Một lần đến nhà chị dâu phụ chị nấu ăn, tôi xót thương anh trai phải sống cùng một người vợ như vậy
Tôi không ngờ bên trong vẻ ngoài bóng bẩy, xinh đẹp của chị dâu lại là một người phụ nữ khủng khiếp như thế.
Tôi và chị dâu vốn chẳng có hiềm khích gì. Thậm chí trước đây, tôi còn lấy chị dâu làm hình mẫu phấn đấu cho mình. Ngay lần đầu tiên anh trai dẫn chị về ra mắt, tôi đã thích ngay. Chị ấy ăn nói dịu dàng, cư xử đúng mực, ăn mặc thì không có điểm nào để chê.
Váy áo của chị dâu tôi toàn hàng hiệu. Đã thế, chị còn biết cách phối đồ hợp vóc dáng nên càng tôn lên nước da trắng, thân hình thanh mảnh. Đi bên chị, anh tôi cứ gọi là “chìm nghỉm” dù ngoại hình của anh cũng không tệ.
Ngay sau khi cưới, bố mẹ tôi cho vợ chồng anh một số tiền lớn để mua đất. Anh chị tự lo phần tiền cất nhà. Dù chỉ có mỗi anh tôi là con trai nhưng bố mẹ tôi vẫn không muốn bắt dâu, không muốn sống chung với dâu vì sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc của anh tôi. Mẹ tôi nói ở riêng sẽ giữ được hình ảnh đẹp, ở chung thế nào cũng đụng chạm lại mâu thuẫn. Vì thế, chị dâu tôi thương bố mẹ tôi lắm.
Chị ấy ăn nói dịu dàng, cư xử đúng mực, ăn mặc thì không có điểm nào để chê. (Ảnh minh họa)
Hàng tuần, vợ chồng anh tôi về nhà chơi ngày chủ nhật. Tôi vẫn rất thần tượng chị dâu mình cho đến khi đến nhà anh chị chơi.
Hôm ấy tôi có việc phải xuống thành phố một ngày. Vì trưa không có chỗ nghĩ nên tôi đến nhà anh chị chơi, tiện thể xem thử cuộc sống của hai người thế nào. Mọi chuyện gần như đảo lộn so với suy nghĩ của tôi.
Đến nhà chị dâu, tôi đã choáng ngợp vì khung cảnh tan hoang bên trong. Nhà cửa bề bộn giấy tờ, quần áo, tất váy, cặp xách. Nhà mới cất nhưng bụi bẩn bám đầy. Nhà vệ sinh thì cáu vàng đến mức tôi phải lau dọn sạch sẽ mới dám đi. Chị dâu tôi đổ lỗi cho công việc bận bịu quá nên không dọn nhà được.
Đến khi thấy chị nấu ăn, tôi càng hoảng hồn hơn và chỉ muốn lôi anh trai mình về nhà nuôi cho yên tâm. Bếp bẩn không nói, đến gia vị cũng được đựng trong những cái hộp bẩn, cáu đen trên nắp. Khi chị dâu lấy hũ đường nấu ăn, tôi giật mình khi thấy trong hũ đường có một con gián chết.
Video đang HOT
Đến bữa cơm, tôi cố lắm vẫn không nuốt trôi một bát cơm. (Ảnh minh họa)
Thế mà chị ấy vẫn bình thản lấy con gián ra rồi dùng đường nấu ăn bình thường. Tôi hốt hoảng bảo chị ấy đổ hộp đường ấy đi nhưng chị ấy vẫn nói không sao, chuyện bình thường ở thành phố mà. Nghe xong, tôi “nhợn” tận cổ.
Khi nấu ăn, có con chuột cống thật to còn chạy xẹt qua chân làm tôi giật nảy mình. Kinh hoàng hơn khi tôi thấy nó chạy ra từ một góc tủ để đồ ăn thừa của anh chị. Chị dâu tôi cười hề hề bảo nhà không mèo nên chuột mới lộng hành như thế. Nhưng tôi thấy do chị ăn ở bẩn quá nên mới có chuột có gián như thế.
Đến bữa cơm, tôi cố lắm vẫn không nuốt trôi một bát cơm. Chị dâu cứ gắp thức ăn bỏ đầy bát mà tôi không nuốt nổi khi nhớ đến con gián chết và con chuột to như con mèo trong nhà anh chị. Tôi hoảng quá. Không ngờ phía sau người phụ nữ xinh đẹp, bóng bẩy như chị dâu tôi lại là một người bừa bộn, cẩu thả, sống bẩn như thế. Tôi có nên góp ý với anh trai để anh dạy bảo lại chị dâu không?
Theo afamily.vn
Dạy trẻ biết nói lời xin lỗi
Nếu bị ép nói xin lỗi khi chưa sẵn sàng, trẻ có thể ấm ức hơn và không thực sự biết cách đối diện với cảm xúc của bản thân.
Bài viết của tác giả Alice Hanscam trên Motherly chỉ ra sai lầm của nhiều phụ huynh trong cách dạy con.
