Một mình đi xe lăn xuyên Trung Quốc
Anh Quan Peng, 29 tuổi, đang trở thành biểu tượng của tinh thần vượt lên chính mình khi đang một mình đi xe lăn xuyên Trung Quốc với tổng chiều dài 5.670km.
Quan từng là một nhân viên dịch vụ khách hàng tại Bắc Kinh. Anh quyết định thực hiện hành trình này để kêu gọi cộng đồng thay đổi nhận thức về người khuyết tật và trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất dành cho người khuyết tật ở nơi công cộng.
Quan Peng xuất phát từ thủ đô Bắc Kinh vào tháng 8.2014 và hiện vẫn chưa về đích – tức cực Nam của Trung Quốc. Hành trình của Quan Peng dự kiến kéo dài hơn 2 năm.
Tính đến nay, anh đã đến được 43 thành phố và thị trấn, thuộc 5 tỉnh, bất chấp mọi vất vả khi tự di chuyển bằng xe lăn và kinh phí eo hẹp.
Trả lời CNN về mục đích hành trình đặc biệt này, anh Quan Peng nói: “Tôi xem hành trình này như cuộc chiến. Đó không chỉ là cuộc chiến để tôi vượt lên những khiếm khuyết của cơ thể mà còn để chống lại sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật vẫn còn tồn tại trong xã hội. Tôi muốn người khuyết tật được đối xử như những người bình thường”.
Anh Quan Peng, 29 tuổim quyết tâm đi xe lăn xuyên Trung Quốc với tổng chiều dài 5.670km.
Quan Peng đã qua đêm trong lều, hoặc cắm một chiếc ô lên xe lăn và ngủ ngay trên xe. Anh cũng “cắm trại” tại nhiều bệnh viện, hay nhà vệ sinh công cộng.
Quan Peng kể: “Có mấy lần tôi đi thuê khách sạn, các nhân viên khách sạn đều nghĩ tôi là người ăn xin nên bảo rằng không còn phòng trống”.
Video đang HOT
Đôi tay cuồn cuộn của anh Quan Peng vì nhiều ngày ròng rã lăn xe xuyên Trung Quốc..
Đèo dốc, ngay cả những đỉnh núi cũng không thể khiến Quan chùn bước. Khi đến khu vực núi thiêng Taishan, Quan đã từ chối mọi sự giúp đỡ và tự mình bò lên đỉnh. Sau khi chinh phục được đỉnh núi này, anh nói: “Sẽ chẳng còn nơi nào mà tôi không thể đến. Chẳng có điều gì có thể ngăn cản quyết tâm của tôi”.
Đèo dốc, kể cả núi, không thể ngăn được quyết tâm đi xuyên Trung Quốc bằng xe lăn của anh Quan Peng.
Dẫu hành trình xuyên Trung Quốc gian khó là vậy, Quan Peng vẫn từ chối mọi sự giúp đỡ, kể cả về tiền bạc. Anh nói: “Tôi muốn chứng tỏ với mọi người rằng những người khuyết tật có thể làm việc, có thể tạo ra những giá trị. Chúng tôi không hề vô dụng hay chỉ có thể nằm suốt ngày trên giường”.
Theo một thống kê mới nhất, Trung Quốc hiện có khoảng 85 triệu người khuyết tật. Dù Trung Quốc đã có những nỗ lực chăm lo người khuyết tật như làm dốc dành cho xe lăn ở các khu vực công cộng, xây nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật…, song người khuyết tật vẫn còn bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như giáo dục, việc làm…
Theo Danviet
Khi nắm được bàn tay trái của tôi, mặt bạn trai biến sắc, cơ thể run rẩy và sợ hãi
Hai lần đầu bạn trai muốn nắm tay tôi đều bị hụt, cho đến lần thứ ba thì sờ đúng bàn tay trái. Mặt Tr biến sắc tái nhợt, cơ thể run lên và sợ hãi, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi.
Tôi là một cô gái lớn lên đã kém phần may mắn hơn những đứa bạn cùng trang lứa. Cơ thể tôi vẫn phát triển bình thường, chỉ có điều ở bàn tay trái, những ngón tay đều không thể lớn nổi, mà chỉ mấp mé như năm cục thịt thừa tròn đều nhau.Cả tuổi thơ của tôi, người ta đặc biệt tặng cho tôi thêm một từ đệm sau tên gọi thân thuộc, họ gọi tôi là Mai cụt.
Tôi còn nhớ hồi nhỏ, khi đi học hay đi chơi thì mấy đứa bạn đều gọi tôi như thế. Họ gọi nó với thái độ cười cợt và hả hê như là cái tên đó đã được ấn định trong giấy khai sinh. Tôi đã chạy về nhà rồi mếu máo hỏi mẹ sao bọn nó lại gọi con là Mai cụt khi con vẫn có hai tay?
Lúc ấy, tôi đã thấy mắt mẹ ươn ướt. Mẹ bảo rằng tại lúc sinh ra tôi, ông trời đã ngủ quên trong lúc nặn những ngón tay trái nên mới thế. Sau này, lớn lên ông trời sẽ nặn lại các ngón tay đều đặn cho con. Tôi đã vô tư và vui vẻ khi nghe bà nói vậy. Nhưng rồi càng khôn lớn, tôi mới biết rằng lúc mang thai, mẹ bị một cơn bạo bệnh thập tử nhất sinh. Điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của tôi.
