Một mùa trăng nước Mỹ
Tôi đến New York qua ngã sân bay quốc tế JFK vào buổi trưa, khoảng 11 giờ 40. New York là một xứ kẹt xe khôn lường, đắt đỏ, thuế cao, nên du khách thường mua sắm, nghỉ ngơi ở những bang lân cận như New Jersey hoặc Virginia.
Buổi cơm trưa đầu tiên may mắn là ở một quán Cuisine of Vietnam tại khu Manhattan. Cơm được, nhưng phở dở, chính xác hơn là rất dở. Sau đó về nghỉ tận khách sạn Hilton Newark Airport ở 1170 đường Spring, thành phố Elisabeth, bang New Jersey, cách khu Manhattan của New York chừng 25km. Một khách sạn nằm gần sân bay quốc tế Newark Liberty lớn thứ hai thế giới tính về lượt hành khách sau sân bay JFK và thứ nhất thế giới tính về lượt chuyến bay, nên nhân viên hàng không ra vào nườm nượp.
Lên cầu phải chịu khám xét
Buổi tối lại đi ăn ở một bang khác. Một nhà hàng beefsteak ở thành phố Springfield quận Fairfax, bang Virginia. Bánh mì đen nóng ở đây ăn với bơ thật ngon nhưng thịt bò beefsteak thì dở vì cứng và khô. Ở thành phố này còn có chuỗi nhà hàng Năm anh em (The five guys) dễ làm liên tưởng đến từng ấy người trên một chiếc xe tăng.
Quả chuông nứt ở phòng trưng bày
Tối hôm đó, trên đường về, tôi nhìn thấy trăng gần tròn bên trên những hàng cây rừng ở bên phải đường xe từ Springfield về Elisabeth. Cánh nhạn thoáng qua trăng nằm lại. Nghe nói về trăng nước Mỹ đã lâu. Lần đầu tiên nhìn thấy trăng xứ này. Nhưng lại chưa bao giờ thấy trăng Trung Quốc. Nên trăng xứ nào tròn hơn niệm chưa thể khởi. Chợt nhớ mùa trăng trung thu đang đến gần. Buổi sáng sớm đầu tiên ở xứ Cờ Hoa. Bên ngoài khách sạn, trời lành lạnh dễ chịu. Chỉ không chịu nổi khi có những ngọn gió lùa qua.
Người phụ nữ có gương mặt của Charlotte Beysser Bartholdi, mẹ của nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, có lẽ là người nữ duy nhất nhập cư sang Mỹ 127 năm mà không mắc bệnh béo phì. Đó là người khách đầu tiên trên đất Mỹ mà chúng tôi đến viếng. Sau cơn siêu bão Sandy cày nát bờ Đông nước này, bà bị cách ly với khách khứa đến ngày 4.7 vừa qua mới tiếp khách trở lại.
Tòa nhà Independence Hall ở Philadelphia
Tên bà là Libertas, lấy theo tên vị nữ thần tự do của người La Mã cổ. Bao năm qua, bà vẫn đứng trên đảo Tự Do, một tay cầm ngọn đuốc, một tay ôm tập sách nhỏ có ghi hàng chữ JULY IV MDCCLXXVI – ngày tháng năm độc lập của nước Mỹ.
Video đang HOT
Muốn đến thăm bà, thăm biểu tượng về sự tự do của Mỹ phải chịu khám xét người trước khi lên cầu cảng New York trên cửa sông Hudson bên cạnh công viên quốc gia New York Harbor. Công viên đang đóng cửa một phần để tu sửa và bên ngoài có treo một panô về chương trình thi sáng tác các loại ghế ngồi cho công viên sau khi tu sửa.
Buổi sáng hôm đi thăm bà Libertas, trời gió mạnh. Đứng trên tàu mà không có chỗ tựa, sóng lắc tàu có thể đẩy bạn văng từ bên này sang bên kia. Ở xa xa đảo Tự Do hiện ra mờ mờ sương khói. Rồi nắng cũng hửng lên. Bà Libertas dáng hơi béo, từ đầu tới chân cao 34m, lóng rày hạn chế đón khách. Chỉ có cửa hàng lưu niệm vẫn hiếu khách như bao ngày.
