Một loạt nước đòi Triều Tiên hủy kế hoạch phóng tên lửa
Sau khi Triêu Tiên thông báo phóng thử tên lửa tầm xa, Mỹ và Hàn Quốc đã lên tiếng hối thúc Bình Nhưỡng hủy bỏ kế hoạch này, trong khi Nhật hoãn các cuộc hội đàm và chỉ thị cho quân đội bắn hạ tên lửa của Bình Nhưỡng nếu bay qua không phận Nhật.
Binh sỹ Triều Tiên đứng canh tên lửa Ngân hà-3 trước vụ phóng hồi tháng 4/2012.
Ngày 1/12, Mỹ đã hối thúc Triều Tiên hủy bỏ các kế hoạch phóng tên lửa tầm xa vào cuối tháng này, đồng thời cảnh báo động thái “mang tính khiêu khích cao” đó sẽ gây bất ổn cho khu vực.
“Dồn các nguồn lực khan hiếm vào việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa sẽ chỉ càng khiến Triều Tiên bị cô lập và nghèo khổ. Một vụ phóng &’vệ tinh’ sẽ là hành động mang tính khiêu khích cao đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của mình được quy định trong tất cả các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ”, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói.
Bà Nuland còn cho biết thêm Washington đang “tham vấn chặt chẽ” với các đồng minh của mình về biện pháp ứng phó với kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên.
Cùng ngày, Hàn Quốc đã bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên, mà Seoul cho là thử tên lửa tầm xa trá hình của Bình Nhưỡng, đồng thời cảnh báo nước này có thể đối mặt với phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ: “Việc Triều Tiên một lần nữa tìm cách phóng tên lửa tầm xa là hành động khiêu khích nghiêm trọng, phớt lờ mối quan ngại và cảnh báo của cộng đồng quốc tế, đồng thời là lời thách thức trực tiếp (với cộng đồng quốc tế)”. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho rằng hành động này của Triều Tiên sẽ gây những hậu quả đáng kể đối với quốc gia vốn đã bị cô lập này.
Trong mấy tháng gần đây, Hàn Quốc đã liên tục cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ tìm cách gây bất ổn định khu vực trên bán đảo Triều Tiên trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc ngày 19/12. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố: “Chúng tôi đã thẳng thắn cảnh báo rằng nếu Triều Tiên xúc tiến phóng tên lửa, họ sẽ phải hứng chịu những biện pháp trả đũa mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế”.
Video đang HOT
Tương tự như hồi tháng 4, Triều Tiên tuyên bố vụ phóng tên lửa sắp tới hoàn toàn mang tính chất “hòa bình, phục vụ khoa học” nhằm mục đích đưa vệ tinh quan sát trái đất lên quỹ đạo. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh khẳng định đây là hành động ngụy trang cho việc thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tuyên bố của KCNA ngày 1/12 đã chấm dứt nhiều tuần đồn đoán, dựa trên các phân tích hình ảnh vệ tinh, cho rằng Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành một vụ phóng tên lửa mới từ trạm phóng vệ tinh Sohae.
Ngoại trưởng Anh William Hague cũng kêu gọi Bình Nhưỡng hủy kế hoạch phóng tên lửa, cảnh báo rằng hành động này sẽ “phá hỏng triển vọng hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên”.
Trước đó ngày 29/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo Bình Nhưỡng rằng tiến hành thử tên lửa là “cực kỳ thiếu khôn ngoan”.
Giáo sư Yang Moo-Jin thuộc trường Đại học Nghiên cứu về Triều Tiên ở Seoul lưu ý vụ phóng tên lửa được lên kế hoạch trùng với dịp kỷ niệm 1 năm ngày nhà lãnh đạo Kim Châng Un lên nắm quyền sau khi người cha là Kim Châng In qua đời vào ngày 17/12 năm ngoái. Ông nói thêm: “Triều Tiên đã bị bẽ mặt sau vụ phóng bất thành hồi tháng 4 và Kim Chân Un cho rằng cần phải sửa sai”.
Tuyên bố của KCNA cho biết các nhà khoa học đã phân tích thất bại của vụ phóng hồi tháng 4 – khi đó tên lửa đã nổ tung gần như ngay sau khi được phóng lên – “và đã nỗ lực cải thiện độ tin cậy cũng như độ chính xác của vệ tinh và tên lửa vận chuyển”.
