Một mình gánh team làm hết bài thuyết trình, nữ sinh than trời vì không biết là “teamwork” hay “tao-work”
“Teamwork” ( làm việc nhóm) là một trong những kỹ năng làm việc hiện đại mà sinh viên cần trang bị trước khi tốt nghiệp. Nhưng không ít trớ trêu của cách làm việc này khiến các cộng sự thực sự… oải.
Đã là sinh viên, chắc chắn kỳ nào cũng phải làm bài tập, thuyết trình theo nhóm ít nhất 3, 4 lần. Thầy cô luôn kỳ vọng bài tập nhóm giúp sinh viên chủ động hơn, tăng khả năng hợp tác và tự tìm tòi. Thế nhưng, ngoài lợi ích ra, mỗi lần làm bài tập nhóm là một lần sinh viên lặp đi lặp lại những nỗi khổ không có hồi kết này.
“ Cân team” là tình trạng mà nhóm nào cũng có, dù ít hay nhiều. Một nhóm mà các thành viên đều có trách nhiệm thì có thể làm việc được chung nhiều lần. Ngược lại, nếu một nhóm ỷ lại hết vào nhóm trưởng, chắc chắn không có nhóm trưởng nào dám quay lại thêm một lần nữa.
Mới đây, trên một diễn đàn mạng xã hội nổi tiếng, xuất hiện một bài đăng của một nữ sinh viên bày tỏ sự bức xúc của mình với những người bạn cùng nhóm thuyết trình. Bài đăng nhanh chóng nhận được sự đồng tình của nhiều người, bởi việc thuyết trình nhóm đại học luôn trong tình trạng: cả nhóm chơi, một người làm.
Video đang HOT
Ảnh: Thùy Dương/HKN.
Nguyên văn bài đăng của cô bạn như sau:
“TEAMWORK HAY LÀ TAO-WORK?
Dạ, đó là tình trạng mà em vừa gặp phải. Chuyện là em còn là sinh viên. Đầu năm cô chia nhóm và phân nhóm trưởng theo “cô thích” chứ không cho tự chọn thành viên nhóm. Em vừa gặp được cái nhóm có toàn mấy anh chị học trước em một khóa (mấy anh chị đó học cải thiện lại nên học chung với lớp em), và em được làm cái chức nhóm trưởng. Từ đó vận đen đến với em liên tục. Trong khi nhóm người ta ngày nào cũng đi học đủ, hoặc vắng 1, 2 bạn còn nhóm em 6 người thì lần nào cũng vắng 3, 4 anh chị. Và cô sẽ lôi đầu nhóm trưởng mà chửi, cứ thế, qua 15 buổi học với nhau, buổi nào em cũng được nghe chửi.
Mà hôm nay em không “nghiệp” việc em bị chửi, em “nghiệp” việc làm bài tập nhóm cơ. Cô cho bài tập nhóm từ trước lễ 30/4. Trước đó, em có tổ chức 2 lần họp nhóm để chia nội dung ra cho nhóm làm và tìm tài liệu ở thư viện. Kết quả là ngày đầu thì có em và một chị, ngày sau còn trơ trọi mỗi em. Vâng, em ổn. Em nghĩ ai cũng có việc bận mà. Nên em inbox cho từng người, và cũng không ai rep em. Vâng, em ổn lắm. Sau đó em tự tìm tài liệu, tự chia nội dung làm và nhắn tin lên nhóm (nhắn cả mã số sách, tài liệu để các anh chị có thể lên thư viện đưa cái mã số là thầy cô trên đó đưa sách cho đọc) nói mấy anh chị tranh thủ lên thư viện tìm tài liệu làm bài, trước khi hết lễ nộp lại em. Vì qua lễ là thứ 2 đi học, thứ 3 thuyết trình rồi.
Về lễ, ai cũng có khoảng trời riêng của mình, em thôi không ib, để mấy anh chị có ý thức. Vậy mà không một ai gửi bài em, tối thứ 7 (hôm cuối của lễ), em inbox vào nhóm hỏi là anh chị nào làm xong thì gửi mail để em tổng hợp. Vâng, không một ai gửi bài. Có người còn hỏi em người đó làm phần nào. Trời đất ơi, em muốn chửi thề, em muốn gào thét lên. Nhưng em lại tiếp tục nhịn, em nói chốt là 5h chiều vui lòng gửi em bài để em tổng hợp lại, còn làm powerpoint nữa. Và dạ, 11h đêm vẫn có người gửi bài em. Mà bài nào phải lên thư viện hay tìm tài liệu chính thống, đúng với đề tài. Các anh chị copy bừa trên mạng xuống rồi gửi em, có người chẳng thèm sửa font chữ luôn.
