Một mối tình đầu vụng dại
Chị 29 tuổi – qua cái tuổi được phép nông nổi và sai lầm. Nếu như cho chị trở về 2 năm trước, hoặc 5 năm trước, chị sẽ không phải làm những điều có lỗi với trái tim mình. Lần đầu tiên chị khóc trước mặt tôi. Gã trai 23 đặt những nụ hôn thật dài lên những giọt nước mắt đó.
Đó là một ngày mưa tầm tã, những cơn mưa tháng 4 vênh vao, lần đầu tiên trong đời tôi cuộn tròn chị trong vòng tay, chúng tôi mải mê ngắm những nụ hoa thủy tiên bị vùi dập rệu rã nơi mảnh đất nhỏ hiên nhà. Chiều dài thê thiết. Tôi muốn ôm chị thật chặt. Tôi đánh bạo ôm chị vào lòng, vuốt ve, say đắm. Khát khao nắm lấy hơi thở của chị và đem giấu kỹ trong một chiếc hộp thủy tinh đủ nhỏ để có thể luôn mang nó bên mình.
Tôi thấy những ngón tay mình run lên rất khẽ khi chạm vào khuôn mặt chị. Tôi sợ mình sẽ khóc. Tôi không muốn chị nhìn thấy nỗi sợ hãi của tôi. Vùi mặt vào lọn tóc rối bời của chị, đặt lên môi chị một nụ hôn nhỏ và nhẹ, giống như sự lẩn trốn nỗi niềm. Thiết tha và đứt quãng. Chị ở tôi thật gần. Tôi nhắm mắt lại, để cảm nhận chị là mùa xuân của cuộc đời trai trẻ nông nổi, cuồng say. Sau cái ôm xiết ấy, sau nụ hôn sâu thẳm ấy, tối nay tôi sẽ bay tới một miền đất khác. Nơi chẳng có bóng dáng của chị, nơi phương Nam ấy, có lẽ chỉ có mùa đông, bởi mùa xuân của đời tôi đã ở lại Hà Nội, ở lại trong nụ hôn, trong vòng tay của chị, ở lại cùng mối tình đầu vô vọng, đau đáu, không trọn của tôi.
Cách đây hơn 1 năm về trước, tôi – một gã sinh viên mới ra trường, cầm chiếc bằng tốt nghiệp vất vưởng lang thang khắp Hà Nội tìm kiếm cơ hội. Bạn bè nói tôi là kẻ lập dị, là kẻ không biết nắm lấy cơ hội, dám lắc đầu nguây nguẩy từ chối một chỗ làm ổn định với mức lương không hề nhỏ đối với một sinh viên vừa rời khỏi ghế nhà trường để chạy theo những thứ viển vông, xa lắc lơ, ngay cả gọi tên cũng thấy chới với.
Mặc! Tôi làm theo những gì mình thích. Không hiểu vì sao, một người có khả năng thiên bẩm về văn thơ, nhạc họa – tức là thuộc về thế giới nghệ thuật, bay bổng kèm một chút lãng mạn như tôi cuối cùng lại đầu quân vào một trường đại học gắn với chuyên ngành kĩ thuật, vật lộn trong mớ gạch ngói, xi măng cùng những hình thù rắn chắc, thô ráp? Đôi khi tự hỏi, hình như tôi là kẻ ngoại đạo trong cái thế giới chật chội, ngổn ngang mà tôi đang sống.
Cũng có lúc, tôi muốn bỏ dở ngang chừng, muốn đứt gánh con đường học tập để chạy theo những thứ người khác gọi là viễn tưởng, viển vông, nhưng với tôi là niềm tin, sức mạnh và ánh sáng. Nhưng – Đúng vậy, cuộc sống này luôn tồn tại những chữ “nhưng” đầy mâu thuẫn và mệt mỏi.
