Một làng ở Quảng Bình người dân cùng làm thứ bánh đặc sản giòn tan, thơm lừng hơn trăm năm nay
Người dân làng Tân An (xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) có nghề làm bánh tráng hơn 100 năm, nghề này được truyền đời và nuôi sống bao thế hệ người dân nơi đây.
Làng bánh tráng hơn 100 năm tuổi
Những ngày cuối năm Tân Sửu, PV Dân Việt về làng bánh tráng Tân An (xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), từ đầu làng, PV bắt gặp nhiều người mang liếp ra phơi bánh tráng.
Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Tý (50 tuổi, người làng bánh tráng Tân An) cho biết: “Đợt này phải làm bánh tráng cật lực để phục vụ dịp tết. Mỗi ngày tôi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới xong việc, năm nay dịch Covid-19 ảnh hưởng chỉ trông vào vụ Tết này thôi nên phải cố gắng”.
Ông Tý cho biết, không ai biết nghề làm bánh tráng ở làng Tân An có từ bao giờ, các cụ cao niên trong làng chỉ biết rằng nghề đã gắn chặt với tên làng từ hơn trăm năm qua.
Ông Phạm Văn Tý (người dân làng bánh tráng Tân An, xã Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình) mang bánh vừa tráng xong ra phơi. Ảnh: Trần Anh
Dẫn PV vào nhà, ông Tý chỉ tay vào gian bếp, nơi vợ ông đang đều tay tráng bánh và nói: “Nhà tôi 3 đời làm bánh tráng rồi. Tôi đến với nghề này cũng hơn 30 năm. Để làm ra chiếc bánh tráng đậm đà hương vị quê hương Tân An, thoạt nhìn rất giản đơn nhưng người làm bánh phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp và đòi hỏi có sự khéo léo, công phu, tỉ mỉ”.
Vừa tráng bánh, bà Nguyễn Thị Yến (vợ ông Tý) vừa chia sẻ: “Tôi thức dậy từ 4 giờ sáng để vo gạo đã ngâm từ tối hôm trước, rồi sau đó xay nhuyễn kết hợp với ít bột lọc. Tôi chỉ sản xuất bánh tráng mè đen nên phải chọn mè đen ngon và kết hợp thêm ớt để tạo hương vị. Khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, tôi nhóm lửa, đặt nồi lên bếp rồi bắt đầu tráng bánh”.
Bà Nguyễn Thị Yến (người dân làng bánh tráng Tân An, xã Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình) đang tráng bánh trong căn bếp nhỏ. Ảnh: Trần Anh
Video đang HOT
“Bình quân mỗi ngày tôi sản xuất 20 kg gạo nguyên liệu, cho ra khoảng 700 bánh thành phẩm, mỗi chiếc bánh tráng được bán với giá 1.500 đồng”, bà Yến nói.
Theo ông Tý, mỗi chiếc bánh được tráng lên nguyên vẹn chỉ mới thành công được phân nửa. Công đoạn phơi bánh mới thực sự công phu.
Những ngày cuối năm này, căn bếp của người dân làng Tân An đều đỏ lửa để làm bánh tráng phục vụ dịp tết. Ảnh: Trần Anh
“Bánh đủ nắng là loại bánh vừa khô vừa dai, dậy mùi thơm của gạo, của mè đen. Bánh quá nắng sẽ bị khô giòn, dễ vỡ. Ngược lại, bánh thiếu nắng sẽ không có mùi thơm, ỉu và dễ bị hỏng khi bảo quản”, ông Tý cho hay.
Làm giàu nhờ bánh tráng
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Ngô Thanh Bình – Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh cho biết: “Làng bánh tráng Tân An hiện có hơn 260 hộ sản xuất, mỗi năm tiêu thụ hơn 300 tấn gạo nguyên liệu”.
Ngoài bánh tráng mè đen, người dân nơi đây còn làm bánh đa nem. Ảnh: Trần Anh
Theo ông Bình, khoảng 10 năm trở lại đây, người dân làng nghề từng bước cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường. Hiện, làng bánh tráng Tân An có gần 50 máy làm bánh được đưa vào hoạt động.