Suốt mấy năm học, tôi chưa bao giờ dám mặc một chiếc cộc tay dù thời tiết nóng nực. Lúc nào, tôi cũng mặc những chiếc áo trắng tay dài rồi cố tình dấu cánh tay trái vào trong đó. Mỗi khi xuất hiện ở đám đông, mọi người đều nhìn tôi, bọn trẻ con thì nhìn tôi một cách chế giễu và tò mò, người lớn thì nhìn với vẻ thương hại xuýt xoa. Dần dần, tôi đã tự tập cho bản thân một thói quen chai lì trước con mắt của mọi người.
Sống trong sự tủi hổ, xa lánh của thiên hạ bao nhiêu, tôi càng quyết tâm học hành thật giỏi để đỗ đạt bấy nhiêu. Cuối cùng, sau những nỗ lực không mệt mỏi, tôi đã thi đậu vào trường Đại học sư phạm của tỉnh.
Sau lần đó, chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện thú vị và vui vẻ trên facebook. (Ảnh minh họa)
Một ngày khi lượn lờ trên facebook, tôi bắt gặp một dòng tin nhắn của một anh chàng. Anh ta chủ động nhắn tin làm quen và muốn kết bạn với tôi. Tôi không nhắn lại vì nghĩ chắc là một anh chàng thích chọc ghẹo con gái mà thôi. Tuy nhiên, vì anh ta cứ dai dẳng nhắn tin mãi nên tôi cũng đồng ý trả lời.
Sau lần đó, chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện thú vị và vui vẻ trên facebook. Tôi biết được anh chàng này tên Tr, đang theo học ở trường Đại học Kinh tế và cùng quê với tôi. Dần dần, chúng tôi nói chuyện nhiều hơn và bắt đầu nảy sinh tình cảm với nhau.
Cái ngày nhận được lời tỏ tình của Tr, trái tim tôi dường như muốn nổ tung vì vui sướng. Nhưng vẫn còn rất nhiều sự mặc cảm bủa vây tôi. Tôi nói với bạn trai rằng tôi không hoàn hảo như những gì anh nghĩ, tôi có thiếu sót ở trên người. Nhưng Tr luôn khẳng định rằng anh ta thấy tôi rất tốt, rất hợp với anh. Anh thích tính cách của tôi chứ không phải vẻ ngoài.
Tr hẹn vào dịp cuối tuần vừa rồi, anh sẽ vào tận trường để gặp mặt tôi. Chỉ nghĩ đến ngày đó thôi là tôi nôn nóng không tả được. Tôi tưởng tượng ra rất nhiều điều vui vẻ giữa hai đứa. Tôi sẽ chứng minh cho những cô nàng khác thấy rằng một người bị khiếm khuyết như tôi, cũng sẽ tìm được một tình yêu đúng nghĩa.
Cuối cùng sau nhiều ngày chờ đợi cũng đã đến. Vì không thông thuộc đường phố nên phải gần 8 giờ tối, bạn trai mới đến tận chỗ tôi. Chúng tôi đi đến một quán cà phê lãng mạn rồi nói chuyện rôm rã. Hôm ấy, tôi mặc một chiếc áo khoác rất đẹp và tất nhiên là giấu đi cánh tay trái của mình nên Tr cũng không hề để ý đến.
Sau khi rời quán, chúng tôi vào công viên đi dạo. Tr đã khen tôi rất nhiều, bạn trai bảo tôi xinh hơn trong ảnh, khen tôi dịu dàng. Đi bên Tr ,tôi cảm thấy mình hạn phúc biết nhường nào.. Nhưng rồi tất cả những hi vọng và niềm ao ước ấy đều vụt bay khi Tr bất ngờ nắm lấy cánh tay trái của tôi. Hai lần đầu anh muốn nắm tay tôi đều bị hụt, cho đến lần thứ ba thì sờ đúng bàn tay mất đi năm ngón ấy. Mặt Tr biến sắc tái nhợt, cơ thể run lên và sợ hãi, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi.
Có phải một người con gái như tôi thì đừng bao giờ mơ tưởng tới cái gì gọi là tình yêu, gia đình, hạnh phúc? (Ảnh minh họa)
Tr cúi đầu và hỏi một câu làm tôi rất hụt hẫng, anh hỏi tôi rằng: "Em bị cụt tay à? Sao em không nói cho anh biết trước?" Câu hỏi vô tình của Tr làm tim tôi đau đớn vô cùng rồi rơi nước mắt vì tủi hờn. Tôi chợt nhận ra sự thất vọng in đậm trong đôi mắt anh. Cuộc nói chuyện sau đó giữa hai chúng tôi diễn ra gượng gạo. Tr không hỏi gì thêm cũng chẳng nói câu nào về chuyện tình cảm hai đứa rồi lặng lẽ ra về.
Ngày hôm sau, tôi liên tục gọi điện cho anh nhưng đều bị anh tắt máy. Tôi hiểu ra một sự thật rằng Tr cũng như những người khác. Tr sẽ không bao giờ chấp nhận nổi một cô gái bị khuyết tật đi bên cạnh và hô lớn với tất cả mọi người đây là người yêu của anh.
Chúng tôi cắt đứt liên lạc và chia tay nhau từ đó. Tôi ngậm ngùi chấp nhận một điều rằng bản thân mình đừng bao giờ hi vọng sẽ tìm được một tình yêu thực sự nữa.
Giá mà chưa từng gặp gỡ Tr thì tôi còn can đảm thờ ơ để sống tiếp, nhưng đã biết Tr rồi, tôi lại càng cảm thấy tuyệt vọng. Có phải một người con gái như tôi thì đừng bao giờ mơ tưởng tới cái gì gọi là tình yêu, gia đình, hạnh phúc?
Theo Afamily
Ra mắt Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam Chiều 18/1tại Hà Nội diễn ra Lễ ra mắt Ủy ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam. Tới dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 6/10/2015. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị...