Một mình, nghĩa là cô đơn?
Đàn bà một mình. Hình ảnh ấy có quá lạ lẫm hay lạc lõng? Người ta có thấy mình “dị” khi xuất hiện một mình ở đám đông náo nhiệt? Hay giữa chốn đông người chính là nơi ta cảm thấy cô đơn nhất?
Thi thoảng, tôi lên căng-tin cơ quan ăn trưa, gặp đồng nghiệp các phòng ban khác. Họ, hoặc ái ngại, hoặc vồn vã, buông câu hỏi thăm: “ Sao đi ăn có một mình, buồn vậy?”.
Tôi khá ngạc nhiên trước câu hỏi này, dù đã đôi lúc đáp lại sự quan tâm chân thành ấy là, tôi thấy ăn một mình có buồn gì đâu. Thật!
Tới giờ cơm là phải í ới rủ rê, mất thời gian chờ đợi nhau mới là hạnh phúc? Thậm chí… đi vệ sinh cũng phải có bạn? Hay đàn bà, dẫu cái tuổi ô mai đã qua lâu rồi hay cô gái trẻ nhiều ngại ngần, vẫn cứ thích kết nối, dựa dẫm vào nhau? Còn khi thấy ai đó đi một mình, ăn một mình, làm một mình thì cảm thấy họ cá biệt.
Chị bạn tôi kể về chuyến đi Phú Quốc nghỉ dưỡng. Chị lên máy bay một mình, đón taxi về khách sạn một mình, đêm ngủ một mình, một mình phơi nắng, tắm biển, ăn bữa tối cũng một mình. Tất cả mọi hoạt động trong chuyến đi ngắn ấy đều chỉ một mình chị. Chị ấy đang trong giai đoạn… tự kỷ chăng? Không, chị là một phụ nữ hiện đại, thành công, mạnh mẽ, có vị trí xã hội. Vậy hẳn chị đang bị trầm cảm, căng thẳng, nên cần nghỉ ngơi? Đúng là có rất nhiều việc vẫn đang chờ đợi ở nơi chị vừa rời khỏi. Nhưng trong những ngày quá bận rộn, áp lực cuộc sống lẫn gia đình đè nặng, chị bỗng thèm được vài ngày riêng tư mình ta với ta như thế.
Video đang HOT
Cuộc sống khẽ khàng, tưởng vô nghĩa, nhưng lại có cái thú của nó, cho người ta thời gian ngẫm ngợi và thấm thía nhiều điều, để đánh giá lại cái gì là quan trọng, đâu là thứ cần buông bỏ. Chị dành cả buổi ngồi ngắm hoàng hôn, ngó những cánh hoa đêm nở bên bậu cửa sổ, nhìn lại quãng đời đã qua, dịu lại bao nỗi thổn thức chung – riêng dằng dặc. Lâu lắm chị mới có thời gian “sống chậm” như thế, là nhờ dám chọn “một mình”.
Chợt nhận ra, có những hôm muộn phiền, tôi cũng thèm một góc nào đó, khuất khuất chút, để ngồi một mình; rơi được vài giọt nước mắt một mình thì càng tốt – sẽ nhẹ nhõm hẳn. Cảm giác “hãy để cho tôi được yên, một mình” rõ nét hơn bao giờ hết. Người ta có phải luôn được an toàn, thoải mái và được an ủi giữa đám đông? Niềm vui do sự ồn ào mang đến là có thật, hay chỉ bởi những người đàn bà yếu đuối, mong manh mới chọn cách ríu ríu vào nhau, sợ một sự tách rời?
Lại có những người đàn bà, thậm chí cả đàn ông, mặc định rằng, những người đàn bà phải chấp nhận một mình vì chẳng có lựa chọn nào khác. Họ không có ai thèm chơi chung, họ đơn độc giữa cuộc đời sôi động. Họ, hoặc tội nghiệp lắm, hoặc chẳng phải dạng vừa đâu nên mới phải sống trong xa lánh, cô lập, mặc cảm như vậy. Ôi đời!
Đàn bà một mình. Hình ảnh ấy có quá lạ lẫm hay lạc lõng? Người ta có thấy mình “dị” khi xuất hiện một mình ở đám đông náo nhiệt? Hay giữa chốn đông người chính là nơi ta cảm thấy cô đơn nhất? Như một người phụ nữ khác đã thì thầm đầy sợ hãi, rằng đôi lúc, cảm thấy sợ người, sợ đám đông, sợ những cuộc vui vầy giả tạo vô nghĩa…
Thì thôi, đàn bà, nếu thích, cứ mạnh dạn tự thưởng cho bản thân vài khoảnh khắc một mình đi.
Theo Báo Phụ Nữ
Phụ nữ hiện đại ngày càng cô đơn
Trong vòng 30 năm trở lại đây, tỉ lệ phụ nữ kết hôn muộn ở châu Á đã tăng lên gấp 6 lần. Ở Mỹ và Anh, tỉ lệ phụ nữ kết hôn sau 35 tuổi là 20%. Ở Đài Loan, con số này chạm mốc 40%, tức là gần một nửa phụ nữ ở quốc gia này đang... ế.
