Một lần đón vợ muộn và bài học thay đổi cả cuộc đời tôi
Trong một lần đón vợ muộn, tôi tưởng rằng cô ấy đã gặp tai nạn. Sau lần đón vợ muộn đó, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi khi yêu thương vợ nhiều hơn.
Cách đây 3 năm, vợ chồng chúng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã. Mọi chuyện bắt đầu từ khi tôi bị khiển trách vì mắc lỗi trong công việc và bị điều xuống bộ phận khác. Lương ít đi, gánh nặng tăng lên khi cùng lúc đó con gái tôi vào lớp 1. Vợ tôi trở nên hay cáu gắt và cằn nhằn hơn còn tôi thì nóng tính hơn do lòng tự trọng bị sứt mẻ. Chúng tôi thường cãi nhau từ chập tối đến tận đêm, vợ vào phòng ôm gối nằm một mình còn tôi nốc cạn hết ly rượu này đến ly rượu khác.
Sau đó vợ tôi nghĩ ra cách bán hàng online để tăng thêm thu nhập. Thời điểm đó chưa có nhiều người bán hàng online trên facebook lắm nên việc kinh doanh của vợ rất thuận lợi. Kinh tế trong nhà cải thiện nên vợ chồng cũng bớt va chạm hơn. Chỉ có điều, để tiết kiệm chi phí tối đa, vợ tôi thường tranh thủ đi giao hàng cho khách vào tầm trưa nghỉ làm và chiều muộn tan ca chứ không thuê ai giúp. Có những ngày, hơn 9 giờ tối vợ tôi mới về, khuôn mặt phờ phạc vì khói bụi đường sá và đói lả đi. Tôi thương vợ nhiều nên khuyên vợ thuê người chở hàng giúp nhưng vợ kiên quyết không chịu.
Ngày định mệnh ấy trời mưa rất to, đang làm việc thì vợ nhắn tin hỏi tôi có thể qua đón cô ấy khi tan ca được không vì ban trưa đi giao hàng phải lội nước nên xe cô ấy chết bugi rồi. Tôi bực dọc nghĩ đến việc phải tốn tiền sửa lại xe cho vợ nên càu nhàu vợ hồi lâu, cô ấy chỉ im lặng. Công việc buổi chiều ngập đầu lại thêm mấy cuộc gọi giục giã của sếp khiến tôi càng làm càng cáu. Cuối cùng, tôi tắt luôn điện thoại không thèm mở ra nữa.
Mải làm không để ý giờ giấc, ngẩng lên thấy đã 6 giờ kém 5 từ lúc nào, tôi vội vàng thu dọn đồ đạc ra về, hôm nay tôi còn có hẹn qua nhà mẹ nữa. Đi được nửa đường mới sực nhớ ra phải đón vợ, tôi hấp tấp vòng xe lại, vợ tôi tan tầm lúc 5 giờ 30, chắc giờ này cô ấy đang sốt ruột lắm rồi. Tâm trạng không vui từ trước kèm theo con đường tắc đến kinh khủng, tôi thầm mắng vợ trong lòng, hôm nay mưa gió thế này mà cô ấy còn cố đi giao hàng, không đi có phải xe không hỏng, đỡ tốn tiền mà đỡ cho tôi khỏi phải lặn lội đường sá không. Tôi định đến nơi sẽ mắng cô ấy một trận và bắt từ mai phải thuê ngay người giao hàng chứ không thể cứ vò võ một mình mãi thế này được.
Thế nhưng khi tôi đến nơi thì không thấy vợ chờ trước cổng. Bên góc đường người ta đang xúm đông xúm đỏ lại trước một cái taxi, có cả cảnh sát giao thông đang chăng dây xung quanh nữa, tôi thầm nghĩ chắc taxi lại đi ẩu rồi va chạm gì đó rồi. Lôi điện thoại ra mới sực nhớ tôi tắt máy từ chiều, có khi vợ chờ lâu quá bắt xe ôm về rồi cũng nên. Tôi bật máy lên thì sững sờ thấy máy báo về hơn 30 cuộc gọi nhỡ, quá nửa là số lạ.
