dẫn dắt của những nước như Đức và Pháp đã giảm đáng kể, một phần do thất bại trong việc xử lý khủng hoảng ở Ukraine. Trong khi đó, các nước như Ba Lan, các quốc gia Bắc Âu, vùng Baltic và Trung Âu lại gia tăng tiếng nói. Các nước này không chỉ cung cấp nguồn lực và tài chính cho Ukraine mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các đồng minh khác hỗ trợ thiết bị cho Ukraine.
Trẻ em Ukraine sơ tán tránh xung đột tại một trường học ở Przemysl, gần biên giới Ukraine – Ba Lan, ngày 14/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đánh giá thế giới không còn là một hệ thống đa cực nữa, mà chắc chắn đang chuyển sang thành các khối đối đầu nhau. NATO, châu Âu, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… đứng ở phía phản đối Nga. Trong khi đó, có một số lượng đáng kể các quốc gia vẫn tiếp tục hợp tác với Moskva hoặc sẽ không ủng hộ một số nghị quyết tại Liên hợp quốc về việc trừng phạt Nga.
Cộng đồng quốc tế trong suốt năm qua liên tục kêu gọi Nga và Ukraine đối thoại để hạ nhiệt căng thẳng, nhiều nước sẵn sàng đóng vai trò trung gian để đưa Moskva và Kiev ngồi vào bàn đàm phán. Quan chức hai bên cũng đã có những cuộc thảo luận trực tiếp tại các nước thứ ba. Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được hai bên ký gián tiếp thông qua vai trò trung gian của LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 từng được hy vọng sẽ tạo đà cho các cuộc đối thoại có thể làm thay đổi cục diện cuộc xung đột. Tuy nhiên, tình trạng bế tắc kéo dài từ giữa năm 2022 đến nay cho thấy triển vọng đàm phán vẫn đang ngoài tầm với.
Sau 1 năm xung đột, cánh cửa hòa bình vẫn khép, cả Nga và Ukraine đang thể hiện lập trường khác biệt trong nhiều vấn đề. Mỹ và một số nước châu Âu, mặc dù cũng có những dấu hiệu tìm cách thúc đẩy đối thoại, song với việc liên tục chuyển giao vũ khí tấn công cho Ukraine và siết chặt trừng phạt Nga, Moskva đánh giá phương Tây và Kiev không có thiện chí đàm phán. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Berlin, chuyên gia quan hệ quốc tế Đức Wolfgang Bork nêu rõ vũ khí mới, hiện đại hơn sẽ liên tục được gửi tới Ukraine khiến cường độ xung đột tăng lên.
Theo ông, tại Hội nghị An ninh Munich 2023 vừa qua, Nga không được mời tham gia, một sự việc phản ánh căng thẳng giữa hai bên, và đây là một sai lầm khi không tạo cơ hội đối thoại để giải quyết xung đột. Chuyên gia James Rogers, đồng sáng lập kiêm Giám đốc nghiên cứu, Hội đồng địa chiến lược Anh, trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại London, nhận định rằng cuộc xung đột có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm bởi khó có khả năng các nước như Anh, Mỹ sẽ ủng hộ hòa đàm nếu Ukraine ở vào thế bất lợi.
Tại phiên họp Đại hội đồng LHQ ngày 23/2, Chủ tịch Đại hội đồng Csaba Krsi nhấn mạnh trong vòng 1 năm qua, cuộc xung đột tại Ukraine đã cướp đi sinh mạng, kế sinh nhai và cuộc sống của quá nhiều người, điều đó như một lời nhắc nhở rằng các giải pháp quân sự sẽ không thể chấm dứt được xung đột. Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chỉ ra rằng, nguy cơ leo thang xung đột vẫn hiện hữu và triển vọng hòa bình đang giảm dần, bởi vậy, thúc đẩy đối thoại để mở cánh cửa hòa bình, chấm dứt cuộc xung đột là ưu tiên số một hiện nay.
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hứng chịu động đất mạnh khiến hàng trăm người thương vong
Hai trận động đất liên tiếp đã xảy ra vào ngày 20/2 (theo giờ địa phương) ở nhiều nơi thuộc Thổ Nhĩ Kỳ vốn chịu thiệt hại nặng nề bởi động đất vào 2 tuần trước.
Một người lính cõng nạn nhân động đất ngày 20/2 ở tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP của Mỹ, trận động đất này có độ lớn 6,4, tâm chấn ở thị trấn Defne, thuộc tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận động đất có độ lớn 7,8 xảy ra hôm 6/2. Ngay sau trận động đất này là một trận động đất khác có độ lớn 5,8.
Người ta có thể cảm nhận được sự rung chuyển gây ra bởi động đất ở Syria, Jordan, Síp, Israel và những nơi xa xôi như Ai Cập.
Những trận động đất mới này đã làm nhiều toà nhà đổ sụp, khiến nhiều người mắc kẹt. Các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn đang được tiến hành trong ba tòa nhà bị sập ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có 6 người được cho là bị mắc kẹt.
Tới nay, tại Thổ Nhĩ Kỳ, động đất khiến 3 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương trong khi hàng chục người bị thương khác cũng được ghi nhận ở nước láng giềng Syria.
Trước đó, vào rạng sáng 6/2, một trận động đất có độ lớn 7,8 đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hơn 41.000 người thiệt mạng. Sau trận động đất đó, hơn 6.000 dư chấn đã được ghi nhận.
Theo Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa (AFAD) của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20/2, dự kiến số nạn nhân thiệt mạng sẽ còn tăng vì có khoảng 385.000 căn hộ bị phá hủy và hư hại nghiêm trọng, trong khi nhiều người vẫn mất tích.
Hai tuần sau trận động đất nêu trên, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đẩy nhanh công tác dọn dẹp đống đổ nát. Gần 13.000 máy xúc, cần cẩu, xe tải và các phương tiện hỗ trợ khác đã được triển khai đến các khu vực chịu ảnh hưởng của trận động đất.
Thành Nam/Báo Tin tức
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu dọn dẹp đống đổ nát sau thảm họa động đất Hai tuần sau thảm họa động đất khiến trên 46.000 người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cho đến nay, ngày 20/2, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đẩy nhanh công tác dọn dẹp đống đổ nát sau khi công tác tìm kiếm cứu hộ đã kết thúc tại hầu hết các tỉnh. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng dỡ bỏ...