Một khách hàng trải nghiệm đi xuyên Việt bằng xe máy điện PEGA-S
Hiện nay, xe điện ở Việt Nam chưa được đánh giá cao, nhưng thực tế ở trên thế giới lại đang là phương tiện phát triển nhanh nhất, được liên tục ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là bảo vệ môi trường.
Chiếc xe máy điện PEGA-S trên hành trình của anh Vinh Dương. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Ở Việt Nam, thời gian qua thương hiệu xe điện PEGA đã cho ra mắt dòng xe ga điện cao cấp PEGA-S có kiểu dáng hợp thị hiếu của người Việt với kích thước to và sang trọng. Sản phẩm này đã nhận được đánh giá cao từ cộng đồng khách hàng sử dụng, từ chất lượng tới công năng sử dụng và đặc biệt là mức giá hợp lý.
Vì quá yêu thích và muốn trải nghiệm sản phẩm này nên anh Vinh Dương – khách hàng sử dụng PEGA-S ở Hà Nội đã có một cuộc hành trình táo bạo, đi xuyên Việt từ Bắc vào Nam trên chiếc xe điện PEGA-S của mình.
Anh Vinh Dương, khách hàng đầu tiên ở Việt Nam trải nghiệm xe điện PEGA-S đi xuyên Việt. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Anh đã quyết định thực hiện thử thách này là để chứng minh xe điện không hề thua kém xe máy xăng, có thể đi quãng đường xa liên tục, có thể vượt các địa hình đồi núi, đèo dốc mà nhiều dòng xe khác cũng gặp khó khăn.
Theo kế hoạch, hành trình xuyên Việt của anh Vinh Dương bằng xe điện PEGA-S diễn ra trong vòng 10 ngày và chia thành 10 chặng, đi từ Móng Cái đến Đất Mũi (Cà Mau).
Sau 4 ngày xuất phát, anh Vinh Dương đã chinh phục Quảng Ngãi, đặt chân tới thành phố Đà Nẵng, vượt qua đèo Hải Vân nghìn trùng dù thời tiết mưa gió. Để có thể đi xa và liên tục được như vậy, chiếc xe PEGA-S của anh đã được trang bị viên pin Lithium với thông số 92Ah, mỗi một lần sạc đi được từ 250-300km và trang bị sạc nhanh 15A có thể sạc đầy pin chỉ trong 3 giờ.
Video đang HOT
Chiếc xe máy điện PEGA-S trên hành trình của anh Vinh Dương tại Hà Tĩnh. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Do đó, sau khoảng 100-150km di chuyển, anh có thể tranh thủ sạc 30-45 phút trong lúc nghỉ ngơi. Trung bình mỗi ngày anh có thể di chuyển hơn 300km cho mỗi chặng.
Đây là thông số lý tưởng cho 1 mẫu xe điện có thể hoàn toàn đánh bại xe máy xăng khi chỉ tốn hơn 3.000 đồng tiền điện sạc cho quãng đường di chuyển 100km trong khi chi phí cho xe máy xăng cần tới 60.000 đồng. Hơn nữa, xe máy điện lại thân thiện với môi trường, không ồn ào, không xả khói bụi.
Chia sẻ về lựa chọn xe máy điện cho hành trình của mình, anh Vinh Dương cho biết, với xe máy xăng đi liên tục 100km là tay đã mỏi vì rung lắc, tuy nhiên ở xe điện thì vẫn rất thoải mái vì di chuyển êm, không rung, không lắc.
Ngoài ra động cơ PMSM 4000W của PEGA-S khỏe, có thể leo đồi dốc dễ dàng, đó là lý do anh chọn PEGA-S để chinh phục hành trình xuyên Việt này.
Chiếc xe máy điện PEGA-S trên hành trình của anh Vinh Dương tại đèo Hải Vân. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Đi xuyên Việt bằng ô tô hay xe máy xăng đã là chuyện khó khăn, còn với xe điện thì quả là điều khó tin, tuy nhiên điều đó đã trở thành hiện thực với PEGA-S. Đây là minh chứng rõ nhất đã không còn khoảng cách giữa xe máy xăng và xe điện.
Sở hữu nhiều công nghệ mới, di chuyển êm ái tốt cho sức khỏe, bảo vệ môi trường và đặc biệt tiết kiệm chi phí, xe điện xứng đáng là sản phẩm thay thế xe máy xăng, anh Vinh Dương tiết lộ thêm./.
Thị trường sụt giảm, người tiêu dùng quay lưng với xe điện?
Sản lượng xe điện hai bánh năm 2020 tại Việt Nam giảm mạnh so với năm ngoái, nhiều doanh nghiệp xe đạp điện và xe máy điện buộc phải dừng sản xuất. Liệu có phải người tiêu dùng đang quay lưng với xe điện?
