Một loại rau rất phổ biến ở Việt Nam có tên tiếng Anh cực kỳ “hack não”, đọc xong ai cũng tự hỏi liên quan chỗ nào?
Nghe xong tên tiếng anh của loại rau này, không ít người Việt phải “phát lú” vì không hiểu nổi được ý nghĩa.
Trên thực tế, từng có không ít lần các món ăn nổi tiếng của Việt Nam được dịch sang tiếng Anh khiến cộng đồng mạng “cười ra nước mắt”. Tuy vậy đó vẫn chưa là gì so với trường hợp của rau muống. Vốn dĩ là một từ đã được công nhận trong từ điển, thế nhưng tên tiếng Anh của rau muống vẫn khiến không ít người “xoắn não” khi nhắc đến.
Chuyện là trên Facebook xuất hiện một bài đăng tiết lộ rằng trong tiếng Anh, rau muống được gọi là “ water morning glory”. Ngay lập tức, cư dân mạng ai cũng rất bất ngờ vì lần đầu tiên được “ khai sáng” kiến thức này. Không ít người còn thắc mắc rốt cuộc cái tên đầy “mĩ miều” kia thì có liên quan gì tới loại rau quen thuộc của người Việt?
Tên tiếng Anh của rau muống khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi lần đầu nghe qua.
Cụm từ “water morning glory” khiến nhiều dân mạng nhầm thành “buổi sáng huy hoàng trong nước” do cách dịch nghĩa mỗi từ. Tuy vậy, ý nghĩa đó chẳng hề liên quan gì tới loại rau này. “Morning glory” là tên gọi để chỉ 1 họ bìm bìm (Convolvulaceae) – cũng là họ thực vật của rau muống. Sở dĩ người ta thêm “water” vào phía trước là vì đặc tính phân bố của loài bìm bìm này, dùng để phân biệt với vô vàn giống cây còn lại.
Nghe tới đây chắc hẳn nhiều người lại tiếp tục thắc mắc vậy tại sao bìm bìm lại được gọi sang chảnh là “morning glory”? Đơn giản vì giống thực vật này hay nở hoa vào buổi sáng (morning), khoe sắc rất đẹp nên từ lâu đã được người nước ngoài so sánh như “glory” (ánh hào quang).
Video đang HOT
Cái tên tiếng Anh “mĩ miều” đó có sự liên quan mật thiết đến bìm bìm – họ thực vật của rau muống.
Hoa của rau muống có màu trắng tím khá đẹp, thường nở vào buổi sáng nên được so sánh như “morning glory”.
Bình luận thêm bên dưới, nhiều bạn trẻ có nhiều năm sinh sống và làm việc tại nước ngoài tiết lộ thêm nhiều điều thú vị về tên gọi của rau muống. Theo đó, người Mỹ và người Úc còn dùng cụm từ “water spinach”, “bindweed” hoặc “swamp cabbage” để chỉ loại thực vật này. Một số chợ châu Á ở nước ngoài còn ghi rau muống là Ung Choi (tiếng Quảng Đông) hoặc Kong Xin Cai (tiếng Quan Thoại). Tại một số nước châu Á khác như Singapore, rau muốn còn có tên là Kang Kong hoặc On Choy.
Ở nhiều quốc gia hay vùng miền, rau muống còn có những cách gọi đa dạng khác nhau.
Rau muống vốn là một loài rau ăn lá rất phổ biến ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh, cây thường mọc bò ở mặt nước hoặc trên cạn. Hoa của chúng khá to, có màu trắng hay hồng tím. Tại Việt Nam, rau muống thường có 2 loại trắng và tía có đặc tính riêng. Thông thường thì người ta trồng rau muống trắng trên cạn, còn rau muống tía thường được trồng (hay mọc tự nhiên) dưới nước, còn được gọi là rau muống đồng (hay rau muống ruộng).
Từ rau muống, người ta có thể chế biến được vô vàn món ngon. Cách phổ biến nhất là luộc lên chấm mắm, xì dầu, chao, mắm tép, tương bần,… hay bào mỏng để làm gỏi, ăn sống cùng các món bún. Nước của rau muống luộc cũng thường được người dân Việt Nam pha thêm tí nước chanh để làm món canh trong bữa ăn. Ngoài ra, rau muống xào tỏi chính là món phổ biến nhất khi nhắc tới loài thực vật này.
Từ lâu, loại rau này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt Nam chúng ta.
Những lần dịch tên món Việt sang tiếng Anh khiến ai xem xong cũng "khóc dở mếu dở"
Nếu chỉ xem những cái tên tiếng Anh này, có lẽ nhiều người Việt còn chẳng dịch được đó là món gì ở nước mình mất...
Với sự phát triển của du lịch Việt Nam như hiện nay, khách nước ngoài ghé đến ngày càng đông thì việc dịch các món ăn sang tiếng Anh là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng cũng chính bởi điều này mà sinh ra rất nhiều câu chuyện "khóc dở mếu dở" bởi những cái tên mà chính người Việt cũng khó lòng nhận ra các món ăn nơi quê hương mình.
Nào, bây giờ hãy thử đoán một vài cái tên trong chiếc menu dưới đây nhé! Công thức là hãy nghĩ mọi thứ thật đơn giản, hãy lạc quan như chị Google ấy. Ví dụ như false dog (giả cầy) hay fighting cock (gà chọi)...
Đây chắc chắn là sản phẩm của chị Google rồi: pasta noodles (mỳ Quảng), bread soup (bánh canh), pie beo (bánh bèo), little cake (bánh ít)...
Vẫn là chị Google ở phía trên với nem is gone (nem lụi), grilled banana tea (chè chuối nướng)...
Món "bò nướng quán Nhớ" dịch như này thì đúng chưa nhỉ?
Bạn nghĩ sao về món Vietnamese udon?
Chuyện dịch tên các món Việt sang tiếng Anh có lẽ còn rất nhiều câu chuyện dài khác để kể. Tuy nhiên, việc sáng tạo ra những cái tên mới này quả thật vừa khiến người Việt "dở khóc dở cười" còn khách nước ngoài cũng rất khó khăn khi chọn món. Thay vào đó, nhiều nơi lựa chọn cách giữ nguyên tên tiếng Việt và ghi mô tả bằng tiếng Anh, cách này có vẻ như rất hiệu quả và hữu ích hơn rất nhiều.
Những lần sản phẩm từ siêu thị đánh lừa chúng ta nhiều cú ngoạn mục, thoạt nhìn ai cũng "phát lú" cho mà xem Đi siêu thị không ít lần, chắc hẳn ai cũng từng nhiều phen điêu đứng khi chứng kiến những khoảnh khắc như bên dưới! Ai trong cuộc đời mà chẳng từng đi siêu thị có phải không nào? Tuy vậy, dù là chính mắt mình thấy, tay mình lựa chọn thì vẫn còn đó không ít "rủi ro" chẳng kém gì những tai...