Một loạt chính sách lớn có hiệu lực từ hôm nay
Hơn 2 triệu người không còn thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân khi luật mới được áp dụng. Lương cơ sở của cán bộ, công chức tăng lên 1,15 triệu đồng cùng nhiều chính sách kinh tế, xã hội lớn sẽ chính thức có hiệu lực từ hôm nay.
1. Lương cơ sở tăng thêm 100.000 đồng mỗi tháng
Từ 1/7, lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang… sẽ tăng từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng mỗi tháng.
Mức lương này lẽ ra đã tăng lên 1,3 triệu đồng kể từ 1/5. Tuy nhiên do ngân sách không thể bố trí đủ 60.000 – 65.000 tỷ đồng phục vụ lộ trình này nên kế hoạch tăng lương, theo đề xuất của Chính phủ đã được hoãn tới 1/7 và mức tăng cũng được điều chỉnh xuống 1,15 triệu đồng. Số tiền bố trí để cân đối là 20.700 tỷ. Phương án này đã được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 11/2012.
Tăng lương cơ sở thêm 100.000 đồng mỗi tháng từ 1/7. Ảnh: Hoàng Hà
2. Thu nhập trên 9 triệu đồng mới phải nộp thuế
Theo Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc được nâng lên 9 và 3,6 triệu đồng, thay cho mức 4 và 1,6 triệu đồng như hiện nay. Với quy định có hiệu lực từ 1/7 này, người có thu nhập 12,6 triệu đồng một tháng mà có nuôi một người phụ thuộc (con, bố hoặc mẹ) thì chưa phải nộp thuế.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng sẽ cấp mã số thuế tự động cho người phụ thuộc, kể cả với trẻ sơ sinh. Nếu cá nhân không có mã số thuế sẽ không được xét giảm trừ gia cảnh. Trong trường hợp giá cả biến động trên 20%, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với tình hình thị trường.
Theo tính toán của cơ quan thuế, dự kiến sẽ có hơn 2 triệu người sẽ không thuộc diện còn phải nộp thuế và thu ngân sách có thể giảm 4.000 – 5.000 tỷ đồng.
3. Giảm thuế VAT với nhà ở xã hội
Video đang HOT
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), từ 1/7 sẽ áp thuế 5% cho các hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và nhà thương mại. Đồng thời, sẽ giảm 50% thuế VAT cho hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2 từ 1/7/2013 đến 30/6/2014.
Báo cáo của Chính phủ cho hay, số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2 còn tồn khoảng trên 10.000 căn. Việc giảm thuế sẽ khiến giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đồng thời góp phần giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.
Giảm thuế VAT với nhà ở xã hội. Ảnh: Đoàn Loan
4. Giảm thuế về 20% cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Từ 1/7, doanh nghiệp nhỏ và vừa, những đơn vị (kể cả hợp tác xã) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 20%, so với mức 25% như trước đây. Tuy nhiên, thuế suất 20% không áp dụng với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn, bất động sản và dự án đầu tư.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội cũng được áp mức thuế ưu đãi 10% với phần thu nhập phát sinh từ hoạt động này kể từ 1/7.
Theo lộ trình giảm thuế đã được Quốc hội thông qua, từ 1/1/2014, sẽ áp mức thuế 22% chung cho doanh nghiệp, từ mức 25% hiện nay và giảm về 20% từ ngày 1/1/2016.
5. Minh bạch giá thành điện
Từ 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực có hiệu lực. Trong đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp cùng Bộ Tài chính xây dựng biểu giá bán lẻ điện, từ đó tính toán giá bán lẻ điện sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
Theo dự thảo trình lên Chính phủ, giá điện sinh hoạt sẽ chỉ còn 6 bậc thang, thay cho 7 bậc trước đây do gộp thẳng mức tiêu thụ điện từ 101 đến 200 kWh. Bên cạnh đó, với lĩnh vực sản xuất, Bộ Công thương cũng đề xuất áp giá điện riêng cho ngành sắt thép, xi măng cao hơn từ 2 – 16% so với giá điện hiện nay do cho rằng lĩnh vực này tiêu hao nhiều điện năng và cần phải cải tiến công nghệ.
Luật Điện lực sửa đổi có hiệu lực từ 1/7. Ảnh: Hoàng Hà
Luật Điện lực sửa đổi cũng yêu cầu việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.
6. Đóng cửa website thương mại điện tử không hoạt động
Theo quy định của Bộ Công thương, từ 1/7, các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ bị rút đăng ký nếu quá 30 ngày mà không có hoạt động hoặc không phản hồi thông tin khi được cơ quan quản lý yêu cầu.
Đồng thời, hàng năm vào ngày 15/1, thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình hoạt động của năm trước đó.
7. Tăng thời gian giao dịch chứng khoán thêm 45 phút
Trong thời gian từ 1/7 đến 5/7, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) sẽ cho thử nghiệm việc tăng thời gian giao dịch thêm 45 phút vào đợt khớp lệnh buổi chiều, điều này có nghĩa thời gian giao dịch buổi chiều sẽ kéo dài từ 13 giờ đến 15 giờ. Để chuẩn bị cho quá trình này, các công ty chứng khoán phải hoàn thành việc chỉnh sửa phần mềm đến trước 30/6.