Đôi mắt rệu rã, lo âu, căng phồng thường mất ngủ trước cậu con trai tính khí thất thường, mẹ đọc thấu toan tính của tôi, nước mắt mẹ giàn giụa: “Con sống cho cả phần của mẹ nữa”, tôi như gã say, sực tỉnh trước luồng nước lạnh tưới táp vào mặt. Tôi lại vênh vao đi trên con đường quanh co của chính lòng mình. Một gã trai đầy ắp sĩ diện qua cái tuổi ngồi than phiền, ủ não với mẹ về tương lai của chính mình.
Tôi trở về Hà Nội, tiếp tục đi trên lộ trình nhiều người kì vọng, và tiếp tục thấy mình như một kẻ ngoại đạo vô duyên, lạc lõng trong thế giới người đông đúc này. Cho tới một ngày tôi gặp chị – người con gái đầu tiên mang tới cho tôi cảm xúc nhớ thương, khắc khoải, tin tưởng và bình yên. Chị hơn tôi 6 tuổi, từng trải, dạn dĩ và không hề xinh đẹp. Chị xù xì. Mái tóc xù xì, cong cứng.
Video đang HOT
Đôi bàn tay gầy guộc, xanh rêu ngang ngạnh. Và tính khí cũng xù xì, gai góc thật chẳng giống ai. Chẳng hiểu sao lần tình cờ ngồi cà phê một mình, tôi thấy chị ngồi một mình, mở to đôi mắt nâu, chậm dãi hít hà vị cà phê sáng, nhìn sâu thẳm xuống thành phố đang dần nóng lên vì hơi người. Mái tóc xù xì đong đưa vài sợi buông lơi hờ hững xuống đôi vai gầy nhẳng. Đôi mắt nâu vẫn mở to nhìn nửa thách thức, nửa soi mói, chòng chọc vào cái dòng người tí tẹo dưới tòa nhà cao nhất nhì thành phố.
Tôi như bị thôi miên. Trống ngực đập liên hồi, cuống cuồng khắc ghi hình bóng của chị. Ly cà phê buốt lạnh đổ mồ hôi, chị lẳng lặng đứng lên và hòa vào dòng người tấp nập dưới kia. Tôi bần thần như một kẻ say rượu sau giấc ngủ mỏi mệt, chếnh choáng vì men, tỉnh dậy thấy hoang hoải mọi giác quan, cuống họng đắng nghét. Tôi chạy theo chị, nhưng chậm chân vài tích tắc, chị biến mất trong tiếng còi xe inh ỏi của ngày mới.
Ngốc nghếch. Tôi trở lại quán cà phê ấy, vị trí ấy vào mỗi buổi sáng, chỉ mong gặp lại chị, chắc chắn tôi sẽ không để lạc mất chị giống như lần gặp đầu tiên. 2 ngày. 5 ngày. 8 ngày. Không thấy chị. Đến ngày thứ 9, thêm một ngày chờ đợi vô vọng, tôi chợt giật mình bởi tiếng ai đó rất nhẹ bên tai: “hình như cậu đã chờ đợi tôi hơn 1 tuần nay?”. Là chị. Bằng xương bằng thịt trước mặt tôi.
Gửi một lời chúc phúc tới chị – mối tình đầu không trọn của tôi… (Ảnh minh họa)
Vẫn đôi mắt nâu to tròn ấy. Vẫn mái tóc xù xì, cong cứng ấy. Vẫn đôi tay gầy guộc đặt lên bờ vai tôi. Tôi thấy mình ngừng thở trong vài giây. Chị là người hoàn toàn chủ động trong cuộc trò chuyện hôm ấy, còn tôi lóng ngóng, vụng về, “giống như một gã ngốc bị bắt quả tang đang rình rập nhà người yêu cốt sao gửi tới nàng một bông hoa hồng đỏ thắm” – chị nói về tôi như thế. Tôi cười lúng túng.
