Một kiểu bán hồ sơ mời thầu “kỳ lạ”
Thông báo mời thầu hình thức đấu thầu rộng rãi trên 3 số báo liên tục, nhưng nhà thầu không thể mua được hồ sơ vì người phụ trách bán hồ sơ thầu thường không có mặt tại nhiệm sở trong thời gian bán hồ sơ.
Mới đây Văn phòng báo Dân trí tại Cần Thơ nhận được nhiều đơn thư của một số doanh nghiệp phản ánh việc họ không mua được hồ sơ dự thầu của Sở GD-ĐT Hậu Giang mặc dù có thông báo bán hồ sơ rộng rãi.
Thông báo đấu thầu rộng rãi nhưng doanh nghiệp không thể mua được hồ sơ dự thầu.
Theo đó, Sở GD-ĐT Hậu Giang thông báo mời thầu một số gói thầu thuộc dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, khó khăn hỗ trợ vật chất trường chuyên, sư phạm, thời gian bán hồ sơ từ ngày 28/8, chốt hồ sơ và mở thầu vào sáng 5/9.
Anh Phạm Khoa Nam, nhân viên công ty Tin học – Điện tử – điện lạnh Phi Long cho biết: Trong suốt thời gian bán hồ sơ thầu, trong giờ hành chính, ngày nào anh cũng có mặt tại phòng Kế hoạch – Tài chính của Sở GD-ĐT để mua hồ sơ. Theo thông báo, nếu không gặp đuợc bà Tường Di ở nơi làm việc thì có thể liên hệ qua số điện thoại 0939781700. Tuy nhiên mỗi ngày anh gọi hàng chục lần mà bà Di vẫn không nghe máy. Trong khi đó việc bán hồ sơ không được bàn giao lại cho bất cứ ai khác, bởi vậy anh Nam không thể mua được hồ sơ dự thầu.
Ngày 30/8, PV Dân trí trong vai một doanh nghiệp đi mua hồ sơ thầu. Quả thật suốt từ ngày 30/8 đến ngày 6/9, PV không thể mua được hồ sơ dù đã làm đủ mọi cách như ngồi đợi liên tục từ sáng đến trưa, từ trưa tới chiều nhờ lãnh đạo Phòng, Giám đốc Sở can thiệp Gọi hàng chục cuộc điện thoại vào máy bà Di (máy có đổ chuông nhưng không có người nghe).
Video đang HOT
Bà Di luôn vắng mặt ở nơi làm việc, gọi điện không nghe máy
Hồi 14 giờ 50 phút ngày 4/9, phóng viên điện thoại cho ông Nguyên Văn Bên – Phó trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính, nhờ ông Bên liên lạc với bà Di nhắc có người đang chờ mua hồ sơ. Ông Bên trả lời: “Việc này lãnh đạo phân công cô Di, bây giờ cô Di đang đi kho bạc chút xíu cô Di về, cô ngồi đợi đi”. Nhưng chúng tôi ngồi đợi mãi cũng không thấy bà Di đâu.
16 giờ 15 phút, PV qua phòng ông Lê Hoàng Tươi – Giám đốc Sở GD-DT – để trình bày việc đã đợi chờ nhiều ngày để mua hồ sơ dự thầu nhưng vẫn không gặp được người bán, ông Tươi hồn nhiên cho biết không biết nhân viên mình đi đâu và làm gì, thậm chí ông này còn nói chính ông cũng không liên lạc được với bà Di, nếu chúng tôi muốn gặp thì cứ ngồi chờ hoặc… lấy xe máy đi tìm (!)
Anh Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Tin học điện tử điện lạnh Phi Long, thắc mắc, tại sao đã thông báo mời thầu rộng rãi lại không bố trí người có trách nhiệm bán hồ sơ? Cũng theo anh Tuấn, không tổ chức được việc bán hồ sơ đến tay người muốn tham gia đấu thầu là có dấu hiệu vi phạm Luật đấu thầu vì theo điều 12 của Luật sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu năm 2009 quy định các hành vi bị cấm trong đấu thầu có nêu rõ: Bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu.