Một luồng gió lạnh thoảng qua, tôi ngước nhìn về phía chiếc taxi mà người ta đang xúm lại quanh kia, lòng bất an kinh khủng. Tôi bấm số cho vợ và muốn khuỵu xuống khi đầu dây kia báo thuê bao. Tôi gọi về nhà không ai bắt máy, gọi lên cơ quan thì người ta bảo vợ về lâu rồi.
Tôi chống xe xuống vụt chạy sang góc đường, hỏi những người dân đang đứng đó bàn tán. Mỗi người nói một kiểu càng làm tôi hoang mang, rằng tài xế say rượu đâm người, có vẻ là phụ nữ trung tuổi, bất tỉnh nhân sự, đưa đi cấp cứu ở đâu thì không rõ.
Video đang HOT
Tôi phóng như điên về nhà, chỉ mong thấy đèn điện sáng nhưng căn nhà tối om. Tôi ngồi bệt xuống sàn phòng khách và khóc như một đứa trẻ. Chưa bao giờ tôi thấy sợ hãi đến thế này, vợ tôi đang ở đâu, làm ơn hãy nói rằng người bị tai nạn đó không phải vợ tôi đi.
Khi điện thoại kêu và tôi nhanh chóng chộp lấy, là số máy lạ ban nãy, tôi run run bấm nút nghe:
- “ Sao đến giờ anh mới nghe máy hả? Anh đang ở đâu? Gọi phải đến 20 cuộc rồi mà anh làm trò gì thế hả? Anh quên là hôm nay phải qua nhà mẹ ăn giỗ à? Mọi người còn chờ mỗi mình anh thôi đấy?”
- “Em… em à? Có phải em không?”
- “Không em thì ai? Anh còn em nào khác ở ngoài à?”
- “Sao… sao em lại dùng số này?”
- “Điện thoại rơi xuống nước hỏng rồi, em phải mượn tạm máy cũ của chị đồng nghiệp rồi mua sim mới lắp vào.”
Tôi chạy ào ra xe rồi phóng qua nhà mẹ. Vừa thấy vợ tôi ôm chầm lấy cô ấy. Vợ tôi bất ngờ cứ cấu cấu vào lung tôi rồi hỏi: “Anh làm sao đấy? Anh đập đầu vào đâu à? Anh làm gì có lỗi với em à?”. Tôi không trả lời, chỉ nói đi nói lại: “Từ giờ anh sẽ không bao giờ đón em muộn nữa đâu. Anh xin lỗi, anh thực sự xin lỗi.”
Vợ tôi chẳng hiểu mô tê ất giáp gì, chỉ biết gật gật đầu rồi xoa xoa lưng tôi.
Bắt đầu từ hôm đó, ngày nào tôi cũng đưa vợ đi làm. Cô ấy hỏi mãi tôi cũng không chịu nói lý do, chỉ cằn nhằn bảo tôi vẽ chuyện, vòng vèo mất công. Còn tôi thì mặc kệ, cảm thấy được nghe vợ cằn nhằn cũng là một niềm hạnh phúc rồi.
Các anh em ạ, cuộc đời khó nói trước điều gì lắm. Đừng để đến khi mất rồi mới hối hận khôn nguôi. Tôi đã học được điều đó từ một lần đón vợ muộn.
Theo Phunuvagiadinh
Sự thật ngoại tình gói bọc tỉ mỉ bên trong cái vỏ hạnh phúc
Tôi là một người đàn ông ngoài ba mươi, có vợ xinh - theo như lời bạn bè và những người xung quanh nhận xét. Cuộc sống có thêm niềm vui kể từ ngày công chúa nhỏ ra đời.
Nào ngờ, cái sự thật phũ phàng được gói bọc tỉ mỉ bên trong cái vỏ hạnh phúc đã phá nát tất cả mọi thứ tôi có.