Em liên tục ổn. Và vậy là em còn đúng một ngày để làm nguyên bài thuyết trình. Nhắm không ổn vì em đánh chữ cũng chậm, em lại nhắn tin rủ anh chị nào rảnh lên thư viện làm tiếp em. Và nhận lại là sự cô đơn… Mà thư viện trường em có phải nóng nực gì đâu, có máy lạnh hẳn hoi. Ức không tả được.
Rồi đến lúc làm xong, em nhắn tin hỏi mã số sinh viên để ghi vào danh sách nhóm thì rep tin nhắn còn nhanh hơn tên lửa. Có người còn gửi hẳn cho em cái biên bản họp nhóm. Hài hước thiệt sự.
Rồi hôm thuyết trình, vì không kịp giờ nên cô nói nhóm em dời lại tuần sau. Nhưng khi xem trước bài powerpoint của nhóm em thì cô có góp ý sửa chữa lại. Và cô yêu cầu cả nhóm chia nhau ra thuyết trình chứ em không được vừa thuyết trình vừa bấm máy. Và rồi, một tuần lại trôi qua trong im lặng. Không ai hỏi han gì về bài. Em vẫn tự cặm cụi sửa, rồi gửi cho từng người, rồi chia phần cho từng người học để thuyết trình.
Đến sáng hôm sau thuyết trình, thì 10h tối có chị còn nhờ em thuyết trình luôn hẳn phần chị đó. Vâng, em ổn. Lúc thuyết trình, em bấm máy trong nhục nhã. Ở nhóm khác, cô khen không còn từ nào thì ở nhóm em, cô thiếu điều muốn ngủ luôn. Dạ, mọi người hứa sẽ cố gắng học thuộc và kết quả là anh chị nhìn giấy đọc mà còn vấp chữ, chế chữ. Trong khi cái màn hình chiếu chữ to đùng vậy đó mà không dám nhìn giúp em. Và đương nhiên thuyết trình kiểu vậy thì nghe cả combo chửi của cô rồi. Xong em còn bị mấy anh chị nói làm bài powerpoint dài quá, ai mà học thuộc. Vâng, 26 trang cho 6 người là dài.
Thế là, em không có nhịn nữa. Em nói, em nói tất tần tật vô mặt mấy anh chị: “Giỏi vậy thì sao không đi làm đi, lúc làm không ai làm mà lúc người ta làm rồi thì lại ý kiến. Mấy anh chị còn hùa nhau nói em hỗn, em láo. Em thì lúc đó điên rồi, còn gì nữa đâu”.
Chuyện vẫn chưa dừng lại đó. Cô chỉ ý kiến phần thuyết trình thôi, phần nội dung bài thuyết trình thì vẫn đúng. Và khi giới hạn thi thì cô có giới hạn phần nhóm em làm, mấy anh chị lại làm lành với em và ý nhị xin file word của em. Nhưng em nào đâu có cho, vì lúc em cay lắm, em không gửi file word cho mà chỉ photo phần của người nào thì gửi cho người đó học thuyết trình.
Mấy anh chị tức em lắm, kêu em sống cho tử tế vào, đi lại thì lo mà cẩn thận. Dạ, em lại sợ quá. Lớn rồi mà ý thức tồi lắm ấy. Em ngán thôi rồi.
Ngay dưới phần bình luận, nhiều cư dân mạng đã tỏ ra đồng cảm với cô nàng về nỗi niềm “gánh team” ở đại học. Nỗi niềm một mình làm nhưng cả nhóm được hưởng là nỗi bức xúc không của riêng ai nhưng chẳng có một đáp số chung nào cho các nhóm cả. Cách duy nhất là quy định sòng phẳng mọi đóng góp thành điểm cá nhân mà thôi.
“ Hồi nhóm mình ai không làm nhóm trưởng gạch tên khỏi nhóm luôn, đến khi nộp bài không có tên trong danh sách nhóm, không nói nhiều“, bạn Duyên Hàn bình luận.
“ Nhóm tớ chơi với nhau, làm bài cũng chung nhóm, mỗi lần 1 đứa làm. Làm xong cả bọn cùng sửa những chỗ chưa hài lòng, lần sau đứa khác làm. Chứ tụi tớ biết là chia chia ra vậy không đứa nào chịu làm hết“, bạn Ha Chile cho hay.
