Một HTX có lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng/năm nhờ làm nông trại “sạch” từ A-Z
“Sạch” từ trồng đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến… là những gì bà con huyện Đăk Hà đang thực hiện, để xây dựng một nông trại hữu cơ hoàn chỉnh.
Sạch ngay từ đầu
Trên mảnh đất cằn cỗi, và những vườn cao su hết chu kỳ khai thác, đất trồng sắn bạc màu… mấy năm qua, các xã viên HTX Nông nghiệp Bắc Tây Nguyên Farm đã cần mẫn gầy dựng, vun trồng để trở thành trang trại cây ăn trái tổng hợp với diện tích 16ha.
Cà phê nhân của Hợp tác xã được phơi trên bạt. Ảnh: T.H
Cùng đi với Giám đốc HTX Bùi Thị Thúy, chúng tôi thỏa sức ngắm nhìn các loại cây trĩu quả. Đầu tiên là chuối tiêu hồng đang kỳ thu hoạch, rồi đến chuối tây Thái Lan cho lứa quả thứ 2. Bên hông nhà là vườn cây ăn quả với đủ loại: Mít, sầu riêng, bơ được trồng sát hàng rào. Giữa vườn là cam, quýt, táo… cây nào quả cũng dày đặc, trĩu cành.
Chị Thúy chia sẻ: “Tiền thân HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Tây Nguyên Farm là tổ hợp tác của mấy anh em cùng khát vọng sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi sản phẩm hữu cơ góp vốn cùng làm. Mỗi loại cây đều có một câu chuyện riêng, chứa đựng công sức và hy vọng của mỗi thành viên HTX. Ví như vườn chuối được hình thành sau rất nhiều trăn trở, vì đây là đất đi thuê, thời hạn chỉ 5 năm, nên đầu tư cây gì để nhanh thu, ít vốn, dễ tiêu thụ là cả một vấn đề… Cuối cùng chọn cây chuối, loại cây khá dễ trồng, đầu tư không lớn lắm, nhanh được thu, và nhất là thị trường tiêu thụ thuận lợi. Còn các cây khác, chúng tôi đều chọn giống chất lượng cao”.
Video đang HOT
Xác định làm nông nghiệp hiện đại, phải ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ, mới có thương hiệu và dễ bán, nên toàn bộ 16ha cây ăn quả đều được đầu tư theo quy trình VietGAP, đảm bảo sạch, an toàn từ chăm sóc đến thu hái, bảo quản.
Vì vậy, các loại trái cây của HTX sản xuất ra, được thị trường đón nhận. Hiện, toàn bộ sản phẩm chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan đã được các doanh nghiệp ký kết, bao tiêu sản phẩm với giá 7.000 đồng/kg, năng suất trung bình 600 tấn/năm, lợi nhuận trên 2 tỷ đồng.
Đưa công nghệ vào chế biến đặc sản
Với nông dân Đăk Hà, cà phê là cây chủ lực, quen thuộc và cũng là cây được HTX Bắc Tây Nguyên Farm chú trọng. Song, khác với sản xuất đại trà, việc làm ra hạt cà phê được thực hiện theo quy trình hiện đại hơn, năng suất, chất lượng cao.
Tiếp khách với ly cà phê buổi sáng, chị Thúy giãi bày: “Một ly cà phê thơm ngon, chính là những quả cà phê chín đều khi hái, chọn lọc kỹ càng, chế biến công phu…”.
Theo chị Thúy, điều tạo nên hương vị cà phê riêng của HTX là sử dụng công nghệ chế biến ướt. Cà phê hái về, được chế biến ngay, không ủ đống, vì sẽ làm quả lên men.
Đầu tiên, cà phê được đưa vào bể rửa, sàng lọc quả hư, loại bỏ quả xanh, sau đó, đưa qua máy trượt vỏ trấu bên ngoài, nhưng vẫn giữ được lớp vỏ lụa. Sơ chế xong phơi khô, phân loại theo kích cỡ, lúc rang xay mới bóc vỏ lụa. Do vậy, bột cà phê nhân rang xay nguyên chất 100%, giữ được hương thơm.
