Một loạt ‘thuốc trường sinh bất tử’ được khai quật trong mộ cổ, các chuyên gia đã mang chúng về để thử nghiệm và bị sốc trước kết quả!
Tiên đan hay thuốc trường sinh thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc, tuy nhiên chúng có thực sự xuất hiện trong xã hội Trung Quốc cổ đại?
Trong nhiều triều đại cổ xưa, nhiều người đã cố gắng theo đuổi sự bất tử. Điều này được phản ánh một cách sinh động trong Tây Du Ký, đủ loại yêu quái đã không ngừng truy đuổi Đường Tăng, chúng đều muốn ăn một miếng thịt của Đường Tăng để có được sự bất tử và tuổi trẻ vĩnh cửu. Ngoài tiểu thuyết, các vua chúa thời xa xưa còn không tiếc công sức cử người đi tìm thuốc trường sinh bất lão.
Nhưng thực tế là tất cả những loại thần dược có tác dụng trường thọ từng được điều chế thời đó đều chứa một lượng lớn kim loại nặng, một khi kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể con người thì rất khó đào thải ra ngoài. Kim loại nặng này tích tụ trong cơ thể con người trong nhiều năm, có thể gây tổn hại lớn cho cơ thể con người, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Theo đó đã từng có nhiều vị hoàng đế trong lịch sử đã chết vì chất độc của kim loại nặng này.
Tuy nhiên có một nghịch lý là càng là các hoàng đế theo đuổi sự bất tử thì họ càng xây dựng những lăng mộ lớn cho mình và sẽ chôn vùi một số vật dụng mà họ sử dụng trong cuộc sống bên dưới. Trải qua nhiều triều đại như vậy, mặc dù chưa có vị hoàng đế nào tìm ra được con đường trường sinh, nhưng họ vẫn tin chắc rằng trên đời này có thuốc trường sinh.
Niềm khao khát trường sinh bất tử luôn thôi thúc con người, đặc biệt là các bậc đế vương trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Họ đã dành nhiều công sức và nguồn lực để tìm kiếm hay chế tạo ra thứ gọi là “thuốc trường sinh”. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là huyền thoại và không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho sự tồn tại của loại thuốc này.
Với sự cải tiến của công nghệ khảo cổ học, người ta đã khai quật được nhiều đồ vật khác nhau được người cổ đại sử dụng từ nhiều ngôi mộ dưới lòng đất. Cách đây vài năm, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di tích văn hóa trong một ngôi mộ cổ, và trong số đó họ đã khai quật được một thứ vô cùng chấn động đó là “thuốc trường sinh bất tử”.
Có thể thấy, quy mô của cổ mộ này rất lớn, chủ nhân của ngôi mộ có địa vị cao nên những đồ vật khai quật được sẽ rất có giá trị. Văn bia giới thiệu chủ nhân ngôi mộ là một phụ nữ bốn mươi tuổi chưa lập gia đình. Qua khai quật có thể thấy người phụ nữ này đã dành cả cuộc đời để luyện chế thuốc trường sinh bất tử.
Con người thời xưa chưa có đủ kiến thức về sinh học và y học để giải thích về sự lão hóa và cái chết. Do đó, họ tin vào những điều huyền bí và kỳ diệu như thuốc trường sinh. Cái chết là điều bí ẩn và đáng sợ đối với con người, do đó họ luôn tìm kiếm những cách thức để trốn tránh nó. Ngày nay, con người đã có cái nhìn khoa học hơn về vấn đề trường sinh bất tử. Chúng ta hiểu rằng tuổi thọ của con người bị giới hạn bởi quy luật tự nhiên và không có loại thuốc thần kỳ nào có thể giúp con người trường sinh mãi mãi. Tuy nhiên, khoa học y học đang không ngừng phát triển với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của con người một cách an toàn và hiệu quả.
Video đang HOT
Các chuyên gia đã thử nghiệm những loại thuốc trường sinh bất tử này và phát hiện ra rằng những loại thuốc tiên này có chứa một lượng lớn kim loại nặng như chu sa, chì và thủy ngân. Việc sử dụng lâu dài những kim loại nặng nổi tiếng này không những không có lợi ích gì mà còn có thể gây ra tác hại rất lớ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Trong lịch sử, nnguyên nhân khiến hoàng đế Ung Chính đột ngột qua đời, ngoài việc tiêu tốn sức lực khi xử lý công việc chính trị, một nguyên nhân quan trọng khác cũng là do ông đã uống rất nhiều thuốc trường sinh có chứa kim loại nặng. Vì vậy, sự bất tử không tồn tại, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Chỉ bằng cách chú ý chăm sóc sức khỏe và tập thể dục thường xuyên, chúng ta mới có thể thực sự kéo dài tuổi thọ của mình.
Một số phương pháp chế tạo thuốc trường sinh bất tử phổ biến trong thời Trung Quốc cổ đại:
1. Sử dụng thảo dược
Nhiều loại thảo dược quý hiếm được cho là có khả năng trường sinh bất tử, ví dụ như:
Nấm linh chi: Loại nấm này được mệnh danh là “thần dược” và được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng trường sinh bất tử của linh chi.