Trong khi đó, trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), việc kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều tới 15 giờ sẽ được áp dụng từ 8/7.
Ở lần điều chỉnh trước đây, sau thời gian chạy thử nghiệm, cả HoSE và HNX đều chỉnh thức tăng thời gian giao dịch cùng lúc.
Tăng thời gian giao dịch buổi chiều thêm 45 phút. Ảnh: Hoàng Hà
8. Thành lập công ty mua bán nợ xấu
Kể từ ngày 9/7/2013, Quyết định thành lập Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có hiệu lực. VAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng do Nhà nước nắm 100% vốn.
Nhiệm vụ chính của công ty mà mua nợ xấu của tổ chức tín dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu các khoản nợ và quản lý khoản nợ xấu…
Trụ sở của VAMC sẽ nằm ở 22 Hàng Vôi, Hà Nội, hiện đã có 2 Phó Tổng của ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank) chuyển về làm việc tại VAMC.
Thông tin mới nhất từ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho hay, đến hết tháng 5/2013, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng đã giảm về 4,65%, so với mức khoảng 6% được công bố hồi cuối tháng 2.
Theo VNE
Không tăng giá dồn dập
Hôm qua, 4-4, Chính phủ ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2013. Theo đó, Chính phủ yêu cầu, việc điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế phải theo lộ trình hợp lý, không dồn vào cùng một thời điểm, tránh tác động gây tăng giá đột biến.
Mua nhà có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 sẽ được hỗ trợ tín dụng
Mua nhà xã hội được vay tiền
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào cuối tháng 3-2013, việc vay tiền để mua nhà ở xã hội không được quy định trong Nghị quyết 02 của Chính phủ nên gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng không dành cho diện đối tượng này. Tuy nhiên, NHNN cũng nhấn mạnh, sẽ ủng hộ bổ sung thêm đối tượng vay mua nhà ở xã hội vào chương trình này, nếu pháp luật cho phép.
Để tháo gỡ vướng mắc trên, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2013, Chính phủ yêu cầu NHNN phối hợp với Bộ Xây dựng khẩn trương hướng dẫn và triển khai chính sách hỗ trợ tín dụng để hộ gia đình, cá nhân vay mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp và nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2 giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với mức lãi suất ổn định ở mức thấp. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục điều hành giảm lãi suất tín dụng ngay trong đầu tháng 4-2013; tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các ngân hàng thương mại, tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay vốn để tín dụng nhanh chóng đi vào nền kinh tế; đẩy mạnh ưu tiên cho vay các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục điều hành ổn định tỷ giá, kiểm soát chặt giá trị đồng tiền Việt Nam.
Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng khẩn trương đề xuất phương án sửa đổi chính sách theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện mua, sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đây là chủ trương được doanh nghiệp, nhà đầu tư mong chờ, bởi nó có thể sẽ góp phần quan trọng vào việc kích cầu, giải quyết lượng nhà, đất tồn kho rất lớn hiện nay tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Không điều chỉnh giá điện, xăng dồn dập
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo tiết kiệm chi, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ chi từ nguồn dự phòng ngân sách; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương đánh giá việc thực hiện các chính sách tài khóa theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, khả năng cân đối ngân sách năm 2013, tính toán phương án tiếp tục giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 20% và phương án giảm thuế giá trị gia tăng, báo cáo Chính phủ trong tháng 4-2013.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa tháng 3-2013, khi xem xét đề xuất của Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (từ 25% xuống 23%), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đề nghị Chính phủ tính toán và cân nhắc khả năng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về 20%. Nhiều ý kiến khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng "nếu giảm thuế về mức 20% thì thuận lợi nhất". Dù vậy, theo Bộ Tài chính, cứ giảm mức thuế xuống 1%, ngân sách Nhà nước sẽ giảm thu khoảng 6.000 tỷ đồng.
Cũng tại Nghị quyết tháng 3-2013, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế phối hợp hướng dẫn theo thẩm quyền lộ trình điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế một cách hợp lý, không dồn vào một thời điểm, nhằm tránh tác động gây tăng giá đột biến. Sau khi giá xăng tăng mạnh vào ngày 28-3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương hôm 1-4, đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay, chưa nhận được đề xuất nào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN về việc tăng giá điện. Cục Điều tiết điện lực cũng khẳng định "tháng 4-2013 chưa điều chỉnh giá điện".
Theo ANTD
Hàng loạt chính sách "sát sườn" có hiệu lực từ ngày 1/7 Từ ngày 1/7, một số quy định quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân sẽ có hiệu lực như nâng mức giảm trừ gia cảnh, áp dụng lương cơ sở, xử phạt hành chính tại Hà Nội cao gấp 2 lần nơi khác... . Hà Nội xử phạt cao, siết nhập cư nội thành Từ 1/7, Luật Thủ...