Mốt khăn trùm ‘facekini’ lại rộ lên giữa nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc
Những phụ kiện chống nắng như khăn trùm “ facekini” nhanh chóng được bán hết ở Trung Quốc, giữa lúc cái nắng thiêu đốt bao trùm nhiều khu vực, đặc biệt là ở miền bắc nước này.
Với nhiệt độ không khí vượt mức 35 độ C và nhiệt độ mặt đất tăng cao tới 80 độ C ở một số vùng của Trung Quốc, người dân và du khách đã mang theo quạt cầm tay và che kín người khi đi ra đường. Một số loại nón mũ thậm chí còn có quạt tích hợp, theo báo The Guardian.
Facekini – loại khăn trùm che kín phần đầu, mặt và cổ, chỉ chừa khoảng trống cho mắt, mũi và miệng của người đeo – cũng như bao tay dài che phủ cánh tay, mũ rộng vành và áo khoác nhẹ làm từ vải chống tia cực tím, đã được nhiều người tìm mua và nhanh chóng cháy hàng. Theo Đài CCTV, phiên bản mới nhất của facekini – chỉ chừa trống mỗi mắt – đang được ưa chuộng.
Facekini với màu sắc và họa tiết lấy cảm hứng từ hý kịch Trung Quốc ở một bãi biển tại Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc). Ảnh VCG
“Facekini bán rất chạy vì nó che được khóe mắt, nơi tàn nhang có thể dễ dàng hình thành”, một tiểu thương tại Nghĩa Ô nói trong phóng sự gần đây của CCTV. Cô cho biết doanh số bán facekini đã tăng 30% mỗi năm tại công ty cô.
Facekini không phải là sản phẩm hay trào lưu mới ở Trung Quốc và đặc biệt phổ biến ở Thanh Đảo, thành phố miền bắc nổi tiếng với các bãi biển, trong nhiều năm nay. Song các nhà phân tích nói rằng loại phụ kiện này đang trở nên ngày càng phổ biến rộng rãi, theo Global News.
Một nhóm sử dụng facekini khi đi biển ở Trung Quốc. Ảnh VCG
Đài CGTN hôm 21.7 cho biết tại thành phố Nghĩa Ô (thuộc tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc), nơi được mệnh danh là “siêu thị của thế giới”, danh mục hàng hóa bán chạy nhất hiện nay luôn có các loại phụ kiện chống nắng và làm mát cơ thể, từ nón lưỡi trai kết hợp khẩu trang, quạt mini đeo như đồng hồ cho đến facekini và bao tay dài.
Trong khi facekini và bao tay thường đi liền với phụ nữ ở Trung Quốc, thì các sản phẩm chống nắng cũng đang ngày càng phổ biến với nam giới, theo China Daily. Trên sàn thương mại điện tử JD của nước này, doanh số bán mũ chống nắng dành cho nam giới đã tăng gấp đôi so với năm trước.
Châu Âu có thể không còn là nơi du lịch hè lý tưởng, vì sao?
Theo Global News, dữ liệu từ công ty tư vấn China Insights có trụ sở tại Thượng Hải cho thấy thị trường trang phục và phụ kiện chống nắng của Trung Quốc dự kiến tăng trưởng với tốc độ 9,4%/năm từ năm 2021 đến năm 2026, với quy mô thị trường đạt 95,8 tỉ nhân dân tệ vào năm 2026.
Facekini ngày càng phổ biến tại Trung Quốc. Ảnh VCG
Dữ liệu từ nền tảng mua sắm Tmall của tập đoàn Alibaba cho thấy trong lễ hội mua sắm lần thứ 618 năm nay, được tổ chức vào tháng 6, doanh số bán trang phục và phụ kiện chống nắng “thế hệ mới” đã tăng 180% so với cùng kỳ năm ngoái, với số lượng sản phẩm chống nắng được mua trên mỗi người tiêu dùng cao gấp hai đến ba lần so với những năm trước.
Năm nay, Trung Quốc đã ghi nhận kỷ lục về số ngày có nhiệt độ cao. Chẳng hạn tại Bắc Kinh, từ năm 1951 đến năm ngoái, thành phố chỉ trải qua 6 ngày nhiệt độ lên tới 40 độ C, tất cả đều được ghi nhận trong những năm khác nhau. Song chỉ tính riêng trong năm nay, thủ đô trung Quốc đã trải qua 4 ngày nắng nóng 40 độ C.
Tại thị trấn Tam Bảo thuộc khu tự trị Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc, nhiệt độ hôm 16.7 lên đến 52,2 độ C, thiết lập kỷ lục mới về mức nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở nước này.
Doanh thu bán nhiên liệu đáng kinh ngạc của Nga trong 100 ngày đầu chiến sự
Nga đã thu về 98 tỉ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Báo cáo cho biết phần lớn nguồn cung được chuyển đến Liên minh châu Âu (EU).
Theo hãng tin AFP, báo cáo trên do Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan đưa ra trong bối cảnh Kiev kêu gọi phương Tây ngừng mọi hoạt động thương mại với Nga, nhằm mục tiêu cắt đứt nguồn thu tài chính của Điện Kremlin. Đầu tháng này, EU đã chấp thuận ngừng hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu của Nga và đặt mục tiêu giảm 2/3 lô hàng khí đốt trong năm nay.
Theo báo cáo, EU chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga trong 100 ngày đầu tiên nổ ra xung đột với Ukraine, trị giá khoảng 60 tỷ USD. Các nhà nhập khẩu hàng đầu khác là Trung Quốc với 13,2 tỉ USD, Đức với 12,6 tỉ USD và Italy với 8,1 tỉ USD.
Nguồn nhiên liệu hóa thạch mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Nga đến từ dầu thô với 48 tỉ USD, tiếp theo là khí đốt, các sản phẩm dầu, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá.
Ngay cả khi xuất khẩu của Nga giảm mạnh vào tháng 5, do các quốc gia và doanh nghiệp cắt giảm nguồn cung cấp để đáp trả chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá nhiên liệu tăng đã tiếp tục mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Điện Kremlin, với doanh thu xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục.
Theo CREA, giá xuất khẩu năng lượng trung bình của Nga cao hơn năm ngoái khoảng 60%. Một số quốc gia đã tận dụng cơ hội phương Tây quay lưng với Moskva để mua khí đốt từ nước này - bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Pháp, báo cáo cho biết thêm.
Nhà phân tích Lauri Myllyvirta của CREA cho biết: "Khi EU đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga, Pháp đã tăng cường nhập khẩu để trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới."
Vì hầu hết nguồn cung LNG trong số này là lô hàng giao ngay mà không phải hợp đồng dài hạn, vị chuyên gia này cho rằng Pháp đang cố tình sử dụng năng lượng của Nga bất chấp việc Moskva triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ông Myllyvirta kêu các nước cần "hành động đi kèm lời nói" bằng cách áp đặt lệnh cấm vận nhiên liệu hóa thạch của Moskva.
Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) nỗ lực khống chế ổ dịch mới COVID-19 Ngày 13/6, chính quyền thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đang chạy đua để dập ổ dịch mới COVID-19 bùng phát tại một quán bar, theo đó tiến hành xét nghiệm bắt buộc đối với hàng triệu người và cách ly hàng nghìn người. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 11/6/2022....