Một mẫu hải sản tầng đáy tại Kỳ Anh có tồn dư phenol
TS Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế – báo cáo tại phiên họp Chính phủ, việc giám sát hải sản khu vực miền Trung thời gian qua, có một mẫu hải sản tầng đáy tại Kỳ Anh có lượng phenol vượt ngưỡng. 15 ngày nữa đến kỳ xét nghiệm tiếp theo, nếu có thay đổi tích cực, Bộ Y tế sẽ công bố khu vực an toàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường báo cáo tại phiên họp giữa năm của Chính phủ.
Cụ thể, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, sau sự cố ô nhiễm biển do Formosa, thời gian qua, Bộ Y tế liên tục thực hiện việc giám sát các chỉ số đối với sản phẩm hải sản khu vực miền Trung. Theo đó, hải sản tầng nước mặt và tầng trung, đến nay đã đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng.
Với hải sản tầng đáy, ông Cường thông tin, từ tháng 6 năm ngoái đến tháng 3 năm nay, các chỉ tiêu chất cấm tồn dư liên tục giảm dần, cho đến thời điểm này thì các chỉ số đo lường được không giảm nữa. Cụ thể, có 3 chỉ số được kiểm soát chặt là cadimi, xyanua, phenol.
Mẫu xét nghiệm gần nhất thì các chỉ số chất cấm trong hải sản tầng đáyở Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Khánh Hoà đều cho thông sô giống nhau. Chỉ một mẫu hải sải tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi “tâm chấn” Formosa, chỉ số phenol vẫn cao hơn bình thường một chút.
Ông Cường cũng giải thích, đối với một số chỉ số, tham khảo kinh nghiệm một số nước chỉ quy định về chất cấm chứ không quy định về ngưỡng, tỷ lệ cụ thể. Vì vậy, dù lượng phenol phát hiện trong mẫu hải sản tại Kỳ Anh không lớn nhưng vẫn cần cẩn trọng.
Video đang HOT
“Bộ Y tế sẽ họp lại với Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Nếu kiểm tra lại một lần nữa mà các mẫu hải sản có chỉ số giống nhau thì chúng tôi sẽ công bố an toàn. Nói chung, đến giờ, có thể tương đối an tâm về việc này” – Thứ trưởng Cường cho biết, kỳ kiểm tra tiếp theo sẽ diễn ra trong 15 ngày tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nửa tháng nữa, sau khi thực hiện việc kiểm tra định kỳ, Bộ Y tế phải tổ chức họp báo công bố công khai về việc hải sản tầng đáy tại khu vực miền Trung đảm bảo an toàn.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc này rất quan trọng, liên quan đến đời sống người dân cũng như nhiều vấn đề khác chứ không đơn giản, không được làm một cách qua quýt.
P.Thảo
Theo Dantri
Bồi thường sự cố môi trường biển: Yêu cầu hoàn thành trước 30.6
Chiều 7.6, tại Trụ sở Chính phủ, Ban chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung đã họp phiên thứ 8 dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban chỉ đạo.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, sau 4 đợt, Thủ tướng Chính phủ đã tạm cấp cho 4 tỉnh với tổng số tiền là 7.000 tỷ đồng theo đề xuất bồi thường, hỗ trợ của 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường vừa qua. Tính đến ngày 31.5.2017, 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã giải ngân được 4.599 tỷ đồng.
Về xử lý hàng hải sản tồn kho, báo cáo cho biết: Tổng số hải sản lưu kho sau khi phân lô, lấy mẫu, kiểm nghiệm được thu mua từ tháng 4.2016 đến tháng 8.2016 tại 4 tỉnh miền Trung đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và được Kết luận tại cuộc họp lần 3 của Ban chỉ đạo là 5.369 tấn. Sau khi 4 đoàn liên ngành đi kiểm tra cuối tháng 3.2017, các tỉnh báo cáo là 6.769 tấn (trong đó, hải sản bảo đảm an toàn thực phẩm là 5.644 tấn, hải sản không an toàn thực phẩm là 1.125 tấn), tăng lên 1.400 tấn (Quảng Trị 1.355 tấn, Hà Tĩnh 211 tấn).
Tính đến ngày 30.5.2017, 4 tỉnh miền Trung đã tiêu huỷ hoàn toàn 1.125 tấn hải sản lưu kho không bảo đảm an toàn thực phẩm. Với hàng hải sản lưu kho bảo đảm an toàn thực phẩm, các địa phương và chủ hàng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ.
Về ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, Báo cáo của các tỉnh cho biết, hoạt động sản xuất thuỷ sản, du lịch, đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung đã cơ bản ổn định.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ kê khai, xác định và chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30.6.2017. Các đối tượng đúng nhưng thống kê sót thì sẽ xem xét cụ thể, có giấy tờ chứng minh, căn cứ chính xác với sự kiểm tra của các bộ, ngành theo đúng quy định, không mở rộng đối tượng mới. Không để xảy ra việc kê khai gian dối trong quá trình thống kê, xem xét, đề cao vai trò của tỉnh trong vấn đề này.
"Các tỉnh rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm không còn người dân nào thuộc đối tượng được đền bù nhưng chưa được kê khai, thống kê thiệt hại", Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT khẩn trương thẩm tra, xác định kinh phí bồi thường thiệt hại theo Quyết định 1880 và Quyết định 309 của Thủ tướng Chính phủ mà 4 tỉnh gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Nhận tiền bồi thường tại xã Phú Hải (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).
Đối với Bộ Y tế, cần tiếp tục theo dõi, cập nhật kết quả giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm hải sản tầng đáy ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung, công bố công khai vào thời gian tới.
Về dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thuỷ sinh và nguồn lợi thuỷ sản, Phó Thủ tướng Thường trực giao Bộ NN&PTNT rà soát, nghiên cứu phạm vi thực hiện, tập trung vào khu vực có môi trường sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cố môi trường biển. Đối với dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung, Bộ TN&MT cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ rà soát, xác định đối tượng dự kiến kinh hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo đảm không trùng lặp với các chính sách hiện hành khác.
Phó Thủ tướng lưu ý, trước mắt chưa cho phép ngư dân đánh bắt, khai thác và sử dụng hải sản tầng đáy vùng biển từ 20 hải lý trở vào. Theo đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư hỗ trợ và phối hợp với chính quyền 4 tỉnh tăng cường tuần tra, giám sát, vận động ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 4 tỉnh từ 20 hải lý vào bờ, chờ kết quả của Bộ Y tế kiểm tra.
Bộ Y tế, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Viện Hàn lâm KH&CN, UBND các tỉnh tiếp tục theo dõi, cập nhật, công khai chất lượng môi trường biển, an toàn thực phẩm đối với hải sản khai thác tại 4 tỉnh miền Trung.
Đối với các vấn đề khác, Phó Thủ tướng Thường trực giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ cụ thể cho các vùng khó khăn gồm đầu tư xây dựng công trình dân sinh...
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí. Riêng với Bộ TT&TT cần phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo cơ quan báo chí tăng cường đưa tin, tạo tâm lý yên tâm triển khai các hoạt động sản xuất, tiêu dùng hải sản, sử dụng các dịch vụ du lịch tại 4 tỉnh miền Trung.
Theo Danviet
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh nói về vụ nổ ở nhà máy Formosa Bên hàng lang Quốc hội sáng 31.5, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - đã có trao đổi nhanh với báo chí xung quanh vụ nổ ở nhà máy Formosa. Đại biểu Quốc hội Đặng Quốc Khánh. ĐB Khánh cho biết: Ngay từ tối qua (30.5), lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Tài...