Một mình chén hết 43kg khoai tây và cá
Vừa qua, chàng tai tên Ben Parkinson đến từ Doncaster, South Yorkshire, Anh, đã lập kỷ lục thế giới khi “chiến đấu” với khẩu phần cá tuyết và khoai tây chiên nặng tới… 43kg.
Đây là một hoạt động của Sách Guinness nhằm quyên tiền cho quỹ từ thiện Bandits Pilgrim của Ben Parkinson.
Được biết, Ben Parkinson, 27 tuổi, vốn là lính nhảy dù từng tham gia chiến tranh tại Afghanistan.
Với thương tật mất hai chân và nứt hộp sọ sau một vụ nổ ở Taliban, Ben là người lính bị thương nặng nhất tại chiến trường của quân đội Anh.
Phần khoai tây và cá tuyết này nặng tới… 43kg
Với thành tích “đánh chén” đĩa lớn gồm khoai tây chiên và cá tuyết, Ben Parkinson đã vận động được một số tiền không nhỏ cho quỹ từ thiện của mình. Mục đích của anh là hỗ trợ người tàn tật, cựu chiến binh địa phương.
Khẩu phần cá tuyết và khoai tây chiên khổng lồ của Ben Parkinson được chế biến tại 1 nhà hàng ở Boston có tên Scawsby Fisheries.
Đầu bếp của nhà hàng, ông Martin Bilby cho biết: “Nồi cá chiên khổng có có khoảng 50 phần, nếu bán từng miếng nó sẽ có giá 300 bảng Anh (khoảng 9,6 triệu đồng)”.
Sau khi “chiến đấu” hết 43kg khoai và cá, Ben đã nắm giữ Kỷ lục thế giới cho danh hiệu này
Trong tháng 7 vừa qua, Ben Parkinson đã vinh dự được rước đuốc Olympic qua thị trấn Doncaster. Người dân tại đây cho biết, đối với họ Ben thực sự là một người anh hùng.
Anh được biết đến với những nỗ lực vượt lên hoàn cảnh với 1 nghị lực phi thường.
Theo TTVN
Độc đáo 'thế vận hội nông thôn Ấn Độ'
Một người đàn ông nằm chờ, cho máy cày từ từ đi qua người trong khi đám đông ra sức hò reo cổ vũ... Đây là hình ảnh hết sức bình thường trong sự kiện "Thế vận hội nông thôn" tại ngôi làng Kila Raipur, Ấn Độ.
Lễ hội được tổ chức vào tháng 2 hàng năm với nhiều trò chơi mạo hiểm: từ đua xe bò đến nhào lộn trên lưng ngựa, thi sự dẻo dai của cơ thể khi đập đá tảng kê trên ngực, kéo xe ngựa bằng tóc, nâng lưỡi cày bằng răng. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức các trò chơi cho người tàn tật.
Tuy nhiên, không phải tất cả các môn thi ở "Thế vận hội nông thôn" đều kỳ lạ, Kali Raipur cũng là nơi lý tưởng cho các vận động viên Olympic tương lai trau dồi kinh nghiệm trong các môn điền kinh, khúc côn cầu, bóng chuyền,...
Không chỉ những người bản địa mới được tham gia thi đấu, "Olympic nông thôn" thu hút hơn 4 nghìn thành viên thuộc cộng đồng người Ấn tại Mỹ, Canada, Anh.
"Thế vận hội nông thôn Ấn Độ" được thành lập từ năm 1933 bởi nhà từ thiện Inder Singh Grewal. Tại đây, người nông dân có thể kết hợp giữa thi đấu thể thao và trình diễn các nét văn hoá độc đáo của mình.
Một "vận động viên" cố gắng giữ thăng bằng trên 2 con ngựa đang phi nước đại.
Các đối thủ dùng răng để kéo xe và nâng các vật nặng như xe đạp, máy cày sắt. Thật phí phạm khi nhiều công ty bỏ qua phần tiếp thị kem đánh răng tại Kila Raipur!
Người đàn ông này đang để cho chiếc máy cày "nghiến" qua người mình.
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể tham gia "Thế vận hội nông thôn". Có người đã quá 70 tuổi.
Sẽ không là "Olympic nông thôn" nếu thiếu đi phần đua máy cày.
Thi vẽ trên voi.
Thi phóng lao hoặc kiếm từ lưng ngựa.
Ngày nay, người ngoại quốc được chấp nhận tham gia giải đấu.
Khán giả hồi hộp dõi theo những trận đấu kịch tính.
Thi nhảy cao, nhảy xa, hai trong số ít những môn thi quen thuộc.
Giải thưởng của người chiến thắng có thể chỉ đơn giản là một gói bơ sữa trâu lỏng
Theo infornet
Người đàn ông không chân leo núi 6.000m Câu chuyện về nghị lực phi thường của người đàn ông 31 tuổi - Spencer West, đến từ Toronto, Canada đến giờ vẫn khiến nhiều người khâm phục. Anh mất cả hai chân từ khi 5 tuổi do hậu quả của một loại rối loạn di truyền dây thần kinh cột sống có tên gọi sacral agenesis. Khi đó, bác sĩ đã nói...