Theo KCNA, vụ phóng tên lửa trong tháng này sẽ “hoàn toàn” tuân thủ các quy định của quốc tế về quản lý việc phóng vệ tinh. “Chúng tôi đã phác họa một đường bay an toàn để các mảnh vỡ của tên lửa có thể rơi xuống trong quá trình bay sẽ không ảnh hưởng đến các nước láng giềng”.
Tuyên bố của KCNA được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc cũng lên kế hoạch phóng vệ tinh trong nỗ lực tham gia câu lạc bộ vụ trũ toàn cầu. Kế hoạch này đã bị gác lại vào phút chót do có trục trặc về kỹ thuật và hiện Xơun chưa ấn định thời điểm mới cho kế hoạch này.
Ngày 2/12, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã yêu cầu các bộ, ngành hữu quan tiến hành mọi phương sách có thể để đảm bảo an ninh, sau khi Triều Tiên công bố kế hoạch phóng “vệ tinh quan trắc địa cầu”. Theo giới chức Nhật Bản, ông Noda cũng bày tỏ sự sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Mỹ để kêu gọi Bình Nhưỡng không tiến hành vụ phóng này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cũng triệu tập các quan chức cấp cao của bộ này để thảo luận biện pháp đối phó với của kế hoạch phóng vệ tinh của Bắc Triều Tiên. Ông Morimoto đã ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ chuẩn bị sẵn sàng phá hủy tên lửa của Bắc Triều Tiên nếu cần thiết trong trường hợp Bình Nhưỡng thực hiện vụ phóng và tên lửa bay qua lãnh thổ NhậtBản.
Trước đó, Thủ tướng Noda đã quyết định hoãn các cuộc đàm phán giữa hai nước này dự kiến diễn ra vào ngày 5-6/12 tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Theo kế hoạch, Nhật Bản và Triều Tiên sẽ tiến hành vòng đàm phán song phương lần thứ hai liên quan đến các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh để tăng cường đàm phán về những vấn đề lợi ích của cả hai bên, tiếp sau cuộc gặp đầu tiên ở thủ đô Ulan Bato của Mông Cổ hồi giữa tháng 11.
Theo Dantri
Triều Tiên thề phóng tên lửa
CHDCND Triều Tiên ngày 1.12 tuyên bố nước này sẽ phóng một tên lửa tầm xa mang vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 10-22.12, một động thái có thể gây thêm căng thẳng với Mỹ và Hàn Quốc trước cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc vào ngày 19.12, theo tin tức của AP.
Đây sẽ là nỗ lực phóng tên lửa lần thứ hai của Triều Tiên dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, người lên nắm quyền sau khi cha ông là Kim Jong-il qua đời cách đây gần một năm.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng và trước lễ nhậm chức của ông này vào tháng 1.2013.
Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên trước khi được phóng lên hồi tháng 4.2012 - Ảnh: AFP
Washington coi các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng là bình phong cho các cuộc thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa vốn bị Liên Hiệp Quốc ngăn cấm.
Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một phát ngôn viên giấu tên của Ủy ban Công nghệ Không gian Triều Tiên cho biết nước này đã "phân tích những sai sót" đã phạm phải trong vụ phóng tên lửa thất bại hồi tháng 4.2012 và cải thiện độ chính xác của tên lửa đẩy và vệ tinh.
Mặc dù tên lửa hồi tháng 4 đã nổ tung không lâu sau khi được phóng lên nhưng Triều Tiên đã lập tức phải gánh chịu những lời chỉ trích từ Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và nhiều nước khác.
Thông báo ngày 1.12 của Triều Tiên cho biết một tên lửa đẩy mang vệ tinh quan sát trái đất sẽ được phóng về hướng nam từ trung tâm không gian nằm ven biển của nước này.
Mỹ đã chỉ trích việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo như một mối đe dọa đối với châu Á và an ninh thế giới.
Triều Tiên dưới thời ông Kim Jong-un đã thề củng cố kho hạt nhân trừ phi Mỹ từ bỏ cái mà Bình Nhưỡng gọi là một chính sách thù địch.
Theo TNO
Triều Tiên có thể phóng tên lửa tầm xa trong 3 tuần tới Nhiều khả năng Triều Tiên sẽ thực hiện công tác phóng tên lửa tầm xa trong vòng 3 tuần tới - công ty hình ảnh vệ tinh DigitalGlobe cho biết hôm 28.12. Tuyên bố trên được DigitalGlobe đưa ra dựa trên các hình ảnh vệ tinh mới nhất mà công ty này chụp được tại bãi phóng tên lửa của Triều Tiên. Các...