Diện tích cà phê của HTX chỉ hơn 10ha. Song, họ không chú trọng diện rộng, mà chú tâm chiều sâu, để có loại cà phê thực sự tốt cho người dùng.
Các thành viên tuân thủ nghiêm ngặt việc ghi chép cách chăm sóc, sử dụng phân hữu cơ, phun thuốc trừ sâu sinh học, và bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch…
Vì thế, mỗi hạt cà phê được tạo ra bằng cả cái tâm của người trồng. Hiện, cà phê rang xay của HTX được tiêu thụ ở một số thị trường như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…
Hiện, HTX đang đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận là sản phẩm OCOP, để có cơ hội đưa sản phẩm ra thị trường rộng lớn hơn.
Nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng, phù hợp tiến trình phát triển, nhưng cũng đầy nhọc nhằn, chỉ những người thực sự tâm huyết và quyết tâm mới thành công.
Lâm Đồng đảm bảo an toàn hồ đập đón mùa mưa lũ
Lâm Đồng là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao với diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao đến nay đạt gần 60.000ha.
Trong đó, giá trị thu nhập bình quân đạt 178 triệu đồng/ha/năm, diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân 350 triệu đồng/ha/năm.
Ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Ngành nông nghiệp của Lâm Đồng đạt được những kết quả trên có vai trò rất lớn của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất. Hệ thống này có vai trò hàng đầu, quyết định các vấn đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất".
Con đập tại huyện Đơn Dương thường xuyên được kiểm tra, duy tu. Ảnh: P.V
Hiện nay, tại Lâm Đồng có khoảng 430 công trình thủy lợi (47 công trình do tỉnh quản lý, hơn 380 công trình do huyện quản lý). Hệ thống các công trình đập, hồ chứa trên đã chủ động được nguồn nước tưới cho hơn 43.000ha đất canh tác. Hiện, diện tích gieo trồng được tưới đạt hơn 63%. Trong đó, diện tích ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước khoảng gần 38.000ha.
"Trong thời gian qua, được Bộ NNPTNT quan tâm và cùng với nhiều nguồn vốn khác của địa phương, các chương trình đề án, hệ thống thủy lợi của tỉnh Lâm Đồng đã từng bước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu cơ bản phục vụ sản xuất. Cùng với đó, công tác đảm bảo an toàn đập luôn được chú trọng, các công trình có nguy cơ mất an toàn cao cơ bản được sửa chữa, nâng cấp kịp thời. Việc triển khai các quy định liên quan đảm bảo an toàn đập được triển khai và áp dụng đồng bộ. Vì vậy, đến nay tại địa phương chưa có công trình nào xảy ra sự cố gây mất an toàn" - ông Nguyễn Văn Châu thông tin.
Theo ông Châu, hiện nay, phần lớn các hồ thủy lợi vừa và nhỏ đã sử dụng từ nhiều năm trước. Một số hồ, đập trên địa bàn có thời gian sử dụng từ 30 - 40 năm.
Trong điều kiện thiếu kinh phí, số liệu tính toán, kỹ thuật thi công hạn chế, không phù hợp với điều kiện mưa lũ cực đoan hiện nay, để đảm bảo an toàn cho các công trình hồ đập, hồ chứa thủy lợi, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và hạn chế thiệt hại khi có sự cố công trình xây dựng, cần phải thường xuyên kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa lũ nhằm phát hiện các sự cố để sửa chữa kịp thời.
Thái Nguyên: U80 nuôi ong cho vui, ai ngờ tạo nên cả cơ nghiệp lớn Nhắc đến ông Trần Mạnh Thừa - Giám đốc HTX nuôi ong Phúc Thuận, ở xã Phúc Thuận, TX.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên không ai là không biết. Thế nhưng, có lẽ ít người biết rằng, ban đầu nuôi ong vốn chỉ là thú vui tuổi già của cụ ông đã ngoài 80 tuổi này. Từ nuôi ong chỉ là thú vui tuổi...