Một lần trải nghiệm Đà Lạt hoàn toàn khác biệt
Mặc dù đã rất nhiều lần đặt chân đến Đà Lạt, chuyến đi lần này có nhiều thứ thật khác với tôi. Tôi có cảm giác mới mẻ như đang phiêu du đến một miền đất khác, hoàn toàn lạ lẫm.
Đà Lạt lần này trong tôi là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ với món lẩu gà lá é – đặc sản Phú Yên, quán thịt rừng Ayun của vợ chồng chủ quán cá tính, cung đường Tà Nung tuyệt đẹp dẫn lên thác Voi…
Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là căn homestay mà tôi đã chọn.
Bạn có từng mơ ước cảm giác thức giấc giữa ánh nắng ban mai và cái se se lạnh của Đà Lạt, cuộn người mãi trong chăn, duỗi chân và rướn người một cái, đón lấy những tia nắng mặt trời, một ngày vô lo? Bỏ qua những khách sạn tiện lợi quanh khu Hoà Bình, những căn homestay đang sốt xình xịch, tôi đã đến đây.
Tôi chọn Lebleu homestay, một nơi không địa chỉ cụ thể và hoàn toàn không có dịch vụ gì ngoài một căn nhà để trọ. Đó là một ngôi nhà gỗ nằm sâu dưới con dốc khá đứng, bao quanh bởi một khu vườn yên tĩnh. Nhà hoàn toàn bằng gỗ và có nhiều cửa sổ kính, nơi mà nghe đâu đã từng thuộc sở hữu của nhạc sĩ Dương Thụ, nơi ông từng sống và sáng tác khi sống ở Đà Lạt.
Căn nhà chỉ có hai phòng ngủ. Phòng thứ nhất chỉ đủ kê một giường đôi, nằm dưới tầng trệt, liền kề với bếp, phòng khách và sử dụng toilet ngoài. Phòng thứ hai trên tầng một được dẫn lên bằng cầu thang gỗ. Phòng này có toilet riêng và không gian sử dụng bằng cả diện tích tầng trệt bên dưới nên khá thoải mái, có thể ở tối đa bốn người trên này.
Phía bên ngoài là khoảnh sân phủ đầy cây cỏ đủ để giúp bạn tách biệt hẳn với không gian bên ngoài.
Trong mảnh vườn còn có hồ cá, chiếc bàn dài đặt dưới gốc cây anh đào, nơi bạn có thể quây quần bên bạn bè, người thương quanh bếp than hồng để thưởng thức bữa tiệc BBQ tự tay chuẩn bị, rồi cùng nhau trò chuyện rôm rả bên ly rượu vang, một cảm giác chỉ có ở Đà Lạt.
Kinh nghiệm của mình là nếu đi cùng nhóm bạn 4 đến 6 người, các bạn nên thuê cả 2 phòng trên và dưới, để nhóm có thể thoái mái sử dụng bếp, phòng khách và cả mảnh vườn để nướng BBQ. Còn nếu chỉ đi 2 người, các bạn nên chọn phòng trên lầu để thoái mái hơn trong việc sử dụng không gian và có nhiều góc ảnh đẹp.
Video đang HOT
Mình chọn vườn dâu chú Hùng để thăm thú, cũng như tự tay hái những thức rau củ sạch. Chú có rất nhiều vườn. Nếu các bạn sợ nắng thì nói chú cho đi vườn trong nhà.
Đi đâu rồi khi trở về nhà cũng thấy thoải mái, pha vội tách trà nhấm nháp ngày mưa cùng thành quả vừa thu được.
Đi dạo quanh Đà Lạt, mình thấy mọi thứ thật dễ chịu, mềm mại và đáng yêu.
Điểm dừng chân thứ 2 của mình là Hello Stop & Go. Đây là một ngôi nhà xinh xắn, phía sau có khu vườn nhỏ trồng toàn hoa.
Nhà Thiếu nhi (13 Đinh Tiên Hoàng) có lẽ là điểm đến không còn xa lạ đối với những người yêu mến Đà Lạt. Tôi đến đây vào buổi trưa nên khá vắng vẻ.
Tôi tranh thủ cất giữ riêng chút kỷ niệm nhỏ về Đà Lạt của tôi.
Tôi đã đi 12 km để đến quán Mê Linh Garden. Đây là một quán mới nổi ở Đà Lạt với khung cảnh tuyệt đẹp, có thể làm say đắm bất cứ trái tim sắt đá nào.
Và tất nhiên tôi không quên ghé trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt – một nơi có kiến trúc đẹp tuyệt với không gian lãng mạn.
Hồ Tuyền Lâm yên bình đến lạ, khiến tôi ngồi đây cả tiếng đồng hồ cũng không thấy chán.
Có một Đà Lạt nhẹ nhàng như thế, nhẹ nhàng gây thương nhớ, nhẹ nhàng in dấu trong tâm tưởng mỗi người, để rồi níu chân những kẻ lữ khách mãi không muốn rời đi.