Quán cà phê ấy như điểm hẹn ngầm giữa tôi và chị. Chị mang tới cho tôi cảm giác, cùng là hai dị bản, chúng tôi hiểu được tiếng lòng của nhau, hoặc chị có khả năng tuyệt vời, kéo tôi ra khỏi mớ lùng bùng, giăng kín trong cái đầu vốn đã phức tạp, điên khùng của tôi bằng những câu chuyện trên trời dưới bể và đôi mắt nâu sáng, bướng bỉnh, đầy thách thức.
Chẳng biết từ lúc nào, 7.20 phút sáng, chúng tôi lại gặp nhau tại chiếc bàn đó, quán cà phê đó. Để nhìn thấy nhau. Có khi cả hai chúng tôi đều im lặng, lắng nghe âm thanh vồn vã của thành phố, lắng nghe hơi thở của nhau, lắng nghe trái tim người kia đang thổn thức điều gì. Sự im lặng, giao thoa tuyệt đối.
Đến lần hẹn thứ 5, chị kể cho tôi nghe lý do chị “bốc hơi” khỏi thế giới này trong 8 ngày đằng đẵng vừa qua. Chị làm lễ ăn hỏi. Người ta muốn giữ chân chị bằng những lễ vật cầu kỳ và sự chứng giám của gia đình chị và người đàn ông kia. Chị bảo, chị không biết làm vậy đúng hay sai nữa, bởi người đàn ông kia quá tốt và quá yêu chị. Có lẽ, đối với người phụ nữ, bấy nhiêu là đủ, là êm ấm và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Tôi im lặng, giống như sự im lặng của nhiều lần trước đó, nhưng lần này, sóng lòng tôi, những cơn thốc dồn dập nơi cuống tim căng dần lên. Tôi không biết phải nói gì.
Chúng tôi vẫn tiếp tục hẹn hò cà phê. Tôi biết, chị đã có nơi có chốn, tôi không muốn khuấy đảo cuộc sống vốn đang cố gắng bằng phẳng và yên bình của chị, song, trái tim tôi không cho phép tôi dừng lại. Tôi như chiến binh quả cam lao về phía chị, nức nở với chị về tình yêu đầu đời dành cho chị, chị cười phá lên, nói tôi khờ khạo, ngốc nghếch, yêu làm gì bà già đau khổ như chị. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy nét buồn se sắt trong đôi mắt nâu cồn cào của chị.
Tôi tiếp tục tấn công chị dồn dập. Những bông hoa hồng tươi mới, những chiều lang thang ra ngoại ô thành phố chỉ có hai người, nghêu ngao hát tặng chị những câu hát vu vơ. Tôi nhẹ nhõm, quên đi tất cả ồ ạt, xô bồ của cuộc sống thường nhật để sống với khoảnh khắc mùa xuân của tôi. Tôi nhìn thấy những rung động thật sự của chị. Chị bảo, chị thật sự cảm thấy hạnh phúc trong những phút giây ở bên tôi, tìm được chính con người chị trong tôi 23 tuổi. Chị bảo đám cưới sẽ diễn ra, sẽ chẳng có bất cứ điều gì thay đổi, chị đang đợi anh ấy hoàn tất khóa nghiên cứu sinh ở Pháp trở về, và hai người sẽ là một gia đình hòa thuận. Những lời chị nói, gồng mình trong cái gió quê vi vu vùng ngoại thành, giấu giếm cái thở dài mệt mỏi đè nặng lòng chị.
