Một lời tự hào hiếm hoi khiến con gái nhận ra tình yêu thương thầm lặng của bố
Có lẽ, tôi sẽ vẫn cứ mãi nghĩ rằng bố không yêu tôi cho đến một ngày chính tai tôi nghe thấy lời nói tự hào của bố về tôi với người khách hôm đó…
Có những điều, không cần phải nói ra. Có những yêu thương, không cần phải bộc lộ bằng lời nói…Bố yêu tôi nhiều hơn những gì tôi tưởng
Từ ngày bé, tôi đã nghĩ là bố không yêu tôi…
Sau khi cưới nhau 4 năm, bố mẹ tôi mới có con, chị gái tôi lúc đó được sinh ra trong sự âu yếm của mẹ nhưng lại không được sự nghênh đón của gia đình bên nội. Hai năm sau đó, mẹ lại mang thai tôi, với hi vọng sẽ là một cậu con trai kháu khỉnh “nối dõi tông đường”. Nhưng trớ trêu thay, gia đình tôi lại chào đón một “Thị Nở” thứ hai.
Ngày mẹ lâm bồn, bố từ cơ quan vội vã vào bệnh viện, khi đến nơi đã nhìn thấy bác gái với giọng nói lãnh đạm: “Mày về lấy ít quần áo và khăn cho vợ”. Một câu nói ấy thôi cũng đủ để thấy tôi không được chào đón đến mức nào.
Nhà tôi không giàu, có thể nói là tương đối chật vật để mưu sinh. Bố mẹ tôi đều là công nhân, quanh năm mẹ bị đau lưng, còn bố bị bệnh dạ dày do ăn uống không được điều độ.
Hồi bé, nào tôi có biết gì, chỉ biết làm phiền lòng bố mẹ. Ngã từ trên cầu thang xuống, đuổi bắt nhau đập đầu vào tường khiến trán nổi hẳn một quả ổi, bị bệnh thủy đậu lây sang cả chị,… tôi mang đến không biết bao nhiêu nỗi lo lắng cho cả nhà.
Tôi hay bị ngứa tai, nửa đêm hay quấy khóc, khiến cho giấc ngủ sau những giờ làm việc căng thẳng của bố cũng không được yên, không khỏi khiến ông khó chịu và bực bội. Có lần giận quá, bố cầm roi đánh đét vào mông, khiến tôi vừa đau vừa căm ghét bố. Đi khám ở bệnh viện mới biết, hóa ra tôi bị viêm tai giữa.
Bố lại phải lóc cóc đi xe đạp chở tôi hàng ngày đến điều trị, tốn không biết bao nhiêu tiền của và thời gian. Tôi nghĩ chắc hẳn bố phải ghét tôi lắm, chỉ toàn gây ra phiền phức, nhưng bố chẳng nói một câu nào, chỉ thỉnh thoảng thở dài nao núng.
Bố tôi là trụ cột của gia đình, nhưng vì không thể đem lại cho ba mẹ con một cuộc sống dư dả sung túc, nên dường như ông cảm thấy “tự ti” với gia đình bên ngoại. Mẹ tôi là công nhân, nhưng những cô cậu em họ của mẹ đều rất thành đạt, có người còn được ra nước ngoài thường xuyên như đi chợ. Tôi tủi thân lắm, cứ mỗi dịp giao thừa, đến chúc Tết họ hàng, nhìn mọi người xúng xính trong quần áo đẹp, ai ai cũng nền nã trắng trẻo, chị em tôi đều lặng lẽ thổn thức.
Những ngày ấy, bố thường vắng mặt, lấy lý do là ở nhà trông nhà, chứ ai lại để “vườn không nhà trống” trong dịp năm hết Tết đến. Thi thoảng, trong bữa cơm, có vài chú bác hỏi bố tôi đâu, rồi trách bố không tôn trọng cả gia đình. Mẹ chỉ biết cười xòa, còn tôi cắm đầu vào bát cơm, tủi thân vô hạn.
Lớn lên, khi dần hiểu biết và cảm nhận, tôi thấy thương bố mẹ vô cùng, nhưng không biết làm cách nào để khiến cả nhà vui lòng ngoài việc gắng sức học thật giỏi.
Video đang HOT
Lên lớp Sáu, tôi đạt giải Ba học sinh giỏi cấp quận môn Ngữ văn, khi về nhà khoe trong tâm trạng phấn khích, cả mẹ và bà ngoại đều vô cùng tự hào, duy chỉ có bố tôi vẫn chẳng nói một lời nào, chỉ chăm chú đọc tờ báo trên tay. Tôi buồn tiu nghỉu vì không biết làm thế nào để có thể thấy bố vì tôi mà vui một lần.