Nhân sâm: Loại cây quý hiếm này được cho là có khả năng tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác dụng của nhân sâm vẫn còn nhiều hạn chế.
Thạch quyết minh: Loại hạt này được sử dụng để làm thuốc bổ mắt và được cho là có khả năng trường sinh bất tử. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng này.
2. Sử dụng khoáng chất
Một số khoáng chất được cho là có khả năng trường sinh bất tử, ví dụ như:
Vàng: Kim loại quý này được coi là biểu tượng của sự trường thọ và được sử dụng để chế tạo thuốc trường sinh. Tuy nhiên, vàng không có bất kỳ tác dụng sinh học nào và việc tiêu thụ vàng có thể gây ngộ độc.
Thủy ngân: Kim loại độc hại này được sử dụng trong nhiều loại thuốc trường sinh cổ đại. Tuy nhiên, thủy ngân gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bao gồm tổn thương não, thận và phổi.
Chu sa: Khoáng chất màu đỏ này được sử dụng để làm thuốc nhuộm và cũng được cho là có khả năng trường sinh bất tử. Tuy nhiên, chu sa chứa thủy ngân và do đó cũng có độc.
3. Luyện đan
Luyện đan là một thuật giả kim nhằm tạo ra thuốc trường sinh bất tử và các loại thuốc thần kỳ khác. Các nhà luyện đan thường sử dụng các nguyên liệu như thảo dược, khoáng chất và thậm chí cả xác chết động vật để điều chế thuốc. Tuy nhiên, luyện đan dựa trên những nguyên tắc khoa học sai lầm và không thể tạo ra thuốc trường sinh bất tử.
Sốc: Vạn Lý Trường Thành đứng vững nhờ xây bằng 'vữa sống'
Tưởng chừng như mong manh nhưng một lớp 'vỏ sinh học' bí ẩn chính là thứ giúp Vạn Lý Trường Thành bất biến trước thời gian.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances tiết lộ về công nghệ "vữa sống" gây kinh ngạc được nhà Minh sử dụng để xây Vạn Lý Trường Thành.
Nhóm tác giả dẫn đầu bởi GS Bo Xiao từ Trường Đại học Khoa học và Công nghệ đất đai thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã tìm ra bí mật thông qua phân tích mẫu từ 8 đoạn khác nhau của kỳ quan này.
Một đoạn xây bằng vữa sống của Vạn Lý Trường Thành - Ảnh: SCIENCE ADVANCES
Tám đoạn Vạn Lý Trường Thành trong nghiên cứu đều được xây dựng từ năm 1368 đến 1644 dưới triều Minh.
67% các mẫu này được xác định là có chứa vật liệu sinh học.
So sánh độ bền cơ học tường thành ở khu vực làm bằng "vữa sống" với các đoạn đất nện thuần túy bằng các thiết bị cơ khí tại chỗ cũng như trong phòng thí nghiệm, các tác giả nhận thấy các đoạn bằng "vữa sống" có độ bền gấp ba lần.
Phân tích chi tiết thành phần, họ phát hiện vữa sống này chứa các loài vi khuẩn lam, rêu và địa y.
Chúng đã được các công nhân đưa vào vữa một cách có chủ ý trong quá trình xây dựng.
Sau hàng thế kỷ, sự phát triển của các sinh vật bé nhỏ này và các chất chúng tiết ra như polymer đã hình thành một lớp vỏ sinh học cực kỳ bền chắc, giúp tăng cường độ ổn định cấu trúc của các đoạn trường thành này, khiến đất nện trở nên bền như bê tông.
Điều này đã giúp giải thích bí ẩn khổng lồ liên quan đến sự bền vững bí ẩn của tòa thành: Cho dù đất nện trộn sỏi - vật liệu chủ yếu của Vạn Lý Trường Thành - dễ xói mòn hơn đá nhiều, nhưng nó vẫn bền vững bất chấp thời gian.
Theo Live Science, dù kém bền nhưng chính đất nện mới giúp thúc đẩy sự hình thành "vỏ sinh học" từ vữa sống. Lớp vỏ này ngày càng bền chắc theo thời gian, ngăn chặn sự xói mòn.
Ngoài ra, kỹ thuật làm "vữa sống" thời nhà Minh này là một phát hiện đầy kinh ngạc, cho thấy sự phát triển ngoạn mục về khoa học kỹ thuật - bao gồm những thứ tưởng chừng như hiện đại như việc tận dụng vật liệu sinh học - đã được người Trung Quốc ứng dụng từ rất lâu.
Loài vật trong suốt như thủy tinh, được ví như báu vật 'vàng trắng' Tên gọi lươn thủy tinh bắt nguồn từ cơ thể có màu trong suốt. Hiện, lươn thủy tinh đang có nguy cơ bị khai thác quá mức do nhu cầu gia tăng từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được coi là đặc sản 'thần dược' giúp tăng cường sinh lý. Lươn thủy tinh có tên khoa...