Một mắt xích, một ốc vít lỏng có thể gây hậu quả lớn
Ngày 28/7, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có cuộc họp trực tuyến với các bệnh viện về công tác điều trị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp trực tuyến với các bệnh viện về công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh VGP/Đình Nam
Cuộc họp được kết nối với các điểm cầu: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển, Bệnh viện Đồng Nai, Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng đã báo cáo tình hình điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Sơ bộ có 3 ca nặng: BN416 chạy ECMO sau 3 ngày các chỉ số đã cải thiện, khả năng cai ECMO trong những ngày tới; BN418 tiền sử mắc nhiều bệnh nền, trường hợp này tiếp tục được theo dõi, chưa có chỉ định ECMO, cả hai trường hợp này đã hết sốt. Trường hợp thứ 3 mắc nhiều bệnh nền như suy thận mãn giai đoạn cuối, xơ gan, suy tim… hiện các thông số tạm ổn định, chưa phải chạy ECMO.
Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành phân luồng điều trị, giải toả bệnh nhân, đảm bảo điều kiện về cách ly, điều trị cho các ca bệnh COVID-19. Các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đà Nẵng đã được cách ly, phân luồng chạy thận. Hiện Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy đang tích cực hỗ trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng về công tác phân luồng bệnh nhân, cách ly, giám sát nhiễm khuẩn, hồi sức tích cực cho các bệnh nhân nặng. Bên cạnh các bác sĩ giỏi, Bệnh viện Đà Nẵng còn nhận được sự hỗ trợ về máy móc, thiết bị y tế hiện đại như máy chạy ECMO, máy thở…
Để đảm bảo năng lực điều trị, TP. Đà Nẵng đã khẩn trương thiết lập trung tâm điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và vừa.
Để giảm tải cho Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế đã chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng tại Đà Nẵng, đặc biệt là những người có nhiều bệnh nền, phải chạy thận nhân tạo.
Sau khi nghe báo cáo và các ý kiển trao đổi đề xuất của chuyên gia, bác sĩ ở các điểm cầu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý trong công tác điều trị phải hết sức tập trung bởi căn bệnh này rất nguy hiểm, lơ là một chút là diễn biến xấu rất nhanh. Phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong.
Chia sẻ khó khăn, vất vả của các cán bộ y tế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta không bất ngờ trước tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng nhưng trong chống dịch bao giờ cũng phải lường đến tình huống xấu, tính đến cả tình huống xấu nhất để tình huống đấy không bao giờ xảy ra.
Video đang HOT
Đến thời điểm hiện nay, mặc dù các tỉnh khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, đặc biệt Hà Nội, TPHCM… không phải không có nguy cơ có những người liên quan đến ổ dịch ở Đà Nẵng, nhưng hiện nay Đà Nẵng vẫn đang là ổ dịch. Cả hệ thống, trước hết là hệ thống y tế phải “chia lửa” với Đà Nẵng, không phân biệt giữa địa phương với Trung ương, giữa địa phương với địa phương.
Trước hết, Bệnh viện Trung ương Huế phải sẵn sàng đón nhận những bệnh nhân dương tính có bệnh nền. Bộ Y tế tăng cường các đội cơ động của các bệnh viện đầu ngành hỗ trợ cho Bệnh viện Trung ương Quảng Nam để sẵn sàng công tác cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế điều động các lực lượng, sử dụng các công nghệ xét nghiệm để tìm ra nguồn bệnh nhanh nhất có thể.
Đối với tất cả các bệnh viện trên toàn quốc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch đã có đầy đủ, chi tiết, chúng ta phải siết lại. Tất cả các bệnh viện trên toàn quốc phải sẵn sàng phòng, chống dịch trên địa bàn; chi viện cho các địa phương khác khi cần thiết.
Phó Thủ tướng yêu cầu toàn bộ hệ thống bệnh viện phải nâng cao cảnh giác, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định khi tiếp nhận người đến khám, chữa bệnh: Sàng lọc, phân luồng, phân tuyến.
“Tất cả các biện pháp chống dịch phải làm rất đồng bộ, không chỉ y tế mà các lực lượng khác và toàn xã hội. Chúng ta phải hiệp đồng chặt chẽ, vận hành nhịp nhàng như một cỗ máy, từ khâu quản lý xuất nhập cảnh, rà soát các đối tượng có nguy cơ cho đến tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp bảo hộ, hướng dẫn khi có các triệu chức, tổ chức xét nghiệm, cách ly… Chỉ cần một mắt xích, một con ốc vít bị lỏng, thì cả cỗ máy sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
* Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã nghe báo cáo về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc điều trị, trang thiết bị… tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để công dân Việt Nam từ Guine Xích đạo về nước, với dự kiến khoảng 120 ca nhiễm.
7 bệnh nhân mắc Covid-19 cùng khám một bệnh viện
Bảy ca mắc nCoV từng khám, điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng, hai trong số đó nằm cùng phòng với mẹ của "bệnh nhân 416".
Bảy bệnh nhân từ 422 đến 431, có sáu người Đà Nẵng, một ở Quảng Nam, hiện cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân 422, nam 63 tuổi, trú phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Ông có tiền sử thiếu máu cơ tim. Ngày 10/7, bệnh nhân nhập viện tại Khoa Tim mạch can thiệp, thuộc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng. Ông nằm cùng phòng với mẹ của "bệnh nhân 416" - ca lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng ở Việt Nam sau ba tháng.
