Một mình chăm 6 con, bà mẹ rớt nước mắt kể về bữa cơm lúc đói lúc no
Từ sau khi chồng ra đi, chị Phạm Thị Thảo (42 tuổi, trú tại xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) phải một mình gồng gánh nuôi 6 người con.
Đứa nhỏ nhất mới chỉ được 6 tháng tuổi. Cả gia đình trước đây tuy nghèo nhưng luôn đầy ắp tiếng cười, nay chỉ còn mấy mẹ con hiu quạnh.
Người phụ nữ phải một mình gồng gánh nuôi 6 người con sau khi chồng ra đi.
Chia sẻ với Dân trí, chị Thảo cho hay chị và người chồng quá cố vốn thất học, lại không được nhanh nhẹn như người ta nên phải đi làm mướn từ sớm. Cả hai gặp và về sống chung với nhau chứ chưa tổ chức đám cưới. Vì không hiểu biết về kế hoạch hóa ra đình nên cặp vợ chồng lần lượt sinh liên tiếp 5 người con. Khi chị Thảo đang mang thai đứa thứ 6 thì chồng không qua khỏi bởi Coivd-19.
Trước đây, dù khó khăn nhưng có cả vợ cả chồng nên cặp đôi vẫn tằn tiện nuôi được con, cất được căn nhà 2 gian. Căn nhà vỏn vẹn 30m2 chỉ có 1 phòng ngủ, 1 phòng khách nhưng đầy ắp tiếng cười. Chị Thảo cùng các con gái ngủ trong phòng. Chồng chị và những người con trai ngủ ở phòng khách. Vậy nhưng tới hiện tại chỉ còn mấy mẹ con trong căn nhà lạnh lẽo, thiếu vắng hình bóng người cha.
Dưới bàn thờ sơ sài của cha, 3 đứa nhỏ đuổi nhau trốn tìm, nô đùa, vô lo vô nghĩ khiến nhiều người xót xa.
Từ khi chồng ra đi, một mình chị Thảo phải quay cuồng để lo cho 6 người con. Vì đang mang thai ở những tháng cuối nên chị cũng không thể đi làm. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Nhiều người thương tình cho con chị vài chiếc bỉm, ít gạo ăn qua ngày. Nhờ đó, mẹ con chị mới trụ được tới ngày hôm nay.
Để trang trải cuộc sống, chị Thảo nhận may đồ gia công tại nhà nhưng chỉ được số tiền ít ỏi, không đủ nuôi 7 miệng ăn. “Hai mươi nghìn tiền công mỗi ngày chẳng thấm tháp vào đâu. Do không ý thức được chuyện sinh nhiều con nên nay để chúng khổ vậy”, người mẹ ngậm ngùi chia sẻ với Dân trí.
Đứa con nhỏ nhất của chị Thảo hiện mới được 6 tháng tuổi.
Căn nhà nhỏ của chị chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc giường tre cho mấy mẹ con ngủ, 1 chiếc võng cho đứa út và chiếc bàn may chị mượn về.
Bà Trương Thị Ngọc – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành trả lời Dân trí cho hay: “Cả hai vợ chồng chị Thảo đều không được nhanh nhẹn, ít học. Trong 6 đứa con của chị Thảo thì 2 đứa ở giữa cũng có biểu hiện giống cha mẹ, đặc biệt đứa cứ cù lì cục mịch, đặt đâu ngồi đó, đi học không tiếp thu được gì.
Nhìn chung mẹ con chị Thảo hiện tại thiếu thốn trăm bề. Địa phương rất mong các mạnh thường quân gần xa giúp đỡ cho gia đình chị vượt qua khốn khó.”
Video đang HOT
Hình ảnh những đứa trẻ ngồi nép bên bàn thờ cha khiến ai cũng ngậm ngùi.