Quả chuông Tự Do bị nứt
Dường như để trọn bộ với biểu tượng tự do, sáng hôm đó từ đảo về, chúng tôi được dẫn đến thăm Thành phố của tình huynh đệ (nghĩa gốc từ tiếng Hy Lạp của Philadelphia), chiếc nôi của nền dân chủ Mỹ. Ở đây có Hội trường độc lập (Independence Hall), một di sản của thế giới và Quả chuông tự do bị nứt vô phương sửa chữa. Sau ngày 11.9.2001, thì vết nứt của quả chuông tự do trở nên chính đáng hơn, nhất là khi đi ngang qua những khu phố trung tâm New York, hàng rào chắn khắp các con đường khu phố tài chính.
Du khách trên tàu ra tham quan tượng Nữ thần Tự do
Philadelphia là thành phố với kiến trúc baroque kiểu Georgian, lớn thứ hai ở bờ Đông, được toàn quyền William Penn xây năm 1682, như là thủ đô của thuộc địa Pennsylvania. Sau đó còn trở thành thủ đô của Mỹ thời chiến tranh cách mạng và là thủ đô tạm trong khi chờ xây dựng thủ đô ở Washington D.C. Independence Hall là tâm điểm của công viên lịch sử Quốc gia. Đây là nơi ra đời tuyên ngôn độc lập và thảo luận bộ Hiến pháp của Mỹ. Toà nhà xây từ năm 1732 – 1758 dùng làm trụ sở cho hội đồng lập pháp thuộc địa. Từ 1775 – 1783 trở thành hội trường của Quốc hội lục địa khoá 2. Bên trong bây giờ còn trưng bày những mẫu vật liên quan đến bản Hiến pháp nổi tiếng của nước Mỹ.
Buổi sáng khi chúng tôi đến khu công viên này, nhiều đoàn xe buýt chở học sinh đã đổ ở bãi xe. Một số học sinh đang chơi bắn tên, chơi ném cầu trên bãi cỏ đầy nắng mai. Bên cạnh bãi cỏ này là một quảng trường rộng, nơi phát đi bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ.
Ngoài toà nhà ra, một vật mang nhiều huyền thoại là quả chuông Tự Do (Liberty Bell). Quả chuông này đầu tiên được treo trên tháp chuông của Independence Hall. Đây là biểu tượng độc lập của Mỹ. Quả chuông được đặt hãng Lesler and Pack ở London làm vào năm 1752 và được đúc dòng chữ phỏng theo lời trên sách Levi (25:9) trong Kinh Thánh Cựu ước: công bố tự do trên toàn xứ sở cho toàn dân. Quả chuông bị nứt ngay lần đầu tiên khi được gióng lên ở Philadelphia. Được đúc lại hai lần, nhưng rồi vẫn tiếp tục nứt. Thực sự, quả chuông đã không gióng lên vào ngày 4.7.1776, ngày độc lập của nước Mỹ, vì lúc đó chưa có kết quả bầu từ Quốc hội, nó chỉ gióng lên vào ngày 8.7.1776, ngày đọc tuyên ngôn. Nhưng các sử gia vẫn chấp nhận cột mốc gióng chuông ngày 4.7.1776…
Theo 24h
Rằm tháng 8 nhớ bánh pía Sóc Trăng
Rằm tháng 8 đang đếm ngược từng ngày, nhiều người nao nức nào lồng đèn, nào bánh trung thu ...
Bánh pía là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng
Chiều, hai dì cháu từ trường về, cậu nhóc chỉ một quầy bánh bên đường, trưng đèn sáng choang, bày bán mấy hộp bánh trung thu xen lẫn mấy gói bánh pía bóng bẩy, rồi hỏi tôi: "Dì ơi, sao bánh pía hay được bán chung với bánh trung thu vậy". Tự nhiên tôi cảm thấy vui vui với câu hỏi có vẻ "người lớn" đó.
Bánh pía là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng, nơi giao thoa nhiều nền văn hoá Kinh, Hoa, Khmer,... Bánh pía cũng chính là một trong những đứa con của sự giao hoà văn hoá đó. Có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Tô Châu, bánh pía đã theo chân một người Hán di cư đến phương Nam, và được biến thể ít nhiều để phù hợp với khẩu vị của người địa phương.
Do đó, bánh pía hay được dùng để biếu tặng nhân dịp trung thu, như một món quà lễ trăng đầy ý nghĩa.
Ở nhiều vùng quê, người ta vẫn còn gọi bánh với một tên khác là bánh lột da, chính vì vỏ bánh rất mỏng, nhiều lớp, được làm khá cầu kì, qua nhiều công đoạn. Bột mì trộn với đường cát trắng nhuyễn, cán mỏng tang, sau đó cuộn, rồi lại cán và gấp thêm vài lần để tạo thành nhiều lớp bột chồng lên nhau.