Là một nhân viên văn phòng bình thường, cuộc sống sáng cắp xe đi chiều cắp xe về được diễn ra đều đặn. Tôi không bao giờ la cà quán sá. Thứ nhất, ở những nơi như thế tôi thấy không có gì hay ho. Thứ hai, tôi muốn về chơi với con, phụ vợ nấu ăn.
Đối với tôi, hạnh phúc là có một người vợ hiền, đảm đang, có đứa con ngoan ngoãn. Nếu được như vậy dù tôi có phải cày cuốc ngày đêm vất vả như thế nào tôi cũng vui vẻ chấp nhận. Về phía vợ tôi, sau khi sinh con 6 tháng, cô ấy đã lập tức trở lại với công việc dù tôi đã đôi lần can ngăn. Tôi muốn con gái được gần gũi mẹ. Thay vì suốt ngày ở với bà ngoại. Vả lại, vợ tôi đi làm thì con gái ăn uống chủ yếu là sữa ngoài.
Nhìn con gầy gò bản thân tôi làm bố không khỏi xót xa. Con gái giờ đã hơn 2 tuổi, suốt ngày bi ba bi bô. Có vẻ nó quấn tôi hơn mẹ. Cũng phải, mẹ có bao giờ gần gũi con đâu. Lúc nào nó quấy, nó khóc, vợ tôi lại cáu bẳn với nó, quát nó khóc toáng lên mới thôi. Tôi thật không hiểu nổi tại sao vợ mình lại thờ ơ, khắc nghiệt với chính con đẻ của mình.
Vài lần tôi góp ý, bảo vợ nên tình cảm với con hơn. Nhưng cô vợ tôi lại giãy lên. Anh có biết công việc của em bận rộn, đầu tắt mặt tối. Về nhà cơm nước hầu hạ bố con anh. Còn con cứ khóc lóc suốt ngày ai mà chịu được?
Mỗi lần như thế tôi lại phải dịu giọng. Dù sao vợ cũng làm việc nhiều thời gian hơn mình. Chắc vợ cũng chịu nhiều áp lực từ công việc. Tôi có thể vì cái gia đình này mà chịu chấp nhận hạ cái " tôi " của mình xuống đáy. Tôi nghĩ chỉ cần mình mềm mỏng, chắc chắn vợ sẽ thay đổi thái độ. Nhưng có lẽ, tôi đã sai...
Gia đình tôi quê gốc ở Hưng Yên. Thỉnh thoảng mẹ tôi lên chơi, phần vì muốn giúp đỡ vợ chồng tôi chăm nom con cái, phần vì muốn nhà có thêm người, vợ chồng tôi có ý thức hơn trong việc sinh hoạt. Là người nhà quê nhưng cách suy nghĩ và ứng xử của mẹ tôi rất thoáng. Nghĩa là bà không bao giờ soi mói con dâu, lúc nào cũng nhỏ nhẹ để giữ hoà khí trong gia đình.
Mẹ bảo với vợ chồng tôi bữa sáng cứ để bà lo. Chắc bà thấy bữa sáng của chúng tôi lúc thì ăn bún, lúc ăn phở rồi xót tiền nên đề nghị vợ chồng tôi ăn ở nhà. Vừa tiết kiệm tiền, vừa hợp vệ sinh. Tôi thấy điều đó là hợp lý nên đồng ý ngay. Vợ tôi có vẻ không thích, tôi sợ cô ấy nghĩ sai về mẹ nên nhiều khi lại an ủi kiểu - thôi, em chịu khó ăn ở nhà một thời gian, mẹ ở đây một vài tháng thôi. Lúc nào mẹ về thì em muốn ăn gì làm gì anh cũng chiều em hết.
Chỉ cần những câu nói cưng nựng như thế vợ tôi mới chịu thoả hiệp mà nghe theo mẹ tôi. "Thực ra, vợ tôi không phải thứ đàn bà ghê gớm. Có điều, cô ấy sống không tình cảm cho lắm nên ít người gần gũi".