Theo Zing News
7 dinh thự của vua Bảo Đại dọc miền đất nước
Ngoài ba dinh thự nổi tiếng ở Đà Lạt, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn còn có nhiều dinh đẹp và xa hoa ở Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang và Đắk Lắk.
Biệt thự Bảo Đại - Đồ Sơn, Hải Phòng
Toàn quyền Đông Dương cho xây dựng biệt thự này từ năm 1928, với hình bát giác theo kiến trúc Pháp, sau đó tặng vua Bảo Đại. Biệt thự có phòng tiếp khách, phòng họp, phòng ngủ của vua, hoàng hậu, các hoàng tử và công chúa. Đến đây, bước chân lên đỉnh đồi Vung, du khách có thể ngắm toàn cảnh Đồ Sơn từ độ cao gần 40 m so với mặt nước biển. Hiện tại Biệt thự Bảo Đại do Công ty du lịch Đồ Sơn khai thác, có các dịch vụ tham quan lưu trú.
Ảnh: Báo Hải Phòng.
Dinh I - Đà Lạt, Lâm Đồng
Nằm trên đường Trần Quang Diệu cách trung tâm Đà Lạt 4 km về hướng đông nam, Dinh I nằm trên một ngọn đồi cảnh đẹp và thơ mộng, ở độ cao 1.550 m. Công trình được xây dựng ở giữa rừng thông, trên một chỏm đồi nhìn xuống thung lũng là nơi săn bắn xưa kia của Bảo Đại. Hiện nay Dinh I có cho khách vào tham quan, vé là 30.000 đồng.
Ảnh: Khánh Hương.
Dinh II - Đà Lạt, Lâm Đồng
Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937, có diện tích tự nhiên rộng khoảng 26 ha, trong đó khu dinh thự 10 ha và khu vực cảnh quan quy hoạch 16 ha, nằm trên đỉnh đồi cao, quanh năm bát ngát thông xanh và xen giữa những thảm cỏ. Đây là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí sang trọng. Hiện nay, dinh II được sử dụng làm nhà khách của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, có cho khách đặt lưu trú với giá 500.000 - 700.000 đồng một phòng.
Ảnh: mytour.
Dinh III - Đà Lạt, Lâm Đồng
Tọa lạc trên ngọn đồi này độ cao 1.539 m ở đường Triệu Việt Vương, Dinh III là dinh thự đẹp và trang nhã nằm giữa một rừng thông, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân. Đây là dinh mà vua Bảo Đại thường cùng gia đình lên Đà Lạt nghỉ mát và ở lại mỗi dịp hè. Hiện nay, Dinh III vẫn giữ được gần như nguyên trạng ban đầu với các phòng tiếp khách, hội họp, phòng ngủ... của vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương và các con. Giá vé tham quan Dinh III là 15.000 đồng.
Ảnh: Tiến Hùng.
Bạch Dinh - Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu
Bạch Dinh nằm ở đường Trần Phú, phía nam núi Lớn, có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ. Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu... Giá vé tham quan Bạch Dinh là 5.000 đồng.
Ảnh: Nguyễn Sỹ Đức
Biệt thự Cầu Đá - Nha Trang, Khánh Hòa
Đây là một cụm 5 toà biệt thự mang phong cách kiến trúc thời Pháp, toạ lạc trên đỉnh núi Cảnh Long, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang. Toà nhà được xây dựng năm 1923, làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học. Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo ại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại biệt thự nên cái tên Lầu Bảo Đại có từ đó. Hiện nay khu Biệt thự Cầu Đá hay Lầu Bảo Đại chính thức có tên là Khu Du lịch Bảo Đại. Mỗi biệt thự được đặt một cái tên gắn với cây trồng xung quanh, như: Xương Rồng, Hoa Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vỹ và Cây Bàng.
Ảnh: Tiến Hùng.
Biệt điện Bảo Đại - Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Tại số 4 đường Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, khu nhà trước đây vốn là một nhà sàn làm nơi ở của Sabatier, Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Sau đó khu nhà được xây dựng lại cho vua Bảo Đại sử dụng. Khuôn viên di tích rộng gần 7 ha, có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc. Hiện tại biệt điện là một phần của Bảo tàng Đắk Lắk, giá vé vào tham quan bảo tàng là 20.000 đồng.
Ảnh: BaotangDakLak.
Theo ngôi sao
Những điểm đến lãng mạn mùa thu Những ruộng lúa bậc thang chín vàng đẹp mắt, cánh đồng hoa dã quỳ rợp trời Đà Lạt hay hàng ngân hạnh khoe sắc trong tiết trời se lạnh giữa mùa thu Hàn Quốc... làm say lòng du khách ngay lần đầu đặt chân đến. Nếu đã quen thuộc với Hà Nội nên thơ, xứ Huế mộng mơ hay Sài Gòn dịu mát...