Cậu con trai lớn của cặp vợ chồng năm nay đã 17 tuổi nhưng cũng không được nhanh nhẹn như các bạn cùng trang lứa. Đi học về cậu bé chỉ ngồi im ở góc nhà ôm đứa em gái. Nhìn hình ảnh những đứa con thơ dại người mẹ không giấu nổi xót xa. Chị cho hay vì không có tiền nên cả gia đình chỉ có thể ăn cháo buổi sáng, trưa thường nhịn đói và tối thì ăn cơm với cá sặc.
Tương tự như hoàn cảnh của chị Thảo, chị Đào Thị Mỹ Hiên (33 tuổi, ngụ ấp Định Mỹ, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cũng khiến nhiều người xót xa vì phải một mình gồng gánh nuôi 3 con sau khi chồng ra đi. Vì cuộc sống khó khăn, hai vợ chồng chị Hiên phải lên Bình Dương làm thuê, gửi con ở quê cho ông bà trông nom. Chỉ dịp nghỉ hè các bé mới được lên chơi với ba mẹ vài hôm. Sau đó đến Tết cả gia đình mới được đoàn tụ vài bữa. Dẫu khó khăn nhưng cuộc sống vẫn êm đềm trôi qua.
Mẹ chị Hiên cùng các cháu chuốt cọng dừa thuê, mỗi ngày được 10 ngàn đồng.
Người mẹ chỉ lo các con của mình sẽ không được đến trường nữa.
Tuy nhiên, khi bùng dịch Covid-19, chồng chị Hiên phát hiện muộn lại có bệnh nền nên không qua khỏi. Chị phải một mình gồng gánh nuôi 3 con. Điều người mẹ lo lắng nhất là hoàn cảnh khó khăn, các con sẽ không được đến trường. Đây cũng là hoàn cảnh chung của rất nhiều gia đình không may có vợ hoặc chồng, thậm chí cả hai không qua khỏi vì dịch bệnh. Hy vọng các nhà hảo tâm có thể biết đến các trường hợp này để chung tay giúp đỡ cho các bạn nhỏ có cơ hội được đến trường.
Nước mắt sau bão: Vợ bàng hoàng 'trắng tay rồi', chồng động viên 'còn người còn của'
Trở về sau cuộc di tản tránh bão Noru, nhiều người dân ở tỉnh Quảng Nam đã bật khóc khi chứng kiến gia tài mà họ tích góp cả đời đi theo bão.
Bởi, phía trước của họ là cuộc sống "màn trời chiếu đất".
Sống cảnh "màn trời chiếu đất"
Lặng lẽ một mình thu dọn lại những quyển vở của con bị ướt nát vụn, chị Trần Thị Mỹ Lan (42 tuổi, ở thôn Phú Quý, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) buồn bã nói: "Mất trắng rồi, còn gì nữa đâu. Đi di tản về giờ nhà không còn mà ở nữa".
Căn nhà của chị Trần Thị Mỹ Lan (42 tuổi, ở thôn Phú Quý, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) bị tốc mái hoàn toàn
Chị Lan nhặt lại những quyển vở của con đã bị nước mưa thấm ướt
Chiếc máy may là phương tiện mưu sinh của 3 mẹ con chị Lan
Kính cửa phòng ngủ vỡ toang
Theo chị Lan, trước khi chính quyền yêu cầu di tản đi tránh bão, chị đã nhờ người chằng chống nhà rồi nhưng không nghĩ hậu quả lại nặng nề như thế này.
Căn nhà của chị Trần Thị Mỹ Lan tốc mái hoàn toàn
"Cơn bão số 9 năm 2020, gia đình tôi cũng được chính quyền yêu cầu di tản nhưng khi quay về nhà không bị sao cả. Tuy nhiên, với cơn bão này thì nó lại khác, nó đến thời gian ngắn nhưng để lại hậu quả nặng nề", chị Lan nghẹn ngào nói.