"Nói xin lỗi đi!".
"Con có vẻ không thật lòng muốn xin lỗi mẹ".
"Bạn ấy sẽ không chơi với con nữa nếu con không xin lỗi ngay bây giờ".
Những câu trên nghe rất quen thuộc. Đây là một chủ đề mà nhiều phụ huynh quan tâm. Chúng ta muốn trẻ cư xử đúng mực, đồng cảm và thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác, biết cách xin lỗi thật tâm. Thế nhưng khi bắt chúng phải nói lời xin lỗi, bạn có nghĩ mình đang đi đúng hướng?
Ảnh: Motherly
Tôi nghĩ ép trẻ xin lỗi đồng nghĩa với việc phụ huynh đang truyền đạt những điều sau:
- Mẹ cần con xin lỗi để mẹ cảm thấy khá hơn về những chuyện vừa xảy ra.
- Đây là cách chúng ta giải quyết rắc rối.
- Mẹ muốn con làm theo những gì mẹ nói.
- Con cần được mẹ chỉ cho cách cảm nhận và cư xử trước mọi chuyện.
- Mẹ là người có quyền (kẻ lớn hơn và mạnh hơn là kẻ thắng).
Có lẽ đó không phải thông điệp mà bạn thực sự muốn nói với trẻ. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta cần khuyến khích trẻ học cách đánh giá tình huống, cảm nhận từ bên trong và nói ra lời xin lỗi mà không phải do ai ép buộc. Hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ. Bạn cảm thấy thế nào sau khi xích mích với một người bạn, bản thân vô cùng ấm ức nhưng bị buộc nói lời xin lỗi? Có thể bạn sẽ thấy tổn thương, cô độc và bị hiểu nhầm, từ đó khoảng cách với người bạn kia càng lớn thêm.
"Con xin lỗi", "Tớ xin lỗi" - Thực chất đó là những câu xuất phát từ nhu cầu của bố mẹ, không phải từ chính đứa trẻ. Bắt trẻ nói xin lỗi không giúp trẻ hiểu cảm xúc bản thân, lý giải cảm xúc và cách đối diện với nó. Để đạt được hiệu quả trong cách nuôi dạy con, bạn có thể làm theo những lời khuyên dưới đây.
1. Làm gương cho trẻ
Bạn hãy thành thật mỗi khi nói lời xin lỗi. Giọng nói và thái độ của bạn là những gì trẻ sẽ quan sát và bắt chước.
2. Xác định cảm xúc của người trong cuộc
Bạn hãy tưởng tượng, sau cuộc cãi vã đầy nước mắt giữa bạn và đứa con đang ở tuổi thanh thiếu niên, chồng bạn nói: "Anh biết chuyện này rất khó khăn. Anh sẽ ôm em một phút để em bình tĩnh lại nhé". Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Chắc hẳn nhẹ lòng hơn vì được thấu hiểu, quan tâm, từ đó dễ dàng nói lời ra xin lỗi với con vì đã quá nóng giận. Lời xin lỗi khi đó sẽ xuất phát từ tận đáy lòng.
3. Đưa ra những lựa chọn hoặc gợi ý
"Con có thể làm gì để giúp bạn đỡ buồn nhỉ?".
"Khi nào con cảm thấy sẵn sàng để làm hòa, bạn ấy sẽ vui lắm đấy".
"Con có muốn nói gì hay làm gì để bạn ấy biết là con thấy có lỗi không?".
Lời nói nhẹ nhàng, nụ cười, việc chia sẻ một món đồ chơi hay ngồi bên cạnh bạn cũng là cách trẻ xin lỗi, không nhất thiết phải nói một câu rõ ràng khi chưa thực sự thoải mái.
Bạn cũng nên khen ngợi để khuyến khích trẻ: "Ồ, con thật tốt bụng khi tặng con gấu bông yêu thích cho bạn ấy. Bạn ấy chắc chắn sẽ cảm thấy khá lên đấy. Cách xin lỗi của con thật dễ thương".
Như vậy, bạn đang giúp con tìm hiểu cách tạo dựng mối quan hệ lành mạnh. Dần dần, con sẽ tự giác nói lời xin lỗi do bản thân thực sự muốn thế. Một đứa trẻ cần nhiều thời gian để học hỏi và phát triển kỹ năng, do đó điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần nhớ khi nuôi dạy con là sự kiên nhẫn.
Thùy Linh
Theo VNE
Đặt quà Valentine qua mạng, chàng trai "ngã ngửa" khi thấy ship đến toàn... chuột Những tưởng sẽ có món quà ngọt ngào trong dịp Lễ tình nhân, thế nhưng, khi được shipper giao hàng thì mọi thứ đã khác... Trước thềm Valentine, các shop đã thi nhau update các mẫu socola mới, xinh đẹp đủ kiểu khiến ngay cả dân F.A cũng mê mẩn. Đây hẳn là một dịp để các đôi "chơi lớn", tặng nhau những...