Lớp Bảy, lớp Tám, lớp Chín, tôi đều đoạt giải, nhưng đến khi được thi đến vòng cấp Thành phố, danh sách trúng giải đã không có tên tôi.
Mẹ lên tiếng an ủi, bà buồn ra mặt, rồi đến khi tôi bước vào phòng, nghe thấy tiếng bố tôi nói: “Khả năng của nó chỉ được đến đó thôi, hi vọng làm gì …”. Tôi òa khóc, mọi công sức tôi cố gắng dường như chẳng là gì đối với bố.
Trong mắt ông, có lẽ tôi phải là một thằng con trai mới có thể khiến bố hài lòng …
Trải qua những năm tháng Trung học, tôi bước vào kỳ thi Đại học đầy cam go thử thách. Áp lực học hành thi cử khiến tôi thường xuyên bị căng thẳng, hay cáu gắt bực bội. Mẹ ra sức chiều tôi, nấu những món tôi thích, động viên rằng tôi nhất định sẽ đỗ Đại học.
Lời nói của mẹ không những khiến tôi được an lòng, mà thậm chí còn thêm phần lo sợ. Trong lúc nước sôi lửa bỏng nhất, thi thoảng câu nói của bố vẫn vang vọng trong trí nhớ tôi: “Khả năng của nó chỉ được đến đó …”. Đôi lúc, khi không thể giải được một bài toán khó, tôi ức chế đến ứa nước mắt, gục mặt xuống bàn và đay nghiến về “khả năng có hạn” của mình.
Thế rồi cuối cùng, sau bao ngày tháng thi cử rồi chờ đợi ròng rã miệt mài, tôi cũng đã đỗ Đại học. Ngày mang giấy trúng tuyển về, mẹ và bà vỗ tay nhiệt liệt, thay phiên nhau bàn kế hoạch tổ chức bữa cơm tối linh đình, còn bố, với phong thái từ xưa đến nay, vẫn ôn tồn chăm chú vào tờ báo trên tay.
Tôi im lặng, trong lòng vẫn ngổn ngang suy nghĩ: “Có lẽ bố nghe tin tôi là con trai sẽ vui hơn gấp bội hơn việc tôi đã đỗ Đại học”.
Nhưng rồi hôm sau, khi đang ở tầng hai dọn dẹp, bố có khách đến chơi. Tim tôi gần như vỡ òa ra khi nghe thấy bố nói: “Hôm qua con gái tôi đỗ Đại học đấy, từ nay về sau cả nhà nhờ vào nó được rồi, tôi tự hào về nó lắm!”.
Tôi đứng ngây người trên cầu thang, tay vẫn cầm chổi mà mắt đã nhòa đi từ lúc nào. Tôi có nghe nhầm không, vậy là bố cũng đã rất vui mừng và tự hào khi tôi đã đỗ Đại học ư? Có phải chăng đây mới thực sự là người bố của tôi, ông luôn ôn tồn che giấu cảm xúc, nhưng chưa bao giờ hết kỳ vọng và tin tưởng vào tôi.
Có lần, sang phòng bà ngoại nằm ngủ, bà nhẹ nhàng nói với tôi: “Bố con là trụ cột của gia đình, nhưng lại không thể mang đến cho vợ con một cuộc sống sung túc khá giả như người ta, nên lúc nào cũng có cảm giác tự ti, thấy mình kém cỏi. Lòng tự ái của đàn ông cao lắm con ạ. Mặc dù việc bố cháu chẳng bao giờ xuất hiện trước nhà ngoại bị nhiều người coi là trốn tránh, mặc cảm, nhưng điều đó khiến cho bố con nhẹ nhõm, thoải mái, thì cả bà và mẹ đều không phản đối”.