Nhiều doanh nghiệp cho biết thị trường xe điện (bao gồm xe đạp điện và xe máy điện) Việt Nam năm 2020 sụt giảm mạnh. Theo ước tính của nhiều doanh nghiệp, doanh số bán ra trong năm nay có thể giảm từ 30 - 50% so với năm trước.
Hiện không có một con số nào thống kê chính xác lượng xe điện đã bán ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu từ Cục Đăng kiểm (dựa trên số xe đã được cấp chứng nhận và tem kiểm định để bán ra*) cũng cho thấy thị trường đang bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Theo số liệu thống kê, năm 2018, thị trường Việt Nam có 14 doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện với sản lượng 46.373 xe. Năm 2019, số doanh nghiệp sản xuất lắp ráp giảm xuống còn 11 nhưng sản lượng tăng đáng kể với 52.938 xe.
Tính đến hết tháng 8/2020, thị trường ảm đạm kéo theo nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất. Số liệu từ Cục Đăng kiểm cho thấy, hiện chỉ còn 4 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe đạp điện với lượng xe sản xuất ra là 21.318 xe, chưa bằng một nửa năm ngoái.
Mảng xe đạp điện hiện đang được cho là đang "thoái trào", giám đốc một hệ thống xe điện tại Hà Nội cho biết người dùng đang có xu hướng dịch chuyển sang các dòng xe máy điện và xe gắn máy 50cc bởi các dòng xe này trên thị trường hiện nay có chất lượng tốt hơn. Xe đạp điện đang chỉ bán nhiều ở các vùng nông thôn hoặc tỉnh lẻ nhất là từ miền Trung trở vào.
Trong khi đó, mảng xe máy điện cũng bị ảnh hưởng nặng sau 2 năm tăng trưởng tốt. Thị trường xe máy điện phát triển mạnh vào 2018 - 2019 khi VinFast nhảy vào lĩnh vực này với 3 mẫu xe Klara, Impes và Ludo. Năm 2019, Việt Nam cũng đón nhận thêm một thương hiệu xe điện nữa là Yadea.
Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm, năm 2018, Việt Nam có 39 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy điện với tổng sản lượng 212.924 xe. Sang năm 2019, doanh nghiệp sản xuất tăng lên con số 40 với sản lượng sản xuất trong cả năm là 237.742.
Dù vậy tính đến hết tháng 8/2020, chỉ còn 28 doanh nghiệp còn sản xuất với tổng số 152.710 xe, giảm đáng kể so với năm 2019. Đối với xe máy điện và xe đạp điện các sản phẩm vẫn chủ yếu lắp ráp trong nước.
Theo đánh giá, những dịch Covid - 19 là nguyên nhân lớn nhất khiến cho thị trường xe điện Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ giảm về sức mua, dịch bệnh còn khiến nguồn cung bị "đứt gãy" trong một thời gian khá dài. Điều này ảnh hưởng đến sản xuất bởi hầu hết linh kiện xe điện hiện nay vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nguồn gốc không minh bạch, công nghệ xử lý pin sau khi sử dụng hiện là những vấn đề quan trọng nhất của mảng xe điện tại Viêt Nam
Tuy nhiên, theo nhận định, sự sụt giảm của thị trường xe máy điện chỉ là tạm thời. Theo nhận định của đại diện Yadea và Pega, thị trường xe điện có tốc độ tăng trưởng trung bình 30 - 40%/năm. Đáng quan tâm, người tiêu dùng vẫn duy trì xu hướng dịch chuyển sang phương tiện sạch, tiết kiệm và thân thiện với môi trường nên thị trường này vẫn có tiềm năng tăng trưởng hơn so với xe máy xăng.
Tuy nhiên, nhu cầu là có thực, nhưng năng lực sản xuất, dịch vụ và cả việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp xe điện vẫn là những điều kiện tiên quyết để tạo ra "cú hích" đối với thị trường xe máy điện trong nước. Mặt khác, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc "đào thải tự nhiên" khiến các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm kém chất lượng hơn phải rời bỏ thị trường khi không có đủ sức thu hút đối với người tiêu dùng.
Hãng xe điện PEGA tiếp tục hé lộ đơn hàng xuất khẩu quốc tế trị giá 100 tỷ đồng Là thương hiệu xe điện đầu tiên của Việt Nam đã xuất khẩu đơn hàng gần 70 tỷ đồng đi quốc tế trong năm 2020, PEGA vừa hé lộ sẽ tiếp tục có những mẫu xe điện công nghệ của hãng được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. PEGA là thương hiệu xe điện hàng đầu tại Việt Nam, được...