Ngày 18/7, ông về nhà và liên tiếp hai ngày sau đó ăn nhậu với em ruột, con rể. Ngày 20/7, ông nhập viện tiếp. Ba ngày sau, người đàn ông bị sốt cao, ho và được làm xét nghiệm dịch hầu họng vào ngày 25/7.
2h sáng ngày 27/7, bệnh nhân được chuyển đến khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng. Lúc nhập viện, ông tỉnh táo, không tức ngực, nhịp tim đều, rõ. Hiện bệnh nhân tỉnh táo.
Điều tra lịch sử dịch tễ, người đàn ông khai vào các ngày cuối tuần, đã đi lễ nhà thờ Ngọc Quang (phường Thuận Phước, quận Hải Châu). Bệnh nhân cũng thường xuyên uống cà phê tại quán Loan, đường Nguyễn Huy Tự và ăn bún tại quán bà Thịnh, tổ 81 (phường Hoà Minh).
Bệnh nhân 421, 423 đến 425 là nhân viên y tế tại Đà Nẵng.
Người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng được đưa đi cách ly tập trung, chiều 27/7. Ảnh: Nguyễn Đông.
Bệnh nhân 426, nữ 62 tuổi, trú tại Hoà Khương, huyện Hoà Vang. Tối 17/7, bà khó thở, mệt, đi khám và điều trị tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 26/7, bệnh nhân có triệu chứng ho, xét nghiệm dịch hầu họng kết quả dương tính nCoV. Trong vòng 14 ngày, bệnh nhân chỉ ở nhà và đến điều trị tại khoa Nội Thận - Tiết niệu.
Bệnh nhân 427, nam nông dân 45 tuổi, trú thôn Hoà Thọ, xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang. Bệnh nhân bị suy thận từ tháng ba. Ngày 2/7, ông thấy mệt nhiều, được người nhà đưa vào điều trị tại khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. Trong thời gian nằm viện, chỉ có vợ chăm, không ai đến thăm.
Ngày 24/7, ông có triệu chứng ho, sốt, khó thở. Ngày 27/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng, kết quả dương tính với nCoV. Chiều cùng ngày, ông được cách ly tại khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
Bệnh nhân 428, lão nông 70 tuổi, trú phường Minh Khai, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ông sống cùng con trai. Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn, tăng huyết áp, suy tim.
Ngày 9/7, ông thấy tức ngực, mệt, nhập điều trị khoa Nội - Tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng. Suốt thời gian nằm viện, không ai đến thăm ông, chỉ có ba người nhà chăm sóc. Ngày 26/7, ông được xét nghiệm dịch hầu họng, dương tính với nCoV. Một ngày sau, bệnh nhân được đưa vào khu cách ly khoa Nội - Tiết niệu.
Bệnh nhân 429, nữ 53 tuổi, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Bà suy thận mạn giai đoạn 5, ho đàm trắng đã lâu. Ngày 14/7, bà ho khạc nhiều đàm trắng, ăn uống kém và nhập viện năm ngày sau đó, trong tình trạng mệt nhiều, điều trị tại khoa Nội Thận - Tiết niệu đến nay. Trong thời gian nằm viện, chỉ có con trai và con gái chăm bệnh.
Ngày 26/7, bà được xét nghiệm dịch hầu họng, cho kết quả dương tính với nCoV. Một ngày sau, bà được cách ly tại khoa Nội Thận - Tiết niệu, bệnh viện Đà Nẵng. Hiện bệnh nhân tỉnh, nhưng mệt.
Bệnh nhân 430 là nữ, 33 tuổi, trú đường Hoàng Văn Thái, phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu. Người nhà cho biết chị này nhập viện từ ngày 23/6 với triệu chứng khó thở, mệt nhiều, điều trị tại khoa Nội Thận - Tiết niệu, bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 9/7, bệnh nhân mổ thẩm phân. Ngày 18/7, xuất hiện triệu chứng sốt, ho đến nay. Trong thời gian bệnh nhân nằm viện, có chồng và em gái vào chăm bệnh. Ngày 26/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng, xác nhận dương tính với nCoV. Một ngày sau, chị được cách ly ngay tại nơi điều trị.
Bệnh nhân 431, nam 55 tuổi, trú đường Âu Cơ, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu. Ông có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đã điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài.
Từ ngày 11/7 đến 23/7, ông nằm cùng phòng với mẹ của ca bệnh 416, tại Khoa Tim mạch can thiệp thuộc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 24/7, ông vào lại khoa Thận nhân tạo để chạy thận. Hai ngày sau, người đàn ông xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt nhiều, đến khám tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng trong ngày. Xét nghiệm dịch hầu họng cho thấy bệnh nhân dương tính với nCoV. Tối 26/7, ông được chuyển cách ly tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng.
Trong ba ngày qua, Việt Nam ghi nhận 15 ca nhiễm nCoV cộng đồng. Riêng Đà Nẵng là 14 ca, Quảng Ngãi một ca. Tổng số ca nhiễm lên 431, trong đó 365 người đã khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, 5 người âm tính lần một, ba người âm tính lần hai, còn 58 người dương tính.
Ngành y tế Đà Nẵng đã giám sát, khoanh vùng khoảng 12. 000 người tiếp xúc và tiếp xúc gần với các bệnh nhân để lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 232 người, tại cơ sở tập trung gần 11.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Gần 900 người Đà Nẵng, Quảng Nam xét nghiệm âm tính nCoV 761 người Đà Nẵng, 120 người Quảng Nam, tiếp xúc với "bệnh nhân 416" và 418, sáng nay có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV. Ngành y tế thành phố Đà Nẵng tiếp tục điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm đối với những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Công tác tiếp nhận, cách ly điều trị...