Tôi hỏi bà có phải bố đã từng có lần chê tôi không có khả năng không, thì bỗng dưng bà cốc vào trán tôi một cái, cười nói:
“Cha bố cô! Bố con chỉ được cái bề ngoài lạnh lùng, không quen nói những lời yêu thương nhưng thực ra bố yêu mẹ con con lắm đấy. Trước đó mấy hôm bố từng nói với bà, nếu con không đạt giải thành phố thì cũng đừng buồn, trên đời nhiều người tài giỏi lắm, miễn sao cháu học hành tử tế, khôn lớn nên người là được” …
Tôi nghe từng lời bà nói, chỉ biết im lặng, vội giấu đi những giọt nước mắt xúc động. Hóa ra, tôi đã hiểu lầm bố, đã nghĩ rằng bố không yêu thương tôi, tôi đã nhầm, nhầm thật rồi. Bố tôi đấy, trụ cột của cả nhà, không muốn gặp gỡ gia đình bên ngoại vì sự tự ti của một người đàn ông chẳng thể mang lại một cuộc sống dư dả cho vợ con, với gương mặt dường như lúc nào cũng lạnh lùng, lãnh đạm, nhưng thực trong tim thì sống hết thảy cho gia đình …
Có những điều, không cần phải nói ra. Có những yêu thương, không cần phải bộc lộ bằng lời nói …
Theo blogtamsu
Sự yêu thương thầm lặng
- Cha không nghĩ rằng con có thể đền đáp được cho người đó đâu...Nhưng con vẫn chưa được biết con ạ.
Cậu sinh ra không có vành tai như bao người khác, trông vào gương thì trông rất là kì dị. Trước khi đi học thì cuộc sống của cậu trong gia đình vẫn ổn vì cha mẹ yêu thương cậu hết mực và họ cố gắng bình thường hoá mọi vấn đề về cậu. Nhưng kể từ khi bắt đầu biết đến bạn bè, trường lớp thì cậu biết thế nào là bị trêu chọc, cô lập, mặc cảm...Một ngày nọ, cậu chạy vội từ trường về nhà, úp mặt vào đùi mẹ mình mà khóc nức nở. Trông cậu thật thảm thương làm sao, cậu tự thốt ra bị kich của mình:
- Chúng nó gọi con là...đồ quái vật
Mẹ xoa đầu và an ủi cậu với một giọng ngẹn ngào:
- Con vẫn là con trai ngoan của mẹ, mặc kệ bọn chúng có nói gì thì con vẫn sống tốt mà. Hãy tìm ra những điều đặc biệt ở chính bản thân mình để xoá đi khiếm khuyết đó.
Cậu ngước mặt lên nhìn vào đôi mắt ngân ngấn lệ của mẹ và dường như hiểu ra được điều gì đó.
Từ đó cậu bỏ ngoài tai những trò đùa của đám bạn và tiếp tục hoà nhập với cuộc sống mới. Mẹ cậu bắt đầu dạy cậu cách chơi piano, học những nối nhạc cơ bản để giúp cậu quên đi những cay đắng vấp phải trong cuộc sống khi hoà mình vào âm nhạc.Dù không có vành tai nhưng cậu vẫn được tạo hoá ưu ái cho một gương mặt hoàn mỹ, thân hình cao lớn cùng trí óc nhanh nhạy. Rồi trong những giờ học nhạc cụ, cậu nhận thấy mình cảm thụ âm rất tốt và yêu thích chúng. Giáo viên và các bạn quý mến cậu hơn. Khi lên lớp khác, đáng lẽ ra cậu sẽ được bầu làm lớp trưởng nếu như cậu không kì dị về đôi vành tai. Cậu sẽ được đại diện lớp tham gia vào buổi hoà nhạc của trường nếu như cậu giống như bao người khác. Mọi người sợ cậu sẽ làm kháng giả giật mình, hoảng hốt khi xuất hiện, họ sẽ chẳng nghe nhạc được khi đôi mắt cảm thấy khó chịu.Điều đặc biệt mà cậu yêu thích là chơi nhạc và biểu diễn cho mọi người nghe giờ chỉ có riêng cha mẹ cậu lắng nghe cậu chơi đàn. Mọi thứ bắt đầu làm cậu chán nản, cậu cứ lẩn quẩn ở nhà với chính niềm đam mê âm nhạc ấy.
- Con không thể hoà nhập với mọi người mẹ ạ, con vẫn luôn bị xem là một loài khác với họ.
Người mẹ trách nhẹ khi thấy cậu buồn tủi, nhưng tim bà cũng đau xót chẳng khác gì cậu. Bà thương con bà biết bao! Bà sẽ tìm mọi cách để biến đổi cậu thành một người có đôi tai bình thường như mọi người để cậu tiếp tục với ước mơ của mình.
- Chẳng lẻ không còn cách nào khác để giúp con tôi sao? Người cha hỏi vị bác sĩ của gia đình . Bác sĩ nói:
- Tôi tin rằng tôi có thể phẫu thuật ghép vành tai nếu nhưng phải có người hiến nó cho cậu ấy.