Một năm sau ngày đầu gặp gỡ, chúng tôi vẫn cà phê, vẫn trò chuyện và có khi trong im lặng, chị nói, anh ấy đã trở về và hai nhà đã định ngày cưới. Hạnh phúc ở bên chị thật gần. Chị mỉm cười, đôi mắt nâu u uẩn. Chị nói, chị đã từng yêu tôi – tình yêu chị cố gắng vùi lấp nó đi, nhưng hình như càng vùi lấp, nó càng đau đáu và ngang trái. Chị 29 tuổi – qua cái tuổi được phép nông nổi và sai lầm. Nếu như cho chị trở về 2 năm trước, hoặc 5 năm trước, chị sẽ không phải làm những điều có lỗi với trái tim mình. Lần đầu tiên chị khóc trước mặt tôi. Gã trai 23 đặt những nụ hôn thật dài lên những giọt nước mắt đó. Chị ôm chặt cổ tôi, đặt lên đôi môi tôi nụ hôn thật dài. Những nụ hôn lê thê kéo dài đến tận cùng giấc mơ không có hình hài. Mải miết.
Ngày cưới chị, tôi nhận được thiệp hồng từ phương Bắc gửi vào. Cảm giác mơ hồ vô cùng tận. Ngày ra đi, tôi đã biết chắc sẽ có khoảnh khắc phải đối diện với hiện thực u oải này, và tự nhủ gã trai ngạo nghễ trong tôi rằng phải thật mạnh mẽ. Nhưng hôm đó, tôi đã say mềm, đã khóc như một đứa trẻ và lang thang ngoài đường suốt đêm giữa nơi phố thị kiều diễm này. Giống như cảm xúc lạc lõng, ngoại đạo của gần 2 năm trước, rời khỏi ngôi nhà lúp xúp của mẹ để dan díu với vùng kinh thành phồn hoa, như cảm giác chênh vênh rời xa mẹ để tới miền đất khác, làm theo những gì tôi hằng khao khát, chờ mong, nhưng hôm nay, hình như tôi đã cứng cáp hơn, mạnh mẽ hơn, và biết vượt qua nỗi buồn dai dẳng hơn ngày hôm qua. Gửi một lời chúc phúc tới chị – mối tình đầu không trọn của tôi.
Theo VNE
Xét tuyển thẳng vào ĐH Y Hà Nội phải có bằng tốt nghiệp giỏi
Trường ĐH Y Hà Nội vừa công bố quy định tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng vào trường.
Theo đó, những đối tượng được xét tuyển thẳng theo quy định, trường yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp THPT xếp loại giỏi trở lên.
Những thí sinh này học dự bị 1 năm, sau đó trường tổ chức kiểm tra, nếu đạt yêu cầu mới được nhập học.
Chỉ tiêu xét tuyển thẳng vào trường cũng rất hạn chế. Cụ thể, ngành Y học dự phòng: 5 chỉ tiêu; Điều dưỡng: 5 chỉ tiêu và Y tế công cộng: 10 chỉ tiêu.
Với tuyển thẳng, trường thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, đối tượng là thí sinh đạt giải Nhất quốc gia môn Sinh học sẽ được tuyển thẳng vào tất cả các ngành.
Thí sinh đạt giải Nhì và Ba quốc gia môn Sinh học đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành: Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học, Y tế công cộng và Dinh dưỡng.
Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD&ĐT tổ chức đã tốt nghiệp THPT, Hiệu trưởng, Hội đồng khoa học của trường sẽ xem xét cụ thể kết quả dự án hoặc đề tài mà thí sinh đạt giải.
Đối tượng ưu tiên xét tuyển vào trường, với các thí sinh không điều kiện tuyển hay không dùng điều kiện tuyển thẳng, được quy định cụ thể như sau:
Những thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Hóa, Sinh sẽ được Trường ĐH Y Hà Nội ưu tiên xét tuyển nếu tốt nghiệp THPT loại khá trở lên; tham dự kỳ thi tuyển sinh vào Trường với kết quả không môn thi nào có điểm dưới 5.
Theo TTVN
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên Hôm nay (29/3), Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho 96 SV thuộc 2 ngành chính quy ngành Sư phạm kỹ thuật và Quản lý dự án. Đại diện BGĐ ĐH Đà Nẵng và Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa trao giấy khen cho SV thủ khoa và SV xuất sắc. Cùng đó, trao bằng...