Căn nhà của ba mẹ con chị Lan bị bão đánh tốc mái hoàn toàn, nhiều tài sản trong nhà bị hư hỏng hết.
"Ba mẹ con chỉ có căn nhà này che nắng, che mưa giờ bị bão đánh bay đi cả. Khi đi di tản về, chứng kiến căn nhà bị đánh bay tôi chỉ biết khóc. Bởi gia tài tích góp bao lâu nay giờ trắng tay rồi. Không biết, rồi đây 3 mẹ con lấy nhà đâu để ở", chị Lan buồn bã nói.
Ngôi nhà của vợ chồng ông Hoàng bị tốc mái hoàn toàn
Nhặt tấm bằng Tổ quốc ghi công bị vùi trong đống đổ nát, ông Lương Đình Hoàng (62 tuổi, ở thôn Quế Ngọc, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) dùng khăn lau thật kỹ rồi đặt gọn gàng lên bàn thờ.
"Cha tôi là liệt sĩ. Tấm chứng nhận này được tôi cất giữ rất cẩn thận nhưng hôm qua mưa bão đánh bay hoàn toàn mái tôn khiến giấy chứng nhận này bị ướt hết. Nhìn thấy cảnh này, đau lắm!", ông Hoàng buông tiếng thở dài.
Vợ chồng ông Hoàng cũng như nhiều người dân khác, sau khi đi di tản tránh bão về thì nhà chỉ còn đống đổ nát.
"Bàng hoàng, đau xót là những cảm xúc mà hai vợ chồng tôi nhận được khi chứng kiến căn nhà cấp 4 của gia đình bị tàn phá nặng nề sau cuộc di tản đi tránh bão. Trận cuồng phong đã cướp đi tất cả những gì vợ chồng tôi tích góp mấy chục năm nay", ông Hoàng nói.
"Mất hết rồi, trắng tay rồi!"
Gương mặt lộ rõ vẻ hốc hác sau đêm thức trắng "canh" bão, bà Đinh Thị Phương (58 tuổi, vợ ông Hoàng) vừa khóc, vừa lau dọn lại bộ bàn ghế. Thỉnh thoảng bà lại thốt lên: "Mất hết rồi, trắng tay rồi!".
Bà Phương khóc nức nở khi căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn sau bão
Bà Phương đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng nhưng nghe tin bão lớn đổ bộ hai vợ chồng đã xin xuất viện về nhà để dọn dẹp nhà cửa, tránh bão cho yên tâm.
"Khi đi di tản, cả đêm qua tôi không chợp mắt được một phút giây nào bởi cứ phập phồng lo cho nhà cửa. Sợ căn nhà không trụ nổi với sức tàn phá của thiên tai. Nào ngờ, nỗi lo nhà đổ sập chỉ trong suy nghĩ nhưng lại thành hiện thực khiến cả gia đình điêu đứng. Có cái nhà nhỏ cho con cái che nắng, che mưa cũng bị tàn phá", bà Phương nói trong nước mắt.
"Trở về từ cuộc di tản, khi chứng kiến căn nhà bị hư hỏng nặng, vợ tôi chỉ biết đứng khóc. Lo sợ vợ đang bệnh nặng, sẽ ảnh hưởng tôi chỉ biết khuyên bà ấy rằng "còn người sẽ còn của". Vợ chồng ta cố gắng làm lại", ông Hoàng tiếp câu chuyện đang dang dở của vợ.
Người mẹ công nhân nuôi 3 con bật khóc khi lần đầu được 'làm tiệc' sinh nhật Hình ảnh người mẹ mặc đồng phục công nhân, rớm nước mắt khi lần đầu tiên trong đời được các con tổ chức sinh nhật nhận được "mưa tim" từ cư dân mạng vì quá xúc động. Mẹ chưa từng quên sinh nhật các con Hình ảnh trên cùng chia sẻ xúc động của người con gái khi lần đầu tổ chức sinh...