Họ tìm khắp nơi, đưa tin nhưng không có một ai chịu dâng hiến hay bán vành tai vào thời điểm đó, riêng cậu trong lòng khấp khỏi hy vọng. Đã hai năm trôi qua mà không có kết quả gì, cha cậu gọi ra khỏi phòng:
- Con chuẩn bị đến bệnh viện làm phẫu thuật. Bố mẹ đã tìm được người hiến tai cho con rồi. Nhưng người ta bắt phải giữ bí mật.
Sau ca phẫu thuật thành công rất tốt đẹp, cậu mừng rỡ nhìn mình trong gương rồi ôm chầm lấy ba mẹ và mừng vui, hạnh phúc. Cuộc sống mới thật sự của cậu chính thức bắt đầu, người ta đồng ý cho cậu vào ban nhạc của thành phố rồi chẳng bao lâu sau cậu được lên vị trí nhạc trưởng. Niềm vui mà cậu bị cướp mất từ khi sinh ra bỗng dưng xuất hiện, cậu muốn tìm đến người đã cho cậu đôi tai để cảm ơn chân thành, báo đáp nhưng ba mẹ cậu không biết người đó, ngay cả bác sĩ cũng không.
- Con cần phải biết chứ! Cậu thúc ép cha, con cần biết ai đã cho con quá nhiều như thế? Nếu không con sẽ không thể đền đáp đủ công ơn cho người ta.
- Cha không nghĩ rằng con có thể đền đáp được cho người đó đâu...Nhưng con vẫn chưa được biết con ạ.
Những bước tiến trong sự nghiệp của cậu được tất cả mọi người công nhận rõ rệt, tài năng của cậu không còn bị lãng quên như trước. Rồi cậu cũng lấy vợ sinh con, điều may mắn là con trai của cậu không khuyết vành tai như cậu. Nếu nó giống cậu trước đây thì cậu biết phải làm sao? Liệu có một người như thế xuất hiện ban tặng món quà quý giá đó cho con trai cậu không? Nhiều năm nữa lại trôi qua, bí mật sau kín đó chưa hề hé mở.
Có một điều thay đổi làm cậu đôi chút buồn phiền đó là mẹ. Dường như bà ít khi nghe cậu chơi nhạc như trước nữa, mỗi khi cậu vui vẻ mời bà nghe cậu đánh đàn tặng thì dường như bà ít để tâm đến. Cậu nói chuyện gì với mẹ thì cũng phải nhắc lại hai ba lần bà mới chú ý. Nếu có một nhà báo nào hỏi cậu về năng khiếu âm nhạc của cậu được thừa hưởng từ ai thì cậu không dám nói là từ mẹ dù trước kia bà là người chỉ cho cậu những nốt nhạc đầu tiên.
Rồi cái ngày cậu mong mỏi cũng đến, bí mật về người hiến tặng. Buổi chiều mà cậu cảm thấy buồn nhất, mất mát lớn nhất trong đời mình, cậu đứng cạnh ba bên chiếc quan tài mẹ.Cậu thấy ông nhẹ nhàng đưa tay ra từ từ, nâng khẽ mái tóc nâu đỏ dày của bà lên lên: Bà đã không còn đôi tai.
- Mẹ con nói rằng bà rất vui nếu để tóc dài. Mẹ con để tóc như vậy rất đẹp đúng không? - Người cha thì thầm- Mẹ biết con sẽ không bao giờ chấp nhận phẩu thuật khi người tặng cho con là bà.
Cậu lặng nhìn gương mẹ người mẹ yêu thương của mình thật kỉ để khắc ghi vào trong tim. Người cha đã nói đúng, vẻ đẹp thật sự của con người không nằm ở bề ngoài mà là ngày trong chính trái tim của họ. Điều thật sự đáng giá không phải ở những gì ta có thể nhìn tháy mà là ở những điều vô hình. Tình yêu thật sự không nằm trong những gì được thể hiện và đươc biết đến, mà chính ở những điều làm được mà không ai biết đến. Món quà mẹ tặng cậu có lẻ chỉ có tình yêu thương mới tạo ra được. Cậu đã viết riêng một bản nhạc dành cho người mẹ để mỗi ngày lại đàn trước mộ của bà.
Theo Guu
Viết cho em, tháng Sáu! Người cho rằng hạ đến từ những ngày tháng Năm nhức nhối tiếng ve ran. Nhưng phải đến tận khi tháng Sáu trở về, ta mới thấy lòng mình ôm trọn một khung trời sáng xanh mùa hạ. Tháng Sáu Có hạt mưa mùa vỡ òa trong mắt nhau Trắng mưa trắng những lời tình bạc bẽo... Bong bóng tan đi mộng mị...