Nhân bánh thường được làm từ đậu xanh và khoai môn, sau khi hấp chín, tán nhuyễn, sên với đường, thêm mỡ nước tạo độ bùi, béo, thơm. Mỡ làm nhân cũng được chuẩn bị từ trước, xắt hạt lựu, ướp đường cho săn đồng thời trữ được lâu.
Nhân bánh thường được làm từ đậu xanh và khoai môn
Ngoài ra, giờ người ta còn có thêm bánh pía mùi sầu riêng đậm đà, cách làm cũng tương tự. Sầu riêng tươi tán nhuyễn, thay cho khoai môn, trộn đều với đậu xanh và mỡ. Công đoạn làm nhân được hoàn thiện bằng việc bọc hỗn hợp đó quanh một lòng đỏ hột vịt muối, đặt giữa miếng vỏ bột đã cán mỏng, gói lại, miết mép bột thật kín, ấn dẹt.
Bánh lúc này sẽ được đưa vào lò nướng với nhiệt độ cao, sau khoảng vài chục phút, người thợ sẽ lấy khay ra, trở bánh và quét một lớp lòng đỏ lên mặt bánh tạo màu rồi đưa vào lò lại. Bánh chín là khi nghe mùi thơm và mẻ bánh trở vàng ươm, đẹp mắt.
Những chiếc bánh pía tròn, to, nhỏ đủ loại. Cầm một miếng, nâng niu một miếng. Vỏ bánh đủ mỏng để bóc từng lớp nhâm nhi, để cảm được vị bùi thơm trong miệng. Nhân bánh đủ ngọt của đậu xanh thơm thảo quê nhà.
Bánh pía dùng chung với trà gừng nóng hổi là đúng điệu nhất
Đặc biệt, hương sầu riêng nguyên chất khó có thể lẫn với bất cứ loại bánh nào. Cầm chiếc bánh trên tay mới thấy hết sự khéo léo của người thợ làm bánh, độ mềm mại vừa phải, không bở, không thô cứng, nhân dẻo, vỏ dai mịn.
Nhấm nháp từng chút một sẽ tận hưởng được vị thơm ngon đậm đà, không quá ngọt, cũng không quá béo, mọi gia vị như quyện lẫn vào nhau trong từng thớ lưỡi. Bánh pía dùng chung với trà gừng nóng hổi là đúng điệu nhất, chút ngọt của bánh được làm giảm dịu với chút chát nóng của trà, thêm chút cay cay ấm bụng của gung, cứ thế nhâm nhi hoài không thấy ngán.
Bánh pía xưa kia được biếu tặng một cách thân tình trong dịp lễ cúng trăng tháng 8, ở nhiều miền quê Nam Bộ, đây là một phong tục tập quán lâu đời còn lưu giữ đến tận bây giờ.
Bánh pía cũng là một trong những món quà biếu phổ biến nhân ngày rằm tháng 8
Ngày nay, với nhiều hình thức bao bì sang trọng, đẹp mắt, bánh được đặt riêng biệt trong khay nhựa chia ngăn, đóng gói bằng túi nilon bóng kiếng, hoặc hộp giấy quai xách, nhìn trang trọng hơn. Bánh pía cũng là một trong những món quà biếu phổ biến nhân ngày rằm tháng 8, thay thế cho bánh trung thu đang ngày càng báo động về mức độ an toàn thực phẩm hiện nay.
Ai có dịp về ngang Sóc Trăng, ghé hàng đặc sản mua hộp bánh pía làm quà. Món bánh tuy giản dị mà chứa đầy tình cảm của người dân quê chân chất, thiệt thà.
Cậu nhóc kéo tay: "Về thôi dì ơi!". Thì ra, mê kể chuyện và suy nghĩ, thành phố đã lên đèn tự lúc nào. Trên cao, một ánh trăng lưỡi liềm cũng bắt đầu toả rạng, không biết là, sáng trăng hay sáng đèn, chỉ biết là một mùa trăng nữa đang về ...
Theo Tapchiamthuc
Đổi vị mùa trăng với bánh Trung thu tươi Với hàng loạt điểm cộng như bánh hand made, không chất bảo quản, không phụ gia, thời gian sử dụng ngắn, ít ngọt, mềm mịn... bánh trung thu tươi mang đến lựa chọn cho những ai thích thực phẩm an toàn. Nếu đã quen hay e ngại với với các dòng bánh nướng có thời gian sử dụng lâu nhờ chất bảo quản,...