“ Mình cũng đã gặp tình trạng như này, hưng mà làm nhóm với 1 đám đàn em khóa sau. Không hiểu sao chỉ mới là sinh viên năm nhất mà chúng nó lười lắm luôn, cứ để mình phải nhắc. Bị nói nhiều quá thì lên mạng cop đôi ba dòng paste vào bài, ăn vụng còn không chùi mép, paste xong còn không xóa cái nền word. Tính mình thì hay thương hại người nên vẫn ghi cho nó hoàn thành công việc, chứ mình mà ác như đứa khác là “bóc phốt” nó không làm là nó không được điểm. Cộng thêm môn ý giáo viên cũng khó tính, nhắc đến thấy bực bội rồi“, bạn Chi Mai cho biết.
Dẫu biết, làm việc nhóm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà ai cũng cần chuẩn bị nhưng có vẻ như quá trình phát triển kỹ năng này trên ghế giảng đường không được suôn sẻ lắm. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, những sinh viên có trách nhiệm với công việc chung sẽ luôn là những người được tin tưởng và thành công hơn khi bước ra khỏi cánh cổng đại học. Vì vậy, đừng lãng phí những cơ hội làm nhóm, đó là lúc tốt nhất để mỗi người tự phát triển mình!
Theo Helino
Xót xa bức ảnh cậu bé làm bài tập sau xe của bố: Học sinh thời này "học ngày học đêm" chưa đủ, ra đường vẫn phải học!
Cứ mùa thi đến, chúng ta lại chứng kiến được vô số hình ảnh xót xa của các em học sinh khi phải chịu áp lực thi cử rất lớn.
Không còn xa lạ với nhiều người, cứ mỗi mùa thi đến, những câu chuyện về các cô cậu học trò phải gánh chịu những áp lực lại xuất hiện tràn lan trên khắp các phương tiện truyền thông. Chuyện mà "ai cũng biết, nói mãi" này luôn nóng, nhưng có lẽ chưa đủ để dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội rằng học sinh đang phải chịu quá nhiều áp lực. Ngoài học trên lớp, các em phải đi học thêm thầy này cô kia, thời gian ngủ còn chưa đủ, huống hồ nói đến chuyện được thư giãn.
Gần đây lại xuất hiện một câu chuyện về việc phải làm bài tập ngay trên đường đến trường trong mùa thi cử khiến cộng đồng mạng bất bình. Trên một trang fanpage đã chia sẻ về cậu chuyện một cậu bé người Trung Quốc phải làm bài tập khi được bố mình chở đến trường học. Dù là câu chuyện ở một quốc gia khác, nhưng khi được chia sẻ lại cũng đã làm dấy lên nhiều suy nghĩ và phản hồi từ phía cộng đồng mạng.
Ảnh: Hạo Minh.
Ngay khi bài đăng được chia sẻ, không ít những bạn trẻ đã vô cùng đồng cảm với các em học sinh đang bù đầu trong mùa thi cử. Bạn Nguyễn Hoài đã bình luận: " Nhớ lại bây giờ vẫn thấy sợ, ngày trước mình cũng học ngày học đêm. Đỡ một cái là bố mẹ mình không có tạo áp lực".
Còn bạn Đức Minh lại cho hay: " Em mình cũng giống như bạn nhỏ này, nhìn nó học ngày học đêm thấy mà tội lắm luôn. Cố gắng nhồi nhét kiến thức thế này không biết có nhớ hết hay không, rồi sau này lại quên sạch hết thì công sức chả ý nghĩa gì".
Bạn Minh Quang cho biết thêm: " Đi học là để lấy kiến thức mà hình như ba mẹ nào cũng không thể bỏ suy nghĩ "chạy điểm số" được hay sao đó dù đã có rất nhiều câu chuyện học sinh tự tử vì áp lực học hành, thi cử".
Cái gì cũng có tính hai mặt, dẫu biết việc cho con cái học hành tử tế để tương lai chúng nó tốt đẹp hơn, thế nhưng các bậc phụ huynh cũng đừng nên tạo áp lực cho con trẻ bởi sẽ mang đến những hệ quả khó lường.
Theo Helino
Chàng trai bỏ học về chăm mẹ bị ung thư: "Tôi chỉ có 1 người mẹ thôi" Liu Xinhong chỉ mới 20 tuổi nhưng cậu không hề xa lạ gì với bệnh viện nơi mẹ cậu đang được chữa trị ung thư. Một năm trước, cuộc sống của cậu đã hoàn toàn thay đổi khi cậu bắt đầu năm đầu đại học tại huyện Vân Lâm thuộc Đài Loan. Tuy nhiên, khoảng giữa năm ngoái khi hay tin căn bệnh...