Bà Ngô Thị Tâm (66 tuổi, người làng bánh tráng Tân An) chủ một cơ sở sản xuất bánh tráng bằng máy cho hay: “Tôi làm nghề này được hơn 50 năm rồi, hằng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng để xay gạo, hấp bánh. Từ khi áp dụng máy móc vào sản xuất, người làm bánh đỡ vất vả, hiệu suất làm việc tăng cao”.
Làng bánh tráng Tân An nép mình bên dòng sông Gianh, người dân thường ra bờ sông phơi bánh tráng. Ảnh: Trần Anh
Được biết, hiện nay, Hợp tác xã bánh mè xát Tân An (xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã được thành lập với hơn 15 xã viên, tạo việc làm cho gần 100 lao động với mức thu nhập 100.000 – 200.000 đồng/người/ngày.
Quảng Bình: Ngư dân hối hả gỡ tấm lưới nặng trĩu loài cá vị beo béo, thơm ngon ngọt thịt kiếm tiền triệu mỗi ngày
Những ngày này, ngư dân ven biển tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá trích, "bỏ túi" tiền triệu mỗi ngày.
Ghi nhận của PV Dân Việt, tại xã biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), những ngày này, thuyền tấp nập vào bờ với khoang đầy cá trích, dọc bờ biển, rất đông ngư dân đang hối hả gỡ những tấm lưới nặng trĩu cá trích để tiếp tục ra khơi.
Trò chuyện với PV Dân Việt, ngư dân Trương Văn Nhân (40 tuổi, ở thôn Hiển Trung, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Tôi ra khơi lúc 2 giờ sáng, thuyền cách bờ khoảng 10 hải lý là tôi thả lưới. Sau hơn 5 giờ lênh đênh trên biển để đánh cá, thuyền tôi cập bến với khoang đầy ắp cá trích".
"Chuyến đi sáng nay tôi được khoảng 2 tạ cá trích, bán với giá 20.000 đồng/kg, tôi thu về 2 triệu đồng/tạ. Những ngày này tôi đánh hơn 5 tạ/ngày, thu về hơn 10 triệu đồng/ngày", anh Nhân nói.
Ngư dân xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) trúng đậm mùa cá trích. Ảnh: Trần Anh
Ngư dân xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) hối hả gỡ những tấm lưới nặng trĩu cá trích. Ảnh: Trần Anh
Ngư dân Trương Văn Nhân (40 tuổi, ở thôn Hiển Trung, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) xách giỏ cá trích vừa gỡ từ tấm lưới. Ảnh: Trần Anh
Ngư dân Trương Văn Tùng (52 tuổi, ở thôn Hiển Trung, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), cho hay:"Tôi có hơn 30 trong nghề đi biển, năm nay tôi dùng thuyền 24CV ra khoảng 8-10 hải lý để đánh cá. Sau 5 tiếng đánh cá, thuyền tôi cập bến đầy khoang cá trích. Đầu năm được lộc như này vui, phấn khởi lắm".
Những tấm lưới nặng trĩu cá trích đang được ngư dân gỡ. Ảnh: Trần Anh
Ngư dân Trương Văn Nghĩa (40 tuổi, ở thôn Hiển Trung, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cho biết: "Cá trích đợt này nhiều lắm, một ngày tôi ra khơi 2 chuyến đánh được hơn 5 tạ cá trích, thu về hơn 10 triệu đồng".
Phụ nữ miền biển Hải Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) giúp gỡ cá trích và mang đi bán cho các thương lái. Ảnh: Trần Anh
Những tấm lưới của ngư dân xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) mắc đầy cá trích. Ảnh: Trần Anh
Quảng Bình thêm 104 ca cộng đồng, kiểm soát dịch chặt trước và trong Tết Nguyên đán Ngày 10/1, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6h ngày 09/01 đến 6h ngày 10/01), tỉnh này ghi nhận thêm 107 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 104 ca tại cộng đồng. Theo đó, Quảng Bình vừa ghi nhận thêm 10 trường hợp trở về từ vùng dịch dương tính...