Trong vòng 30 năm trở lại đây, tỉ lệ phụ nữ kết hôn muộn ở châu Á đã tăng lên gấp 6 lần. Ở Mỹ và Anh, tỉ lệ phụ nữ kết hôn sau 35 tuổi là 20%. Ở Đài Loan, con số này chạm mốc 40%, tức là gần một nửa phụ nữ ở quốc gia này đang... ế.
Riêng ở Việt Nam, độ tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ hiện nay là 26,4 tuổi, trong khi chỉ vài năm trước đó người ta còn mải lo tảo hôn, lo chặn đám cưới chui của các cô dâu chưa đủ 18 tuổi. Ấy là còn chưa tính số những chị em còn chẳng thèm có người yêu chứ đừng nói đến chuyện kết hôn.
Nguyên nhân chính là vì phụ nữ ngày càng... hiện đại. Đã hiện đại họ lại còn ưu tú. Thời buổi này, phụ nữ thành đạt nhiều vô kể, họ bắt đầu tham vọng hơn về sự nghiệp, về bản thân. Họ không có thời gian cho những thứ như yêu đương, hẹn hò bè bạn. Cuộc sống hối hả cuốn họ đi, áp lực từ công việc khiến họ thèm được một mình, họ không có nhu cầu chia sẻ, vì họ biết chia sẻ cũng không ai hiểu. Sau nữa là vì, có lẽ, cô đơn lâu dần thành...quen.
Bên cạnh đó, những nhân tố như mạng xã hội lên ngôi chia cắt kết nối thật, những thú vui của phụ nữ ngày càng đa dạng khiến họ không cần tìm niềm vui trong việc hẹn hò, tiệc tùng, kết bạn, xã hội mở hơn cho phép phụ nữ kết hôn muộn, cho phép phụ nữ làm single mom... Quả là thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho một thứ nhu cầu nảy sinh và phát triển.
Một nghiên cứu vào năm 2009 đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ khoảng 5.000 người và đời con cháu của họ ở Framingham, Massachusetts từ năm 1948 cho thấy rằng những người tham gia có nguy cơ cảm thấy cô đơn hơn 52% nếu những người có liên hệ trực tiếp với họ (như bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, hoặc thành viên trong một gia đình) cảm thấy cô đơn. Còn những người đang không cảm thấy cô đơn, lại có xu hướng trở nên cô đơn hơn nếu có ai đó đang cô đơn hiện diện xung quanh họ.
Trên thực tế, người cô đơn ít khi cảm nhận được các động lực tích cực từ xã hội, ví dụ như sự chú ý hay các tín hiệu cam kết từ người khác, vì thế mà trong nhiều trường hợp, họ sớm rút lui ngay cả khi họ chưa thực sự bị cô lập từ xã hội. Sự rút lui khó lý giải của họ có thể làm cho những người có quan hệ gần gũi của họ cũng cảm thấy cô đơn. Những người cô đơn còn có xu hướng hành động "theo một phong cách ít tin tưởng hơn và thù địch hơn" với mọi người, và điều này có thể cắt đứt các quan hệ xã hội của họ, theo đó, họ truyền cho những người còn lại cảm giác cô đơn.
Đây là cách mà Tiến sĩ Nicholas Christakis nói với tờ New York Times trong một bài viết năm 2009 về những kết quả nghiên cứu của Framingham, ông cho biết rằng một người cô đơn có thể "làm toàn bộ mạng lưới xã hội trở nên bất ổn", như một sợi len nhỏ có thể làm bung cả chiếc áo len:
"Khi cô đơn, bạn sẽ lan truyền nỗi cô đơn sang người khác, và rồi bạn cắt đứt kết nối với họ hoặc bị người kia cắt đứt ngay sau đó. Nhưng vấn đề là, người đó bây giờ đã bị nhiễm nỗi cô đơn của bạn, và họ hành động theo cùng cách bạn đã làm. Một dòng thác cô đơn đổ ập xuống, và thế là mạng lưới xã hội bắt đầu tan rã".
Suy cho cùng, nhu cầu cô đơn của phụ nữ là một tâm lý bình thường, một hệ quả tất yếu theo quy luật thời đại. Nhưng hãy biết điểm dừng! "Cô đơn" hay "nỗi buồn" cũng giống như một thứ ma túy tinh thần, bạn càng lún sâu, bạn càng khó dứt. Rồi bạn sẽ thấy "chia sẻ" và "kết nối" mới là thứ thật sự đem lại hạnh phúc.
Cuộc sống này còn vô vàn thứ tốt đẹp, vô vàn người đang lắng nghe và chờ đợi bạn mở lòng. Tội gì mà cô đơn, chị em nhỉ?
Theo Một thế giới
Tâm sự của người đàn bà ngoại tình: Chỉ cần chút hơi ấm khi trái tim lạnh giá Người ta nói chẳng sai: Đàn ông ngoại tình vì tình dục, đàn bà ngoại tình vì tình yêu. Khi người đàn bà đã ngoại tình, nghĩa là trong trái tim cô ấy không còn chỗ cho người đàn ông của mình. Đàn bà sống không có tình yêu với người đàn ông bên cạnh thì lòng lúc nào cũng thấy thiếu thốn....