Mới đây PV Dân trí có cuộc trao đổi với ông Lê Hoàng Tươi, Giám đốc Sở GD-ĐT Hậu Giang, ông Tươi nói do bận khai giảng năm học mới nên việc thông báo mời thầu, đăng báo, bán hồ sơ giao cho Phòng Kế hoạch – Tài chính chịu trách nhiệm chính. PV đặt câu hỏi tại sao thông báo mời thầu thời gian theo quy định là 10 ngày nhưng có tới 3 ngày nghỉ mà không trừ ra để nhà thầu kịp làm hồ sơ? Ông Tươi trả lời việc đăng nội dung mời thầu trên báo ông không biết và cũng không được xem qua mà do Phòng Kế hoạch – Tài chính tự làm. Ông Tươi nói: “Với vai trò là người đứng đầu, tôi thấy thiếu sót, nhận trách nhiệm và tiến hành họp lãnh đạo Sở để xem xét lại vụ việc, đồng thời tiến hành kiểm điểm các cá nhân có liên quan”.
Phóng viên lại đặt câu hỏi: Tại sao cách đây 2 ngày, PV trong vai người đi mua hồ sơ nhiều ngày không mua được, đã gặp trực tiếp Giám đốc Sở phản ánh, đề nghị gọi bà Phạm Thị Tường Di tới nhiệm sở làm việc nhưng ông Tươi lại làm ngơ? Ông Tươi không có câu trả lời.
Ông Tươi “nhận thiếu sót”
Ông Bền đổ lỗi cho nhân viên cấp dưới.
Theo lời giới thiệu của ông Tươi, chúng tôi tiếp tục gặp ông Trần Văn Bên – Phó trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính, là người trực tiếp phụ trách vụ hồ sơ thầu. Ông Bên đổ lỗi cho nhân viên cấp dưới và viện nhiều lý do khác như bận năm học mới, bận nhiều việc khác mà lãnh đạo đã phân công…
Trao đổi về việc này, ông Trần Thành Lập – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang – cho biết: “Các gói thầu thuộc Sở GD-ĐT làm chủ đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nên Sở này phải thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi sẽ yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT xác định và trả lời vì sao người được phân công không có mặt để bán hồ sơ cho nhà thầu, đi vắng thời gian dài, rời khỏi phòng liên tục có lý do hay không, đi khỏi phòng có bàn giao công việc lại cho người khác hay không, tại sao không nghe điện thoại…”.
Theo Dantri
Yêu cầu Trung Quốc hủy mời thầu dầu khí gần Hoàng Sa
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu dầu khí gần quần đảo Hoàng Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, và yêu cầu hủy ngay việc mời thầu này.
Ngày 31/8, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 28/8, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
"Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị".
Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Nhóm đảo An Vĩnh, trong đó có đảo Cây, nhìn từ trên không. Ảnh: Oceandots
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thành lập trụ sở của cái gọi là chính quyền thành phố Tam Sa trên đảo, thiết lập cơ sở đồn trú quân sự cũng như xây dựng các công trình hạ tầng trên Hoàng Sa. Việt Nam phản đối những hành động này.
Trong số 26 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc mời có 22 lô trên Biển Đông, một lô ở vịnh Bột Hải và số còn lại ở biển Hoa Đông, gần nơi có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Hồi tháng 6, cũng công ty này đã ngang nhiên gọi thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một hành động bị Việt Nam cũng như nhiều chuyên gia, học giả quốc tế phản đối mạnh mẽ.
Theo VNE
Thuốc đấu thầu mỗi nơi một giá Tại hội nghị về công tác đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế do Bộ Y tế tổ chức ngày 24-8, nhiều bất cập trong quá trình thực hiện quy định về đấu thầu thuốc hiện nay đã được chỉ ra. Chẳng hạn như trong năm 2001, cùng một loại thuốc thành phẩm, do cùng cơ sở sản xuất lại...