Nhiều khi tôi vẫn tự trấn an mình như thế. Sáng sáng, mẹ tôi chuẩn bị bánh mỳ ốp na an kèm dưa góp. Hoặc là mua bún từ sáng sớm về nấu bát canh cua. Mẹ tôi biết vợ chồng trẻ ăn đồ ăn dễ bị ngán nên hay thay đổi thực đơn cho phong phú. Tôi ăn ngon lành, béo ra trông thấy. Còn vợ chỉ gảy gót vài miếng rồi đứng lên đi làm luôn. Những lúc như thế, mẹ tôi buồn hẳn đi, ánh mắt không còn háo hức như những ngày đầu. Tôi biết, bà đang suy nghĩ, chính xác là bà thấy tủi thân. Nhìn mẹ, tôi bắt đầu thấy giận cái thái độ của vợ. Chiều đi làm về, tôi kéo vợ vào phòng thẳng thắn nói những gì tôi thấy và tôi không hài lòng:
- Em xem lại thái độ của mình đi, mẹ hết lòng vì vợ chồng mình, chuẩn bị từ sáng sớm sao cho vợ chồng mình có bữa sáng chỉn chu. Em không thích ăn hay không hợp khẩu vị thì cứ cố ăn vài miếng cho mẹ vui. Sao em cứ chọc chọc ngoáy ngoáy vào đồ ăn khiến mẹ buồn thế? Em có thương người mẹ này không? Có lẽ tôi quá thương mẹ nên lúc này mới không kiềm chế được cảm xúc. To tiếng với vợ là điều mà tôi không hề muốn nghĩ chứ đừng nói là muốn làm. Nhưng giờ tôi thấy vợ hơi vô tâm, tới mức nó trở thành quá đáng. Vợ tôi giương mắt nhìn chồng, mặt chưa hết shock. Chắc tại quá bất ngờ vì ông chồng khù khờ, luôn bị vợ đe nẹt nay lại được thể ra oai quát mắng vợ. Cô ấy đi, đóng cửa một cái "sầm".
Tôi vỗ trán lấy lại tỉnh táo, chắc vợ sẽ giận tôi vài ngày mất. Nhưng mặc kệ, dù cô ấy có đối xử với tôi thế nào tôi cũng chịu được. Còn với mẹ thì không!
Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây, đúng hơn là mọi thứ mới chỉ bắt đầu. Con gái tôi giờ đã đủ tuổi gửi lớp, vợ chồng đỡ bận bịu hơn. Chiều ai về sớm thì phụ trách đi đón con. Tôi đã nói gì về con bé chưa nhỉ. Không phải khoe mẽ gì đâu. Con gái tôi thừa hưởng các nét đẹp từ mẹ. Sống mũi cao thanh thoát, đôi môi mọng đỏ và hơn nữa là làn da trắng muốt. Nhiều lúc ghen tị với vợ vì con gái lấy hết cái đẹp từ mẹ, còn tôi thì không! Nhưng không sao, giống mẹ mà xinh thì còn có cơ hội nuôi chó béc - giê.
Nhiều lúc tôi hay trêu vợ như thế! Con bé có cái tên cũng khá chảnh choẹ: Dương Nhật Linh. Về phía vợ tôi, cô ấy dạo này có vẻ bận hơn. Cũng phải, trợ lý giám đốc có lúc nào thảnh thơi đâu nào. Nghĩ nhiều lúc thương vợ nên tôi bắt đầu quán xuyến luôn cả việc nhà. Bỏ hẳn thú vui đánh tenis mỗi buổi chiều. Giờ đây trong tôi chỉ có gia đình, chỉ gia đình mà thôi!
Theo Nguoiduatin
Quốc hội chính thức thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động Với 88,87% ý kiến tán thành trên tổng số 448 đại biểu tham gia biểu quyết, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động vào cuối phiên làm việc sáng nay 25/6. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động sáng 25/6 (Ảnh: Như Văn) Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc...