Một khối tóc nặng gần 1 kg trong bụng bé gái 11 tuổi
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa mới phẫu thuật thành công lấy ra một khối tóc lớn trong dạ dày một bé gái.
Theo đó, bệnh nhi là Đàm Nguyễn Mai Ph. (SN 2010), ở phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa. Từ khi còn nhỏ (khoảng 2 tuổi), cháu Mai Ph. hay có thói quen bứt tóc bà và mẹ đưa vào miệng ngậm, nhai, gia đình nghĩ trẻ con hay chơi đùa nên không để ý. Mấy ngày gần đây, cháu kêu đau bụng vùng thượng vị, đau âm ỉ kèm nôn ra dịch vàng, gia đình nhanh chóng đưa trẻ vào bệnh viện Nhi Thanh Hóa thăm khám.
Các Bác sĩ Bệnh viện nhi Thanh Hóa thực hiện ca mổ lấy khối tóc khỏi dạ dày cháu Mai Ph.
Bệnh nhi nhập viện được đưa tới khoa Ngoại Tổng Hợp trong tình trạng: Trẻ tỉnh, thể trạng gầy yếu. Được các Bác sĩ khám lâm sàng thấy chướng vùng lệch về thượng vị, sờ thấy một khối cứng vùng thượng vị trên rốn chiếm 1/3 ổ bụng, không có phản ứng thành bụng, không có phản ứng phúc mạc. Kết quả siêu âm ổ bụng: phát hiện trong dạ dày có khối bã thức ăn lớn rắn chắc. Nội soi dạ dày: Thấy một khối u tóc lớn bên trong, chiếm gần hết dạ dày nên không thể lấy khối u tóc bằng nội soi thông thường. Chụp CT- Scaner ổ bụng: Thấy dị vật chiếm gần toàn bộ dạ dày kéo dài đến D3 tá tràng.
Khối tóc nặng gần 1kg được lấy ra từ bụng bệnh nhi Mai Ph.
Video đang HOT
Sau khi hội chẩn các bác sĩ thống nhất chẩn đoán: Dị vật đường tiêu hoá nghi do hội chứng Rapunzel phải Phẫu thuật mở dạ dày theo đường dọc thân vị mặt trước dài khoảng 9cm. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, một khối u tóc nặng gần 1kg, kích thước: 40×12x8 cm, giống hình đuôi cá được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhi. Hiện tại, sau mổ sức khỏe cháu Mai Ph. tỉnh táo, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Th.Bs.Nguyễn Đình Vương – phó khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: ” Bệnh nhi Mai Ph. mắc phải hội chứng Rapunzel rất hiếm gặp: Người bệnh thường có biểu hiện ăn chính tóc của mình hoặc của người khác, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột. Như trường hợp nêu trên ,trẻ sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như: Loét dạ dày, vàng da tắc mật, viêm tụy cấp. Trong đó 85 – 95% bệnh nhân có biểu hiện: Đau bụng, nôn, viêm dạ dày, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy; một số ca thủng ruột dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng hoặc máu và có khoảng 4% tử vong. Nguyên nhân hội chứng chưa được xác định, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức, hoặc có thể là do thiếu sắt hay mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten). Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa hành vi ăn tóc xảy ra. Phụ huynh của trẻ mắc hội chứng này cần tham gia điều trị cùng với bác sĩ để trẻ được hỗ trợ, đồng thời cải thiện hành vi “ăn tóc” và giúp trẻ có tinh thần tốt hơn”.
Điều trị cho bệnh nhân bị đa polyp đại trực tràng di truyền hiếm gặp
Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy vừa thực hiện phẫu thuật nội soi điều trị cho một bệnh nhân nữ bị đa polyp đại trực tràng.
Thực hiện phẫu thuật nội soi điều trị đa polyp đại trực tràng cho người bệnh.
Bệnh nhân nữ H.T.H (sinh năm 1988, trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ quanh rốn, có lúc quặn thành cơn.
Cuối năm 2020, bệnh nhân đã đến khám sức khỏe tại Bệnh viện Bãi Cháy và được chẩn đoán đa polyp đại trực tràng. Kết quả nội soi gây mê đại trực tràng phát hiện manh tràng, trực tràng có nhiều polyp (trên 100 polyp) có hình dáng, kích thước khác nhau.
Kết quả giải phẫu bệnh của bệnh nhân là u tuyến ống loạn soạn độ thấp. Điều đáng chú ý là bố và chị gái của bệnh nhân đã mắc căn bệnh đa polyp đại trực tràng và trải qua phẫu thuật điều trị.
Hình ảnh nội soi đại trực tràng của người bệnh.
Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa kết luận chẩn đoán: Đa polyp đại trực tràng và chỉ định phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng, nối đoạn cuối ruột non với ống hậu môn cho người bệnh.
3 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe ổn định, có thể đi lại và ăn uống bình thường.
BSCKI. Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp cho biết: Bệnh đa polyp gia đình là một tình trạng hiếm gặp. Đây là một bệnh di truyền gây ra bởi một khiếm khuyết trong gen ức chế khối u đa chức năng. Đa số người mắc thừa hưởng gen này từ cha mẹ. Nhưng có khoảng 25 - 30% ca bệnh là do sự đột biến trong gen xảy ra tự phát.
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật.
Polyp và ung thư đại trực tràng có xu hướng gặp nhiều người trong gia đình, cho thấy các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển polyp. Vì vậy, để phòng tránh, tầm soát bệnh, các bác sĩ khuyến cáo:
Người dân, đặc biệt là những người bệnh có tiền sử bệnh lý polyp đại trực tràng nội soi đại trực tràng nên thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện nội soi đại trực tràng tầm soát ung thư tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
Do tính chất di truyền bệnh, khi một người trong gia đình mắc đa polyp đại tràng, ung thư đại tràng thì người thân như bố/mẹ/con phải đi khám sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt.
Để nâng cao sức khỏe, phòng tránh nguy cơ ung thư đại tràng, mỗi người nên chú ý tới các biện pháp như: Ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế đồ chiên dầu mỡ, giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ đúng giờ, tránh áp lực, stress trong công việc...
Chẩn đoán đa polyp gia đình dựa các triệu chứng lâm sàng: rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy) kéo dài, đại tiện phân có máu, gầy sút cân. Người bệnh gặp phải những dấu hiệu này cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Hầu hết những người mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình cần phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng để ngăn ngừa ung thư.
Tự cắt dây rốn bằng dao thái đồ ăn, trẻ sơ sinh bị uốn ván nặng Tự dùng dao thái đồ ăn để cắt dây rốn, một trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị nhiễm trùng uốn ván nặng đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cứu sống. Ngày 29/4, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết vừa cứu sống bệnh nhi Giàng Thị D. 7 ngày tuổi ở xã...